23/10/2019
#IC_PDP #Dochieutruyenthong
#ReviewWorkshop
Khuyến cáo:
  • Bài viết này không dành cho những ai yêu thích chụp ảnh vì có thể sẽ gây nhiều tranh cãi.
  • Không dành cho những ai học chuyên sâu về ngành truyền thông vì bài review này chỉ được học vỏn vẹn trong vòng 2 ngày, tức là 4 buổi thôi ạ. 
  • Vâng ạ, nếu mọi người cảm thấy mình không nằm ở những nhóm trên thì có thể tiếp tục đọc phần bên dưới. 😊))
    Trước hết là em xin gửi lời cảm ơn đến phòng IC- PDP đã tổ chức khóa học này và anh Nguyễn Minh- giảng viên tại ĐH QGHN, người đã làm thay đổi nhận thức của em về ngành truyền thông( Media)… Lí do em đến tham gia lớp học này cũng rất tình cờ thôi, như bao các bạn khác, muốn hiểu hơn về ngành này cũng như cải thiện kĩ năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Cũng là khi mà các fake news với real news thực sự lẫn lộn, nhan nhản cả trên facebook lẫn trên những trang báo mạng. Làm sao để vượt qua được vấn đề này? Nhận thức đúng được tầm quan trọng của vấn đề?
  •  Và thế là một buổi sáng mùa thu thứ 7 đầy nắng và gió, em đã hạ quyết tâm sẽ tham dự đủ 4 buổi workshop,.. Thế là em tham gia, hì. Có thể là bài viết này không ghi lại được đầy đủ những gì em cảm nhận được về mức độ nghiêm trọng của vấn đề nhưng em vẫn muốn viết bài này, và mong mọi người thông cảm vì khả năng hiểu biết của em có giới hạn và có một số phần em không tìm được nguồn dẫn chứng.
    -------------------
    Vậy thì trước tiên, chúng ta phải hiểu Truyền thông là gì?
  •  Theo em hiểu thì nó là bộ phận nối dài của con người. Cũng như sự ủy thác bởi xã hội đô thị lạc hậu về công nghệ cũng như những cuộc chiến. Họ dùng một ngôn ngữ chung là chữ viết để tạo nên những bài báo, những tin tức. Nếu như không có những tờ báo, những tin tức thì con người bị cắt đứt mối liên hệ với cuộc sống bên ngoài.
    Góc nhìn chúng ta phụ thuộc vào góc nhìn của những người làm báo, dựa trên sự sắp xếp tin tức trên cùng một mặt báo. Góc nhìn của chúng ta bị ảnh hưởng bởi tin tức và chính những góc nhìn ấy lại ảnh hưởng đến người khác
  • Chúng ta thường học những gì trên Media:
    • History knowledge
    • Happening in the world
    • Point of view
    • A sence of community
    • Ourself
  • Làm sao để phân biệt được real or fake news? Bộ 5 câu hỏi dưới đây có thể là giải pháp cho bạn:
  • Ai là người tạo ra ?
    Cho phép bạn biết thông điệp được xây dựng một cách chủ ý
    Kỹ thuật nào được sử dụng ? Cách chụp gì, màu sắc như thế nào, độ tương phản, biểu tượng,.. ?
    Ngôn ngữ riêng  và ý nghĩa đặc biệt ẩn sau mỗi thông điệp
    Người tiếp cận khác tôi như thế nào ?
    Kiến thức khác nhau nên sự tiếp thu là khác nhau
    Giá trị, lối sống nào nên bị loại ra ?
    Vì có thứ xuất hiện thì cũng có thứ nên được loại bỏ
    Tại sao thông điệp được gửi đi ?
    Thao túng quyền lợi và lợi nhuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp

     Vậy thì tin tức trên thế giới được vận hành như thế nào ?
    Bạn có thể xem ở TED (How the news distorts our worldview?)

  •  Tại sao chất lượng tin tức lại ngày càng đi xuống như vậy? Có phải là do gu thẩm mĩ của chúng ta ngày càng đi xuống không? Dẫn chứng( Nguồn: Ted)
    • Các tin tức về Hoa Kỳ chiếm 79 phần trăm tổng số tin. Và khi chúng ta bỏ qua Hoa Kỳ và xem xét 21 phần trăm còn lại chúng ta thấy phần lớn là về còn lại hầu như không có gì. Ví dụ kết hợp cả Nga, Trung Quốc và Ấn độ đạt chưa đến 1%. 
    • Vậy tại sao chúng ta không được nghe nhiều hơn về thế giới? Một lý do là các mạng truyền thông đã giảm số lượng các ban biên tập tin quốc tế đi một nửa. Ngoài các tiểu ban chỉ một nhân sự của ABC tại Nairobi, New Delhi and Mumbai, không có tiểu ban tin tức nào ở Châu Phi, Ấn Độ hay Nam Mỹ nơi cư trú của hơn hai tỷ người
    • Thị hiếu người xem.. điều này dễ thu lợi nhuận hơn là những cái tin trên thế giới mà không được mấy ai quan tâm. Sự thật là đưa tin về Britney rẻ hơn. Và sự thiếu thông tin toàn cầu này còn đáng lo hơn khi chúng nhìn vào nơi mà mọi người tìm thông tin chủ yếu là các bản tin truyền hình địa phương, thật không may là nó chỉ dành 12 phần trăm cho tin tức quốc tế
    • Và nếu bạn đặt mọi thứ với nhau, nó có thể giải thích tại sao ngày nay một sinh viên đại học cũng như những người Mỹ ở bậc học thấp hơn biết về thế giới ít hơn so với 20 năm trước. Và nếu bạn nghĩ đơn giản là vì chúng ta không quan tâm thì bạn có thể đã sai. Những năm gần đây, người Mỹ nói họ luôn theo sát tin tức thế giới đạt đến tỉ lệ trên 50 phần trăm.
    • Thế còn website thì sao? Hầu như các tin tức đại chúng cũng không khá hơn. Năm ngoài Pew và Trường Colombia đã phân tích 14000 tin tức xuất hiện trên trang đầu của Google News Và thực thế chúng chỉ bao trùm 24 sự kiện. Tương tự, một nghiên cứu về nội dung điện tử cho thấy hầu hết tin tức toàn cầu từ các biên tập viên của Hoa Kỳ được lấy từ các tin từ dịch vụ của AP và Reuters, và không đặt chúng đúng ngữ cảnh để mọi người có thể hiểu được mối liên hệ với nó.
    • 2. Sức mạnh của hình ảnh truyền thông
  • Các giá trị được phơi bày: Tình yêu, sự thừa nhận, chạy trốn, chịu đựng, tội lỗi,… đây là họ muốn về cảm giác hậu tận thế, là được thừa nhận,.. Hay nói cách khác: Tôi khác những kẻ khác nhưng luôn phải dựa vào đám đông.
  • Tập trung vào Cách đọc 1 bức ảnh
    • Trung tâm thị giác
    • Hướng đọc
    • Bố cục màu sắc
    • Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn màu và hướng người ta đến ý nghĩa các màu. Theo cuốn Lược sử phong thủy, hay nhiều bộ phim châu âu, truyền thông đã ngấm ngầm áp đặt vào đầu chúng ta ví dụ như màu vàng nghệ là màu mang đến sự  ám ảnh về ngoại tộc hóa châu Âu hay buôn ma túy ở Mê- xi- cô, những con người vất vả, nguy hiểm,...
    • Trong cuốn sách Bàn về nhiếp ảnh của Susan Son Tag có câu như này:
      “ Suy cho cùng việc chụp ảnh cũng là một hành vi chính trị bởi khi chụp một đống rác ta cũng phải chụp nó thật đẹp.”
      Nó liên quan đến chính trị vì che dấu đi những yếu kém trong bộ máy quản lí của Nhà nước
      Nhưng tại sao lại là hình ảnh?
      Vì nó thể hiện tri thức cá nhân, sự thỏa mãn có thể nắm toàn bộ thế giới qua một góc nhìn. 
      “Nhu cầu khẳng định hiện thực và nâng cao trải nghiệm bằng ảnh chụp là một thái độ tiêu thụ thẩm mỹ mà giờ đây ai cũng đã mắc nghiện. Các xã hội công nghiệp biến công dân của mình thành những thùng rác hình ảnh – một dạng ô nhiễm tinh thần không thể cưỡng lại được… Cuối cùng thì trải nghiệm cái gì đó có nghĩa là phải chụp ảnh cái đó, và tham gia vào một sự kiện công cộng ngày càng trở thành ngang hàng với việc chỉ cần nhìn những ảnh chụp sự kiện ấy… Giờ đây, mọi thứ tồn tại chỉ để có mặt trong một bức ảnh chụp.” - Bàn về nhiếp ảnh, 2018, Phương Nam Book & NXB Thế Giới, trang 40.

      Ví dụ như Bộ ảnh phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
      Shine Academy là một nơi học về kĩ năng mềm

      Sao lại chụp giống poster ma quỷ ? Không che mặt vì trước khi chụp đã nhận được sự đồng ý của em gái và gia đình ?
      Áp dụng bộ 5 câu hỏi, ta có thể dễ dàng nhận ra người tài trợ cho tấm poster này là phim ma,…. Đã có một bộ luật quy tắc chụp ảnh cho trẻ em về những vấn đề nhạy cảm như này : Trẻ phải được che mặt, không được gợi lại bối cảnh hôm đó hay góc tối, hành lang cầu thang, thang máy ; không được ác cảm hóa nỗi đau hữu hình thành vô hình, vì khi trẻ em nghĩ chúng là ma quỷ thì sẽ không thể làm gì được. Chụp như thế này rất dễ gây ra nhận thức sai ở trẻ em khó để phục hồi nhân cách. Nó là nỗi sợ không thể giải quyết. Hơn thế nữa nhà sản xuất làm chữ nhà tài trợ to bằng lời đối thoại nội dung banner cho thấy mục đích không phải là sự đau đớn, thương cảm trước vấn nạn ấu dâm mà là một hình thức kinh doanh lợi nhuận trá hình chỉ vì tiền.

      Tôi có đọc được một vụ ấu dâm trên mạng. Gã người Nhật đó chỉ vì chụp bằng cam bắt nét quá rõ nhìn thấy cả địa chỉ toàn nhà đối diện trong mắt em bé nên mới xảy ra vụ việc đau lòng như vậy. Vậy chụp ảnh đang làm gì vậy ?
      Tiếp theo Vấn đề không phải là giữ lại giá trị nào mà những giá trị thương thỏa với nhau như thế nào.
      Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao không có cậu bé lọ lem hay là công chúa ếch ? Sao nàng công chúa phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn mới tìm được chân mệnh thiên tử của đời mình và sống đến đầu bạc răng long còn hoàng tử chỉ cần làm một việc đơn giản là hôn và hết truyện? :))) Sao lại là Nhà thờ Đức bà ở Paris chứ không phải là Thánh đường Hồi giáo ? Cả 2 nơi đều bị cháy cơ mà ? Tại sao lại phải viết một câu chuyện tình cảm đầy tính drama về tình yêu của hai con người đồng giới hay khác màu da?
      Theo như mình hiểu là anh em nhà Grin cũng chỉ là người viết nên câu chuyện thông qua lời kể của những người hầu trong gia đình. Câu chuyện cổ tích còn là nơi gửi gắm những ước mơ, những khát vọng ngàn đời của người xưa. Chính vì ghét ông chủ nên các bà vú già mới muốn viết là cậu bé lọ lem phục vụ bà chủ giàu có nhưng nếu đặt trong bối cảnh thời đó khi mà phụ nữ không có thân phận gì, mọi quyền chi tiêu đều phụ thuộc đàn ông, thì những câu chuyện như thế làm gì có ai mua.. Nên họ đã viết những câu chuyện như vậy.. Hay cũng tương tự với chuyện tình yêu vậy, phải kịch tính thì mới làm lay động được trái tim của mọi người. Nếu chỉ yêu nhau mà không biết đấu tranh thì liệu tình cảm có chắc bền lâu, hay lại bị mọi người phản đối, ném gạch đá,... Hix.. Đôi khi truyền thông cũng thực sự có giá trị..
      Lời kết.
      "Máy ảnh làm chúng ta bị chết ở vị trí đấy. Nó cũng đồng thời là một khẩu súng, như dương vật của đàn ông đàn áp những kẻ yếu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có từ đồng nghĩa trong tiếng anh. Thay ổ phim= thay ổ đạn, thay tiếng súng= tiếng tách,.. "( Bàn về nhiếp ảnh)
      “Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”- Diane Arbus 
      Khi đứng trước một chiếc máy ảnh, có đứa trẻ chìa thức ăn ra để cho vì chúng nghĩ người ăn xin, nhưng cũng có những em dơ tay lên chịu bắn.. Tại sao trẻ em lại chết đứng trong mọi khoảnh khắc ? Liệu có phải nói về chặng đường, về tương lai của đất nước không ? Hay cũng chính là liều thuốc an thần cho những con người cũng đang gặp nguy hiểm ở ngoài kia, chỗ đấy ; may mắn vì họ vẫn đang an toàn
      Em bé Syria dơ tay trước máy ảnh phóng viên
      “Trong nhiếp ảnh, không có bóng tối nào không thể sáng soi”- August Sander
       “Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”- Berenice Abbott
      Như có một bức ảnh nổi tiếng được chụp khi một nước rơi vào động đất hay lũ lụt. Cái đầu tiên họ tìm không phải là đồ ăn mà chính là ổ cắm điện thoại để liên lạc với thế giới bên ngoài, báo cho người thân biết là họ vẫn an toàn…
      Vậy chúng ta nên nghĩ sao về vấn đề này ?

      Review sách
      Xuất phát từ quan điểm triết học của Plato coi tất cả những gì ta nhìn thấy đều chỉ là bóng đổ của hiện thực - Susan Sontag đã tìm hiểu vai trò, ý nghĩa và tác động của hình ảnh do con người sáng tạo ra, từ hội họa cho đến khi xuất hiện những hình ảnh do máy chụp ảnh và quay phim làm ra mà bà gọi là "photographic images" - hình ảnh nhiếp ảnh. Sontag nhận ra một điều cực kỳ quan trọng, rằng khác hẳn với những hình ảnh do con người tạo ra bằng thủ công, như hội họa, có bản chất diễn giải hiện thực, những hình ảnh nhiếp ảnh - từ ảnh chụp cho đến phim điện ảnh, truyền hình và video ở đủ mọi định dạng - là những dấu vết và tiêu bản vật chất của hiện thực, tạo nên bởi những quy luật vật lý của thế giới khách quan. Bản chất hiện thực ấy của nhiếp ảnh đã tạo nên một hiện thực khác song hành với hiện thực tự nhiên, và ngày càng lấn át hiện thực tự nhiên, khiến cho chúng ta ngày càng thích sống trong cái "thế giới hình ảnh" do chính mình tạo nên ấy, mất dần liên lạc với hiện thực tự nhiên, trở nên xa lạ với hiện thực tự nhiên. Hệ lụy của "thế giới hình ảnh" gắn liền với những hệ lụy của tiến trình dân chủ trong xã hội công nghiệp hóa phát triển mà Sontag gọi là "vô cơ" (inorganic), "tư bản" (capitalist) và "tiêu thụ" (consumerist).
      On Photography được xuất bản năm 1977 là tuyển tập những tiểu luận về nhiếp ảnh xuất sắc nhất của cây viết người Mỹ Susan Sontag.