Source: Photo by<a href="https://unsplash.com/@jaredd?utm_content=creditCopyText&amp;utm_medium=referral&amp;utm_source=unsplash">&nbsp;Jaredd Craig</a>&nbsp;on<a href="https://unsplash.com/photos/view-of-floating-open-book-from-stacked-books-in-library-HH4WBGNyltc?utm_content=creditCopyText&amp;utm_medium=referral&amp;utm_source=unsplash">&nbsp;Unsplash</a>
Source: Photo by Jaredd Craig on Unsplash
Với câu hỏi ở trên, bạn sẽ quyết định thế nào? 
Hẳn thường thì mọi người thường khoe với nhau là năm rồi mọi người đã đọc được chục cuốn sách, nhưng gần như chẳng có ai nói với bạn là năm rồi người đó đã đọc một cuốn sách nào được chục lần nhỉ? 
Vậy thì giữa hai phương án này liệu có phương án hoàn hảo luôn tốt hơn phương án còn lại không? Mình thì nghĩ là không 2 phương án này đều có những điểm mạnh và điểm yếu và sẽ phù hợp ở những hoàn cảnh nhất định. 
Mình nhận thấy cách tư duy liên quan tới câu hỏi này giống như việc làm thế nào để biết cái mà bạn giỏi đó là việc bạn sẽ cần phải trải nghiệm thử những thứ mà bạn nghĩ là bạn giỏi. Nhưng nếu cứ mải mê đi tìm thứ mà bạn giỏi thì có liệu khả thi không? Bạn muốn tìm một nghề mà bạn làm giỏi nhất, nhưng trên thế giới này có quá nhiều các loại nghề mà thời gian của bạn thì có hạn. Nếu làm như vậy thì bạn sẽ luôn ở mức khởi đầu và sẽ thật khó cho bạn để có thể thu được lợi từ việc mà mình giỏi nhất hay có thể đóng góp những gì tốt nhất của bạn cho xã hội. Về cơ bản thì nó giống như ý tưởng mà mình đã từng chia sẻ tại bài viết “Làm thế nào để tìm ra những thứ đáng để bạn đầu tư vào?”. Các bạn có thể thử đọc và ngẫm nghĩ nó lại một lần nữa xem.
Việc đọc 100 cuốn sách (một lần duy nhất) nó cũng không khác gì việc bạn đi trải nghiệm thật nhiều, và sau cùng mọi thứ chỉ dừng ở trải nghiệm, bạn không thực sự dừng lại để tận hưởng một thứ tốt. Ah, đương nhiên là mình loại trừ trường hợp bạn đang đọc một bản nâng cấp của những thứ có sẵn và bạn dễ dàng hấp thu và áp dụng được mà không cần phải ôn tập lại.
Nhưng nếu bạn tìm được một cuốn sách hay và tâm đắc thì điều mà bạn nên làm là đọc đi đọc lại cuốn sách đó 100 lần và hơn thế nữa. Tại sao ư, có vài lý do cho việc này:
- Quyển sách đó có thể là một cẩm nang chỉ dẫn và ở những bước đầu tiên thì hẳn bạn sẽ cần bản chỉ dẫn ngay sát bên mình rồi.
- Bạn có chắc là bạn đã thực sự hiểu được ý của tác giả chưa? Mình đã trải nghiệm cái việc đọc quyển sách ưa thích tới lần thứ 10 và gật gù nhận ra hóa ra ý tác giả là thế, không hiểu sao mãi mình mới nhận ra được. Những ẩn ý đó có thể không xuất hiện ngay bạn mới đọc mà phải là sau nhiều lần đọc hoặc nhiều lần bạn luyện tập và thực hành. Hoặc đơn giản nó là thứ mà bạn cần phải nắm được cơ bản trước khi bạn có thể hiểu được nó.
- Bạn có chắc là mình không bỏ lỡ tất cả các ý tưởng tuyệt diệu trong một cuốn sách? Lần đọc thứ n của mình đã giúp mình phát hiện ra là có những thứ mình đã nghe, nhưng lúc đó có quá nhiều thông tin và mình đã bỏ lỡ qua nó.
- Bạn cần một chút động lực thì việc đọc lại cuốn sách hay sẽ là một biện pháp tuyệt vời để nhắc nhở bạn tiếp tục cố gắng thực hiện những điều tuyệt vời được nêu trong cuốn sách. Mình đã đọc đi, đọc lại vài cuốn sách của mình để tự tạo thêm động lực cho việc cố gắng làm thêm điều nhỏ bé thay vì chẳng làm gì cả.
Một vài ý tưởng của mình về câu hỏi này là vậy, bạn đã thử đọc lại cuốn sách mà bạn thấy tâm đắc nhất chưa?
Thêm một chút suy nghĩ của mình về việc đọc sách:
- Đọc sách 30’ một ngày là quá khó nhưng lướt Facebook thì không? Tại sao vậy? Vì lướt Facebook dễ dàng hơn việc đọc một cuốn sách? Vì bạn có thể lướt Facebook 5’ rồi nghỉ rồi quay lại, nhưng bạn cảm thấy không thể chấp nhận được việc đọc sách 5’ rồi nghỉ rồi quay lại? Vì đọc sách là một việc “nghiêm túc” hơn nên bạn đang mong chờ sự hoàn hảo ở đó? Vậy thì tại sao không thử tư duy ngược lại? 30’ ngắt quãng cho một điều gì tốt thì cũng hơn là không dành chút thời gian nào này phải không. Đương nhiên trường hợp này loại trừ việc bạn có một facebook để chỉ dành riêng cho việc học.
- Đọc sách xét cho cùng cũng là một dạng của thói quen, bạn đã áp dụng các phương pháp về thói quen để cải thiện việc đọc sách chưa? Kiểu như:
+ Đến một lúc nào đó, việc chờ đợi rằng sẽ có lúc nào đó bạn đủ rảnh để đọc sách sẽ dẫn tới việc bạn sẽ không bao giờ đụng tới chúng. Bạn sẽ cần lên lịch cho việc đọc sách. Một không gian, một địa điểm rõ ràng sẽ giúp bạn quét bay sự chần chừ suy nghĩ kiểu như mình nên đọc sách bây giờ hay để đến tối, mình nên đọc sách ở phòng khách hay phòng ngủ.
+ Đặt cuốn sách ở đầu giường hay nơi mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ thường xuất hiện và có đủ thời gian để mở cuốn sách.
- Tóm tắt sách là đủ hay nên đọc hết cả cuốn sách? Nếu chỉ để biết quyển sách nói về điều gì thì tóm tắt sách là đủ, nhưng để thực sự học được điều gì đó, hiểu được ý của tác giả thì bạn cần đọc hết quyển sách đó và thậm chí đọc đi, đọc lại nhiều lần. Và đương nhiên, bạn sẽ cần phiên bản tóm tắt sách hoặc phiên bản sách đầy đủ trong từng hoàn cảnh khác nhau. Những điều tóm tắt nhiều khi gây ra sự hiểu lầm cho người tiếp nhận thông tin như mình đã phân tích tại bài sự giới hạn của ngôn từ. Sách tóm tắt sẽ rất tốt nếu đó là bản tóm tắt mà bạn tự làm chứ không phải là của người khác.
- Con người học hiệu quả nhất khi thông qua thực hành nên nếu có thể bạn hãy cố gắng để ghi chú lại các điểm đáng chú ý, tự làm một bản tóm tắt của riêng bạn hay thực hành những điều được nêu trong cuốn sách ngay khi có thể.
Mong là những điều chia sẻ này có thể giúp ích được các bạn. Gửi yêu thương tới tất cả mọi người!
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại: