Định luật "ngựa chậm"

"Ngựa chậm" dựa trên một câu chuyện ngụ ngôn có thật kể về 2 con ngựa, mỗi con có nhiệm vụ kéo một xe hàng. Trong 2 con thì 1 con đi rất nhanh, con kia thì lại đi rất chậm không nhưng vậy lại làm rơi mất cả kiện hàng. Ông chủ rất bực, nhận thấy con ngựa nhanh làm được việc hơn, nhanh trí ông đã chuyển ít kiện hàng từ con ngựa đi chậm sang con ngựa đi nhanh. Chú ngựa lười kia thấy vậy thì lấy làm đắc chí: "Càng nỗ lực lại thì chỉ càng bị đày đọa, xem ta đây mới thoải mái làm sao".
Ít lâu sau, ông chủ nhận thấy rằng tại sao lại phải tốn công tốn sức nuôi 2 con ngựa, trong khi chỉ cần 1 con là đã có thể giúp ông vận chuyển kiện hàng tốt rồi. Thế là ông quyết định bán con người lười kia đi vào lò mổ.
Đây chính là câu chuyện về định luật "ngựa chậm".
Bài học rút ra: Nếu bạn không mang lại giá trị gì cho cuộc sống thì việc xã hội này có bạn hay không có bạn cũng chả ảnh hưởng gì. Và quá trình này nếu không thay đổi, thì chính bạn đang tự giết chính tương lai của mình.

Những rào cản của con người trong định luật "ngựa chậm"

Thích vòng an toàn

Ngày nay, không khó để bắt gặp những người chỉ thích quanh quẩn trong cái vòng an toàn mà họ tự bao biện cho chính bản thân. Chính cái tư tưởng đó đã giới hạn họ đến với những điều mới lạ, thú vị.
Ngay cả mình cũng đã từng như thế, khi có một công việc ổn định, 1 thu nhập gọi là đủ sống mình không muốn cố gắng gì nữa. Nhưng thật may có một vài biến cố đã thức tỉnh mình nhận ra bản thân nên thoát khỏi cái gọi là vùng an toàn này.
Có lẽ, bạn hãy tự đặt câu hỏi:
- Liệu trong 5 năm nữa, với năng lực hiện tại không trau dồi thì mình có thực sự đủ khả năng để chống chọi với cuộc sống này hay không?
- Nếu mình lập gia đình, mình lấy gì để bảo đảm cho cuộc sống của gia đình?
- Mình đã thực sự sống vì chính bản thân mình hay chưa? (câu hỏi này mang tính chất bạn nên soi bản thân đã thực sự quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của chính mình hay chưa,...).
- Có phải mình đang phung phí quá nhiều thời gian vào những chuyện vô bổ phải không?
....
Và rất rất nhiều câu hỏi khác nữa mà bạn nên là người tự mày mò tìm hiểu, suy nghĩ và trả lời.

Không có mục tiêu

Không có mục tiêu, đây hẳn là câu chuyện không của riêng ai. Với những người đã được giáo dục tư duy sẵn ngay lúc còn nhỏ thì việc đặt ra mục tiêu không quá khó. Tuy nhiên, đối với người thường thì việc không có mục tiêu là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhưng khi bạn đã đọc được bài viết này, chắc chắn bạn phải thiết lập mục tiêu để theo đuổi cũng như lên kế hoạch để đạt được nó. Chỉ khi có mục tiêu trong cuộc sống, thì chúng ta mới cảm giác chúng ta đang được sống.
Mục tiêu không nhất thiết phải quá là to tát, nó đơn giản là những thứ gần gũi với cuộc sống của bạn. Bạn nên vạch chúng ra theo từng góc độ khác nhau như mục tiêu về công việc, mục tiêu về tài chính, mục tiêu về sức khỏe, mục tiêu về tình cảm...
Gửi đến bạn câu danh ngôn về việc đặt mục tiêu sau đây:
"Chúng ta được tạo ra để chinh phục môi trường, giải quyết rắc rối, đạt được mục tiêu, và chúng ta không tìm được sự thỏa mãn thực sự hay hạnh phúc trong đời nếu không có trở ngại để chinh phục và mục tiêu để vươn tới" .
– Maxwell Maltz

Không dám thất bại

Đây hẳn là rào cản mà bất cứ ai cũng thường xuyên gặp phải, việc nghi ngờ sợ hãi thất bại cản trở việc chúng ta hành động. Chưa làm mà đã sợ thì giấc mơ mà bạn đang hướng đến khó lòng mà đạt được.
Vậy làm sao để xóa bỏ sự sợ hãi thất bại này?
Bạn sẽ cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu càng lớn càng khó thì thời gian công sức bỏ ra càng lớn. Việc thất bại hay không thất bại chí ít bạn cũng có thể dự đoán trước được.
Giống như việc chúng ta ôn thi lên đại học chẳng hạn, khi đã ôn tập kỹ và thi thử nhiều lần chúng ta ít nhiều cũng dự đoán được bản thân có khả năng vào được trường đại học nào. Trừ trường hợp ngoại lệ là số nhọ, còn đã có năng lực thì tất đạt được thứ mà mình muốn.

Luôn cho mình là đúng

Đây là suy nghĩ cực kỳ nông cạn không khác gì ếch ngồi đáy giếng, nếu bạn có lối suy nghĩ này chắn chắn khó lòng tiếp nhận ý kiến từ người khác. Chưa kể là học được nhiều điều mới, điều lạ xung quanh mình.
Và hơn hết, việc luôn cho mình đúng nó còn cản trở khả năng quan sát, tư duy phân tích đâu là ý đúng đâu là ý sai...Đó là lý do, mà ông cha luôn nhắc nhở cần học tính khiêm tốn, khiếm nhường...dù biết hay không biết cũng phải hạ cái tôi xuống để mà lắng mà nghe. Chỉ có như thế chúng ta mới học được nhiều kiến thức hay ho trong cuộc sống này.

Chỉ nghĩ cái lợi trước mắt

Bạn đã từng nghe "Người không vì mình, trời tru đất diệt" chưa? Đây là câu nói quả không sai một chút nào, nhưng sống sao cho đúng vì mình thì đó lại là cả một câu chuyện dài. Để nhận ra cái ẩn ý sâu xa đó, bạn phải hiểu được rằng khi chúng ta tự nguyện trao cho người khác một cái quả lành thì chắc chắn chúng ta không ít thì nhiều cũng nhận được quả lành tương ứng. Đó cũng là lý do mà trong Phật Pháp mới nhắc đến 2 từ nhân - quả là thế.
Học cách bao dung, luôn nghĩ cho người khác là cách giúp bạn mở rộng những cơ hội mới không chỉ trong công việc mà còn trong các mối quan hệ giữa người với người.

Giải pháp xóa bỏ định luật "ngựa chậm"

Xây dựng thói quen tích cực, giảm bớt thói quen tiêu cực

Một khi xác định được đâu là thói quen tốt và đâu là thói quen xấu mà bản thân đang chịu sự chi phối của chúng. Thì đó cũng là lúc bạn nên học cách chấn chỉnh làm sao để tiếp tục trau dồi thói quen tích cực, giảm bớt những thói quen tiêu cực.

Rèn luyện khả năng tự học

Câu chuyện tự học không phải là ngày một ngày hai mà thành, nó là cả một quá trình cần mẫn không ngừng nghỉ. Dù không thông minh nhưng bù lại chăm chỉ thì khả năng thành công của bạn cũng đã đạt ngưỡng hơn 85% rồi.
Lựa chọn cho mình một thứ gì đó để học phục vụ cho mục tiêu của bản thân là giải pháp tuyệt vời để bạn phát triển bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Thiết lập mục tiêu

Như mình có đề cập những rào cản ở trên là việc không có mục tiêu, thì giải pháp đơn giản cho nó đó là thiết lập mục tiêu. Việc bạn thành công sớm hay không quyết định ở việc mục tiêu bạn đặt ra có đủ lớn hay không bao gồm cả năng lực bạn hoàn thành nó.

Sống vì tập thể trước khi vì mình

Đơn giản là vì chúng ta không thể sống đơn lẻ mà thiếu đi các mối quan hệ xã hội. Một xã hội lành mạnh thì 1 cá thể sống trong đó mới có cơ hội để làm việc, phát triển và ngược lại.
Cảm ơn bạn đã nhẫn nại đọc hết bài viết của mình! Mong rằng bạn cũng đã góp nhặt cho bản thân những bài học quý báu cho riêng mình!