I. Little Dark Age slowed

Dạo này tôi rất thích nghe Little Dark Age bản slowed down kinh khủng, cộng thêm việc xem lại Huyết Chiến Thục Sơn của Từ Khắc nên có cảm hứng viết về guilty pleasure của tôi, quỷ Satan và niềm yêu thích tìm sự tương đồng Đông Tây.
Các tiktoker rất quen thuộc với bản nhạc trên và hay được dùng để ca ngợi một thời huy hoàng của cái gì. Gõ Dark Age Christianity, Renaissance và Europe là một phong trào nổi tiếng ở cánh hữu Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, phong trào mang tên slowed hình thành để biến chất cái sự thành kính đó, và nó hits differently.
Theo tôi, phải có một sự tương phản thì bản slowed mới hay. Bên cạnh Dark Age, tôi rất nghe slowed các bài hát giọng nữ hát. Ham muốn thích corrupt cái gì đó đẹp, tôi nghĩ là nằm trong phần quỷ của mỗi con người.

II. 50/50 cũng như 6/7

Demigod-Á thần là một concept đã được bàn khá rõ trong thời kì phát triển tôn giáo ở Lưỡng Hà. Luôn có xu hướng đa thần vì demi đã luôn là bản phái sinh của một god nào đó. Daimon trong tiếng Hy Lạp -> demon -> demigod trong tiếng Anh hiện đại. Demi đã luôn mang nghĩa phân tách -> lai -> thấp cấp hơn hơn sự purity của các thần deity. Các demigod xấu nổi tiếng là Pazuzu, Medusa, và tốt là con của các thần Olympus với người trần mà nổi nhất là Hercules.
Khái niệm demigod tiền Kitô rất khác, đơn giản demi chỉ là thấp cấp hơn và không phản ánh thiện ác. Demigod là một dạng dịch vụ rẻ tiền cho dân chúng cầu lợi lộc hơn các god chính thống, hoặc là chính quyền địa phương được ủy thác bởi god cao hơn. Thì phép vua không bằng lệ làng mà. Các demigod được chuyên môn hóa hơn các god cấp trên nên cũng có lợi ích mang về hơn.
Nhưng sau khi Kitô trở thành tôn giáo chính thức của La Mã, demigod bị đổi để thành tên demon. Cùng một tên gọi nhưng bản chất dưới bị thay đổi. Một tôn giáo độc thần như Kitô thì chỉ có một God, các demigod là tàn dư của các tôn giáo cổ Lưỡng Hà nên chỉ dành cho satan làm đầu trâu mặt ngựa và sau này là quỷ Satan có viết hoa.
Triptych of Earthy Vanity and Divine Salvation by Hans Memling
Triptych of Earthy Vanity and Divine Salvation by Hans Memling
Từ demigod này khá thú vị theo chuẩn mực Kitô. Nó chỉ sự nửa vời và lai căn của cái gì đó, không phải là synergy. Quỷ Satan trong các mô tả của Châu Âu cổ luôn có cái gì đó lộn xộn, cái gì cũng lấy một chút như thể cố gắng chứng tỏ mình là bạn của mọi thế giới, mọi xã hội.
Đáng chú ý là xăng pha nhớt luôn đúng tỉ lệ 50/50. Chúa nam tính thì Satan sẽ 50 nữ tính. Chúa là người thì Satan sẽ 50 là động vật. Chúa toàn thiện thì Satan 50 thiện. Baphomet là hình dạng dễ liên hệ nhất với tính chất demigod của Satan trong nghệ thuật Công giáo Rome.
Không phải ngẫu nhiên khi văn hóa hiện đại phương Tây xuất hiện các phong trào như hai màu mắt, chỉ tô vẽ một con mắt, đeo bông tai một bên, che một bên mắt, cũng như chuyện phổ biến các hình tượng transgender, người hai bộ phận sinh dục. Đó là nền tảng lí thuyết Satan. Người triển khai chúng rất am hiểu về Satan trong Kitô.
Với Lucifer trong hình dạng thiên thần thì hơi tricky, không hẳn là logic 50/50, mà chủ đạo là 6/7. Đẹp như vậy mà thiếu hụt cái gì đó và chỉ cần thiếu 1 điểm như vậy để bị xem là tà giáo và hạ đẳng hơn con người vốn chả bao giờ tiến được đến số 6. Lucifer đẹp như thế này trong tranh của Alexandre Cabanel mà biểu hiện cho thấy ai đó không công nhận sự đẹp của hắn. Lucifer trong tranh của Thomas Lawrence hiện lên như một vị tướng hùng dũng, mang dáng dấp của tổng lãnh thiên thần Michael nhưng có vẻ không phải Michael vì quang cảnh xung quanh.
Tại sao dù là 6/7 với 50/50 thì đều là Satan? Tôi có thể giải thích rằng chính ra 6/7 cũng là 50/50 vì chỉ có hai phân loại, 1. 100% thanh khiết và 2. những thứ ở dưới từ 99.99999%. Người duy nhất thanh khiết tuyệt đối chỉ có Chúa. Không phải ai cũng được áp dụng cho sự giải thích này. Chỉ có cá nhân nào có tham vọng làm Chúa mới được quy là Satan. Hoặc có thể nghĩ con gà-quả trứng là có khi chính vì có sự linh hoạt với các thế giới 50/50 và tiệm cận hoàn hảo 6/7 nên mới nghĩ tới chuyện làm Chúa.
Baphomet
Baphomet
Mankind's Eternal Dilemma: The Choice Between Virtue and Vice by Frans Francken the Younger
Mankind's Eternal Dilemma: The Choice Between Virtue and Vice by Frans Francken the Younger
Lucifer by Cornelis Galle
Lucifer by Cornelis Galle
Fallen Angel by Alexandre Cabanel
Fallen Angel by Alexandre Cabanel
Lucifer summons his legion by Thomas Lawrence
Lucifer summons his legion by Thomas Lawrence
Lí luận phương Tây vượt lên logic thường để nhìn ra được nửa sự thật thì không phải sự thật (Chúa hay được gọi là The Logos-sự thật trong triết học Hy Lạp). Kĩ tới mức lên 6/7 cũng là quỷ. Quyết định đưa 6 trở thành đối lập của 7 là sự nhắc nhở rằng càng gần và càng giống sự duy mĩ thì càng có rủi ro tà giáo và sa ngã.
Chúa giả, tiên tri giả-John The Baptist và Lucifer.
Kitô chỉ có một Chúa nên ai mà tỏ ra giống Chúa quá thì rất dễ bị nghi ngờ là quỷ đội lốt. Hửi ra được Chúa giả theo logic mà các bạn nữ mua hàng hiệu khá quen. Mua đồ fake 1,2,3 gì đó, chất lượng handmade là tay nghề 60% hoặc có khi là 99%, bề ngoài giống 99% nhưng 1. không dán chữ brand, hoặc 2. có dán brand nhưng không có giấy bảo hành chính hãng. Hoặc một tiệm vàng làm mẫu lắc tay Chanel, vàng thật, tay nghề tốt nhưng mỗi tội không trả tiền bản quyền.
50/50 cũng là một vấn đề lớn cho các nhà thần học khi cố gắng diễn giải hợp lí cho sự song tính thần-người ở Jesus. Họ đưa ra giải pháp Chúa Ba Ngôi và khẳng định Jesus hoàn toàn là Chúa, cũng hoàn toàn là người (both fully God and fully man). Muốn bảo vệ Kitô thì phải bảo vệ được quan điểm Jesus không phải là demigod. Jesus sẽ luôn khác với Satan demigod dù dễ gây hiểu lầm và cũng khó hiểu về diễn giải. Thiện ác hay không là quyết định ở chuyện có giúp loài người và đó là câu hỏi khó. Nhưng cơ bản các cha viết Khải Huyền đã trả lời một phần của nó ở việc con người phải vượt qua logic thường, vượt qua form, để hiểu cái substance ở dưới.

III. Bán nam nhân và gian hùng

Sự lai tạp 50/50 khiến Satan nhạc nào cũng nhảy, ai cũng chơi, thành ra không quy luật và như một cái hố đen hấp thụ mọi thứ. Nó tạo sự mập mờ và lập lờ. Với 6/7, theo ngôn ngữ Tàu là tẩu hỏa nhập ma khi luyện bí kíp.
Kim Dung, cánh chim của văn đàn kiếm hiệp-giang hồ Trung Quốc thai nghén từ Thủy Hử đã gieo mầm cho sự ra đời của nhân vật mang dáng dấp phương Tây nhất trên màn ảnh Hồng Kông, Đông Phương Bất Bại.
Giáo phái Đông Phương là Nhật Nguyệt thần giáo (日月神教). Chữ Nhật và Nguyệt (tính nam-nữ) ghép lại thành chữ Minh (明). Các fan Kim Dung đều biết Minh giáo của Trương Vô Kỵ chính là Mani giáo có gốc gác từ Ba Tư, nơi đặt nền móng cho chính Thiên Chúa giáo bằng Bái Hỏa giáo. Minh giáo vô tình giống như cách chơi chữ của Kim Dung, là một tôn giáo ngoại rất dễ hòa nhập với môi trường mới, dung nhập các giá trị Trung Quốc và Phật giáo để phát triển bất kể gốc gác Ba Tư. Lí lịch của nó ở trong vùng đất Kitô là Gnosticism, một thứ bị các Giáo Phụ thời kì Kitô còn non trẻ trong hàng trăm tôn giáo khác cho là dị giáo trong lòng Kitô.
Bán nam nhân Đông Phương Bất Bại trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là cách xỉ vả nặng nề của Kim Dung với những kẻ không thuộc thế giới nào cả mà cố xưng hùng dựng đại nghiệp. Chữ "bán" trong bán nam nhân mang hàm ý như demigod của Kitô.
Có một điều chú ý là nữ mà muốn cường mạnh như nam luôn được du di và đôi lúc được khích lệ hơn nam cố thành nữ vì xã hội phụ hệ luôn thích sự mạnh mẽ nam tính. Jeanne d’Arc từng bị thêm tội trạng chống Chúa là cross-dressing. Nhưng vấn đề này cũng chỉ là giậu đổ bìm leo và cross-dressing của nàng không phải thuộc case báng bổ này.
Motif bán nam nhân là villain khá phổ biến trong các phim truyện kiếm hiệp và các tác phẩm Châu Á. Thái giám muôn đời là villain và cũng không vô tình khi đa số các phim kiếm hiệp đều xoay quanh thời nhà Minh, thời kì lũng loạn triều chính của ba chị em Đông Xưởng, Tây Xưởng và Nội Hành Xưởng. Khi sự chính danh quân tử của triều đình lung lay thì cũng là lúc giới giang hồ ẩn dật xưng hùng.
Tui rất thích sự chảnh này.
Tui rất thích sự chảnh này.
Nhưng mà plot twist của twist là chính nền văn hóa Trung Quốc sáng tạo kiểu villain này luôn thích 50/50, cụ thể là chính tà lẫn lộn miễn sao đạt được mục đích. Trước khi anti-hero ra đời thì gian hùng đã có mặt.
Đây là một quan sát thú vị của tôi về Trung Quốc. Một mặt thích ca ngợi các anh hùng Hạng Vũ, Quan Vũ, Triệu Vân, Nhạc Phi, còn tạo ra văn hóa thờ võ tướng, nhưng survivor cuối game như Lưu Bang, Tào Tháo, Tư Mã Ý, Chu Nguyên Chương và Mao Trạch Đông lưu danh thái tổ khai quốc phần lớn là các nhân vật gán mác gian hùng. Văn hóa cung đấu đến giờ vẫn được duy trì trong chính trị Trung Quốc. Có lẽ chỉ mỗi Tần Thủy Hoàng là hoàng đế duy nhất không phải gian hùng.
Trọng âm dương hòa hợp, thờ lão thiên, nhưng thật ra luôn chủ động thích mưu kế, giật dây, nói bóng gió, đùa mà như thật và sau cùng luôn có ý đồ xoay chuyển càn khôn theo ý thích của mình, mặc kệ lão thiên có ngồi ở trên. Nghĩa khí quân tử và giang hồ cũng chỉ là một mặt của Trung Quốc thâm nho che giấu tà tâm. Thật giả lẫn lộn, lúc thiện lúc ác, vô chiêu thắng hữu chiêu mới là định nghĩa của âm tính vì không có đứa thâm nho nào công khai tỏ ra 100% thâm và tuyệt đối không thừa nhận trước cáo buộc của người khác.
Logic 50/50 auto là quỷ của Kitô rất hợp lí, lí luận kĩ hơn Trung Quốc ở khoản này. Vừa là Chúa, vừa là quỷ thì chỉ có thể là quỷ vì Chúa không giả làm quỷ được, nhưng quỷ thì lại làm ngược lại được. Ai nói Kitô sao mà chảnh quá vậy thì thay vì chê, tôi nghĩ tốt hơn là ngẫm rằng bản thân mình đã dễ dãi với cái ác hơi bị lâu, hoặc là không nhu cầu được trong sạch.
Văn hóa Trung Quốc từ xưa đã luôn du di với quỷ hơn vì lí do thực dung. Còn hay gọi các linh hồn quỷ này là thần tiên để đổi chác vinh hoa phú quý dù cứ tự lừa mị bản thân rằng mình sẽ kiểm soát được và chúng sẽ không ăn tươi nuốt sống mình. Nuôi hồ tinh, nuôi bồ tát, nuôi tỳ hưu mà nói kiểu trân trọng là thỉnh ngài nào đó về là một norm trong giới tâm linh Trung Quốc. Với tôi, có lẽ sau khi tiếp xúc với Kitô giáo thì mới biết rõ những thứ này luôn có rủi ro nuôi quỷ trong nhà và Kitô đã cấm nó triệt để.
Cũng như chuyện chỉ có thần phật ở Ấn Độ và Trung Quốc mới phổ biến phép dịch dung và thuyết nhiều nhân dạng (avatar). Dịch dung tước đi giá trị lõi của Kitô và cả nền văn minh phương Tây, danh tính và căn cước cá nhân.
Nhưng cho dù 50/50 tồi tệ như thế nào trong Kitô thì nó lại có mặt xấu tốt trong Trung Quốc. Cơ sở du di với quỷ và sự hào sảng dành cho văn hóa anh hùng-võ tướng-quân tử cho phép văn minh Hoa Hạ Trung Quốc là một nền tảng tốt để tạo câu chuyện nhân văn cho các hình tượng Kitô mà cho dù bạo biện tới đâu, vẫn là tà giáo, là quỷ.
Bi kịch Hy Lạp và phương Tây nói chung dù có thương cảm và đồng cảm nhưng tôi cảm thấy luôn nặng nề, rất guilty và chẳng thể nhìn ra một cảm giác last laugh. Ngay cả khi chết, sống một cuộc đời sống không bằng chết thì nhân vật cũng chả thể chỉ thẳng lên trời hét "Chúa, tôi thù ông" hay chết một cách ngạo nghễ coi trời bằng vung. Cũng may đó là phong cách rất đặc trưng của các giang hồ Tàu máu chó, coi trời đúng bằng vung thật. “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. Dám phát ngôn giùm trời đất thì cũng chỉ có Tàu.
Mặt xấu 50/50 thì đã nói, nhưng mặt tốt thì phải nhắc Đông Phương Bất Bại của Từ Khắc vì tôi rất thích Tiếu Ngạo Giang Hồ 2 và 3 và Lucifer.

IV. Đông Phương Bất Bại

Không có Từ Khắc, có thể Đông Phương cũng chẳng có cơ hội để từ một kẻ tiểu nhân mà trở thành một biểu tượng ngạo nghễ của văn hóa đại chúng Trung Quốc. Thiên thời địa lợi nhân hòa. Ông sống trong giai đoạn văn hóa kiếm hiệp lên ngôi, điện ảnh Hồng Kông có điều kiện kinh tế kĩ thuật và gặp được Lâm Thanh Hà.
Đông Phương Bất Bại có lẽ con đẻ tự hào nhất của Từ Khắc khi được thai nghén từ triết học âm dương của ông và lại dành cho diễn viên tâm huyết nhất của mình là Lâm Thanh Hà, vốn nổi tiếng với các vai phản xuyến và không bất ngờ khi hợp rơ các vai nữ quỷ trong Thục Sơn, Thiên Sơn Đồng Lão và đỉnh là Bạch Phát Ma Nữ. Cơ bản vai nam nữ và thiện ác lẫn lộn đã luôn có cơ sở làm quỷ Satan, và các vai nữ quỷ này mang phong cách phương Tây thấy rõ, rất Lucifer. Không phải mấy con quỷ Nhật ủn ẻo đâu.
Dù cùng là âm dương nhưng của Từ Khắc lại tích cực hơn Kim Dung. Theo cảm nhận của tôi là cụ Dung dù hay ca ngợi anh hùng chuyên chính, nhưng tâm tư đôi lúc phát ra sự hiểm ác và còn mang thiên hướng tích tụ sự cay nghiệt của văn nhân qua câu chữ. Nói chung tôi là thấy cụ không có được sincere lắm với chính tác phẩm của mình. Từ Khắc thì tôi thấy tâm huyết.
Âm dương của Từ Khắc là 1. mối quan hệ giữa hai thực thể đối nghịch, dù tích cực hoặc tiêu cực nhưng có yếu tố synergy, hoặc 2. sự phức tạp về nội tâm. Cái 1 rất dễ thấy ở Thục Sơn, thiện ác tranh đấu, nam nữ đồng tâm ý hợp. Cái 2 chủ đạo ở Tiếu Ngạo Giang Hồ 2 và 3.
Thục Sơn là một trong ba bộ phim thành công vang dội đầu tiên của Từ Khắc. Đánh dấu lần đầu tiên hợp tác với Lâm Thanh Hà. Và cũng là phim kiếm hiệp hiếm hoi lại mang màu sắc kinh dị và đầy tính thần thoại. Khi tôi mới xem, không nghĩ rằng từ kịch bản dựa trên truyện có sẵn của Lý Thọ Dân lại giống các câu chuyện về Satan của Kitô rất nhiều, đấu chọi tư tưởng thiện ác và đậm chất kinh dị Satan để dạy con người phải luôn sợ quỷ mà hiểu được sự tốt đẹp của Chúa.
Các câu chuyện quỷ ở Trung Quốc đa phần chỉ xoay quanh dạng như liêu trai chí dị, dùng quỷ để ám chỉ một bộ phận xã hội, quỷ có thể tham quan hay là người bị ép đường cùng mà thành quỷ để thể hiện trào phúng, phê phán và thông cảm với một căn cước nhóm. Hiếm khi nào tạo nên một con quỷ gieo rắc sự sợ hãi bị suy đồi đạo đức và lệch lạc suy nghĩ ở cá nhân mà Kitô đã thành công dựng nên.
Tính cách và tạo hình nhân vật quỷ hút máu Thục Sơn mở đường cho Đông Phương Bất Bại của Tiếu Ngạo Giang Hồ. Một con quỷ kết hợp giữa cái đẹp và cái ác, như Từ Khắc nói. Khi cái ác đẹp động lòng của quỷ hút máu được được thêm vào ngạo nghễ xưng hùng và sự mặc cảm khiếm khuyết cá nhân, Đông Phương Bất Bại ra đời.
Quỷ + đẹp + ngạo nghễ + xưng bá + mặc cảm = Lucifer lãnh đạo thiên thần chống Chúa trong tác phẩm Paradise Lost của John Milton và trong tranh của Thomas Lawrence. Thiên thần sa ngã Lucifer là phiên bản Satan duy nhất mang sự thương cảm rất "người". Hắn có cơ sở để ngạo nghễ nhưng nhiều lần dùng sự ngạo nghễ đó để che đậy mặc cảm và sự cô độc của mình. "Người thiên hạ có ai nhớ tới Đông Phương Bất Bại...thật ra kẻ phụ tâm là người thiên hạ".
Sáng tạo của Từ Khắc, khiến Đông Phương của ông trông như Lucifer và Prometheus (cũng là một cảm hứng Hy Lạp cho hình mẫu Lucifer về sau). Và thậm chí tôi đã từng nghi ngờ rằng liệu Từ Khắc có lấy các yếu tố phương Tây vào cho nhân vật này hay không, nhất là mặt tạo hình.
Đẹp ác của Tàu thì có Đát Kỷ, nhưng Đát Kỷ không phải ác như mô tả của quỷ hút máu Thục Sơn. Vì con quỷ này mang một tham vọng to tát của nam nhân, muốn làm đệ nhất thiên hạ, nên cơ bản đẹp ác của nó phải khác. Ngoài hình tượng Satan ra, tôi không có tìm được cái nào phù hợp với mô tả này.
Kim Dung từng lo ngại với việc Lâm Thanh Hà đóng Đông Phương vì sợ vẻ đẹp của cô không phù hợp với khí chất giáo chủ. Kim Dung thì đang nghĩ theo hướng Đát Kỷ. Nhưng Từ Khắc đã thuyết phục rằng từ khi ông nhìn Lâm đóng Đao Mã Đán, ông tin rằng cô sẽ tả chân thật cái đẹp ác của ông.
Hình tượng lãnh đạo trong văn hóa Trung Quốc không thể đẹp, đẹp là thư sinh, là văn nhân. Trong khi Kitô lại hào sảng hơn. Cho rằng đẹp như David, Michael và Jeanne d’Arc mới là mẫu mực của lãnh đạo tôn giáo Kitô, vì đẹp như vậy mới là thiên thần, là người Chúa cử xuống giúp nhân loại. Tư duy đẹp này đã thể hiện ở giai đoạn tiền Kitô. Hoàng đế La Mã ra trận là phải như Apollo đẹp ngời ngời ra. Có các lí do để các họa sĩ Phục Hưng dùng khí chất Apollo làm khung phác họa lại Lucifer 6/7. Chính Apollo có một tích chống Zeus và bị đày xuống trần gian đi chăn cừu và Apollo còn là tàn dư của tôn giáo cũ mà Kitô muốn kiểm soát.
Tạo phản bề trên để chứng tỏ bản thân nhưng đồng thời cũng không phải tiểu nhân khi mang tâm tư khai phóng người Mèo khỏi áp bức triều đình nhà Minh. Dám dẫn đao tự cung, vứt bỏ cái danh dự nam nhân để đưa Nhật Nguyệt thần giáo vượt khỏi giới giang hồ và đấu chọi với triều đình nhà Minh. Giới giang hồ Trung Quốc có một đặc điểm là nơi các trú ẩn khỏi thế giới triều đình, né triều đình mọi lúc có thể, nhưng với Đông Phương Bất Bại, hắn muốn xô xát. Sang Tiếu Ngạo Giang Hồ 3, hắn còn muốn vượt khỏi biên giới Trung Quốc.
Quỷ cách Chúa chỉ một điểm, đẹp giống Chúa nhưng cái quyết định là quỷ ở sự corruption bên trong. Một thực thể đẹp đẽ mà corruption trong tâm hồn thì luôn tai họa hơn cả người phàm đầy khiếm khuyết. Người càng đẹp thì càng phải có trách nhiệm giữ mình trước sự suy đồi.
Sự tiến hóa của Quỳ Hoa Bảo Điển là thuộc chính sự sáng tạo của Từ Khắc. Một sự vô tình nữa liên hệ với quá trình corruption của Lucifer. Quá trình tiến hóa từ nam nhân -> bán nam nhân -> nữ nhân, là một bi kịch đang leo thang của Đông Phương.
Một giang hồ có tầm nhìn, có đại nghiệp, có tài, có sự insecurity thầm kín, cô độc và sự trắc ẩn giang hồ, và hắn ta.....rất đẹp mà phải bị người đời dè bỉu vì sự bán nam nhân của mình. Điều này có khác gì thông điệp trong bức tranh Lucifer của Alexandre Cabanel.
Càng cường mạnh để lãnh đạo một cuộc chiến với nhà Minh thì càng bị người thân cận mình xa lánh chỉ vì sự bán nam nhân. Đông Phương đẹp đẽ ngay ở dạng nữ nhân vì chính vẻ đẹp ấy đã dao động Lệnh Hồ Xung hay dửng dưng với các tiểu thư xinh đẹp. Nhưng với tất cả những ai biết sự thật Đông Phương từng là đàn ông, sự lai căn trên đã phủ nhận toàn bộ cái đẹp cái tài và sự trắc ẩn của hắn.
Tiếu Ngạo Giang Hồ 2 là câu chuyện bi kịch của Đông Phương Bất Bại, bắt đầu từ sự ngạo nghễ xưng bá anh hùng của Đông Phương cho tới cái chết trong sự phản bội và cô độc của hắn. Dù không có một thực thể là Chúa trong phim nhưng có lại có tư tưởng tạm gọi là ý lão thiên (số phận). Để cho một kẻ bán nam nhân làm lãnh đạo người Mèo và cao thủ bất bại giới giang hồ là một sự không chính quy, là trái ý lão thiên, và cũng trái tôn ti trật tự giới giang hồ vốn đã dễ thở hơn so với xã hội thường. Đông Phương là nhân vật mà cả xã hội phong kiến và giang hồ không muốn chứa chấp. Giới bạch hắc từ chối thì cũng giống với sự lai nam nữ của hắn, chính vì là 50/50 nên mới không thuộc thế giới nào.
Một bộ phim kiếm hiệp mà lại vô tình kể lại bi kịch của Lucifer theo cách giang hồ Tàu. Ta chết nhưng ta sẽ khiến cho ngươi day dứt mãi. Lão thiên kêu ta chết thì ta vẫn sẽ ngồi đan thêu và sống mái tới cùng. Dửng dưng đầy ngạo nghễ với kẻ khác nhưng lại đồng cảm giang hồ tự do tự tại và lại rơi lệ trước sự ngỡ ngàng của người thân cận về sự thật bán nam nhân.
Nó tạo một sự thương cảm cho Đông Phương, và sự coi thường lí luận giang hồ "tạm gọi là chính diện" của Lệnh Hồ Xung ở người xem. Phim đặt ra một sự chất vấn là làm chính diện mà bị động, tránh xung đột sự đời, không có tư tưởng, không có chính kiến như Lệnh Hồ Xung tính ra là ngụy quân tử khi đứng cạnh một gian hùng có cái tôi rõ ràng, tư tưởng cao quý (ít nhất ở người Mèo), biết mình muốn làm gì và sẵn sàng đánh đổi cái mình có để đạt cái mình muốn.
Tại sao Đông Phương là ma đầu? Là phản diện trong khi hắn chưa kịp gây họa gì? Hắn thì đang chú tâm tới cuộc chiến với chị em Đông Xưởng, chỉ có cái đám giang hồ không biết điều tới kiếm chuyện. Từ đó mới rõ là ý lão thiên muốn cho Đông Phương phải chết.
Đông Phương Bất Bại = Prometheus + Lucifer. Cái tên Lucifer nghĩa là light bringer, giống với vai trò của Prometheus. Mang lửa cho nhân loại nhưng bị quên lãng, coi là tội đồ chống đấng tối cao. Đẹp đẽ, tài năng, có ý chí riêng mạnh để dám chất vấn luật của Chúa nhưng bị xem là xấu xa tột cùng rồi từ đó sự dè bỉu đó mà thành quỷ hại người.
Cũng thú vị khi quỷ hút máu lẫn Đông Phương của Từ Khắc đều có trang phục đỏ, một màu của Satan. Kiểu có bao giờ thấy yêu tinh, quỷ, ma, hồ li Tàu màu đỏ trong phác họa cổ đâu. Mãi về sau Đông Phương lên đỏ thì mới phổ biến màu này.
Màu đỏ ở Trung Quốc luôn có sự tích cực, còn dùng để đuổi tà ma, nhưng sang Kitô thì lại mang nghĩa kép, vừa là máu của Jesus đổ trên thập tự, vừa là màu con điếm Babylon và con rồng Satan trong Khải Huyền. Theo tôi, nó cũng giống logic Mark of the Beast và Seal of God.
Phim làm bởi Hồng Kông thời cực thịnh thì luôn có các nhân tố làm phim mang ảnh hưởng của phương Tây. Hơn nữa, Từ Khắc tốt nghiệp trường điện ảnh Mỹ và có thời gian làm phim bên đó nên có thể nói ảnh hưởng phương Tây ở ông là có cơ sở.

V. Âm dương: thiện ác là một hay sự phức tạp nội tâm?

Vòng tròn âm dương đúng có phân trắng đen nhưng sự hòa quyện giữa chúng trong một vòng tròn, trong âm có dương, trong dương có âm lại có rủi ro hiểu theo nghĩa âm cũng như dương, dẫn tới việc xem thiện ác là một hoặc xem một bản thể có hai mặt thiện ác. Lí luận gộp hai thứ làm một là gián tiếp nói không hề có thiện ác. Cũng đúng là sự bắt đầu của cái ác đó là sự hiểu lầm ác là thiện.
Bản chất vòng tròn âm dương đã luôn có cơ sở tự mâu thuẫn nhau, đánh lận đen trắng, lí luận vòng, không tách mọi thứ riêng rẽ. Và cái gì không rõ ràng, không tới nơi tới chốn thì là ma là quỷ. Nhưng chính âm dương và văn hóa giang hồ của Trung Quốc là nền móng để tạo nên các câu chuyện nhân văn cho những ác nhân trong chốn dung thân ở Kitô. Phương Tây không có khái niệm gian hùng, cả anti-hero khá hèn mọn để trở thành từ đồng nghĩa với gian hùng vì gian hùng là những người có chí lớn mà vì lí do nào đó bị xem là khiếm khuyết.
Tiếu Ngạo Giang Hồ 2 buồn vậy thôi chứ sang phần 3 là Đông Phương Bất Bại cười ha ha ha suốt cả phim và hoàn thành nốt tâm nguyện đang dang dở là đánh Đông dẹp Tây với cả thiên hạ.
Lucifer by Eduardo Deza
Lucifer by Eduardo Deza
playspeed 1.25