Bệnh viện K cơ sở Tân Triều - nơi chữa trị dành cho những bệnh nhân giai đoạn cuối. Trước cửa bệnh viện K là hàng dài xe ô tải đứng xếp hàng nơi ngã ba đường Cầu Bưu. Hai bên đường là dãy những quán ăn bình dân, nhà thuốc, chợ cóc phục vụ cho bệnh nhân và người nhà. Thi thoảng, tiện tay thì người ta hay vướt rác xuống vũng nước đọng lại trên dám ổ gà của mặt đường Cầu Bưu. Xa hơn 1 chút, cách bênh viện K tầm 1 cây số là nhà tang lễ của bệnh viện 103 - nơi an táng của một số bệnh nhân ung thư không qua khỏi của bệnh viện K. Bước đến gần nhà tang lễ thì câu mà bạn nhận được nhiều nhất là " Anh ơi , anh có cần mua vòng hoa đưa tang không anh". Bệnh viện K cùng với cái chết hiện lên một cách đầy ảm đảm, thực dụng. Tuy nhiên đằng sau vẻ bề ngoài của bệnh viện K mang lại còn đó những câu chuyện về bên nhân ung thư, về cái chết mà không hẳn ai cũng biết. Điểm đến cuộc đời - là một cuốn sách khắc họa rõ nét những câu chuyện đó. Rằng bệnh tật không chỉ có đau đớn không chỉ có mất mát mà còn đó là những vẻ đẹp mà nỗi đau đó mang lại nữa.

Chương I : Nỗi đau :

Bình thường lúc người ta dùng dao cứa vào tay hay là những lúc mà bị bỏng do nước sôi. Những nỗi đau vật lý mà mắt thường có thể nhìn thấy được thì ai nấy đều hết lên đều rên lên một cách đau đớn. Còn đối với bệnh nhân ung thư đó là những nỗi đau, những sự gắm nhấm từ tận trong cơ thể, trong lục phủ ngũ tạng mà mắt thường không thể nhìn thấy được, một nỗi đau vô hình:
Tháng Năm tới, cùng những cơn nóng đầu tiên của năm. Hồi đó Khoa chưa có điều hòa. Phòng của Nam thường xuyên đông đúc, có khi có tới ba bệnh nhân trên một giường. Trẻ nhỏ không hiểu sao chúng phải ở đó; chúng kêu khóc và đòi về nhà. Ngày nào, trong phòng thủ thuật, nơi lấy máu xét nghiệm, tiêm tủy và lấy ven truyền, cũng vọng ra những tiếng thét của trẻ em. Lũ trẻ được bế ra với nét mặt kinh hoàng, những cánh tay gầy guộc bám chặt lấy cổ bố mẹ, ven ở tay đã bị xơ cứng. Những đứa phải chọc tủy thì cần tới ba người lớn để giữ. Cái kim chọc tủy dài gần bằng gang tay. Khi chọc xong, chúng rũ ra, nằm im mười lăm phút.
Đấy là câu chuyện của Nam cũng như câu chuyện của những bệnh nhân khoa nhi bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Nam, 8 tuổi, bị chẩn đoán mắc chứng ung thư xương giai đoạn cuối. Những ngày tháng thần tiên của của bạn bè thì ở trường học, còn với Nam thì nó gắn chặt với giường bệnh. Những đợt xạ trị, những đợt tiêm tủy lấy khiến cậu cảm nhận rõ ràng nỗi đau của ung thư khi còn là một cậu học sinh cấp 1. Và rồi như bao số phận của bệnh nhân ung thư khác cậu ra đi khi còn là đứa trẻ
--Nỗi đau của người ở lại. Hà mẹ của Nam. Một nhân viên ở một phong thí nghiệm ở Hà Nội. Hà có thể nhớ vách vách về quy trình thí nghiệm mà cô làm đã làm từ 9 tháng trước. Nhưng giờ đây cái thứ từng là thế mạnh của cô - trí nhớ như một lưỡi dao cáo xé tâm cam cô :
Chị đi ngang qua sân trường, những lớp sóng trẻ em tách ra nhường lối. Nếu ngẩng đầu lên, chị biết chị sẽ nhìn thấy Nam đang hò hét, lưng và đầu ướt đẫm mồ hôi. Đóng cửa xe, Hà để cho nước mắt tuôn trào. Những ký ức tràn về. Chị nhớ vẫn phải thường xuyên dặn Nam không vứt lăn lóc cái cặp sách to dùng, mà phải để ngay ngắn trên bục chào cờ. Chị nhớ là Nam vẫn đứng đợi bên gốc cây ở cổng trường để chị không phải tìm lâu khi đón con. Chị lái xe từ từ, qua hàng xôi của bác Hà mà hầu như ngày nào Nam cũng đòi ăn một gói với rất nhiều món ngon: ruốc, thịt kho, trứng kho và patê. Qua cửa hàng đồ dùng học tập, nơi chị đã phải mua không biết bao nhiêu lần ‘bút mực cho Nam vì không hiểu sao cậu rất hay làm hỏng bút’. Qua cửa hàng bánh kẹo nơi Nam hay đòi mua gói bim bim màu cam. Qua hàng bánh giò, trứng ngải cứu, trứng vịt lộn nơi hai mẹ con hay ăn khi chị đưa Nam đi học thêm các buổi chiều thứ Bảy trước khi vào lớp Một. Chị đánh tay lái, để lại đằng sau góc đường nơi chị vẫn ngồi đợi hai tiếng khi Nam học thêm. Trong một tích tắc, chị ngửi thấy mùi xôi xéo trong xe. Ở ghế bên, Nam ngọ nguậy; cậu phàn nàn “Mẹ ơi, con đói” trước khi huyên thuyên kể chuyện.
Cuối cùng thì thứ giết chết chúng ta là kỷ niệm. Từng mảnh ký ước về đứa con của mình như thức phim quay chậm, chầm chậm khoét những lỗ hổng của tim của Hà. Hà phải chống chọi với những cơn sóng mà mỗi lần cô nhớ về Nam nó cứ ập mãi vào lòng cô. Chống chọi với nỗi đau, với mong muốn được ở gần người con của mình.

Chương II : Vẻ đẹp của nỗi đau:

Haruki Murakami từng viết trong Kafa bên bờ biển: "Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão." Và những nhận vật trong Điểm đến cuộc đời cũng như vậy, khi bước vào cơn bão họ không còn là những người như đã từng.
Nam từng được mẹ nhân xét là “Cái thằng cu nhà em học văn rất là kém, chỉ có kiến thức xã hội là cao thôi, còn văn vẻ dùng trong các ngữ cảnh rất là tệ.” Trải qua những đợt xạ trị, những nỗi đau, những tháng ngày chống chọi cùng với căn bệnh ung thư kia, đến khi số ngày còn tồn tại trên cõi đời của cậu chỉ tính bằng ngón tay. Có vẻ như lời nhận xét đấy không còn chính xác nữa.
Sáng hôm đó, ở bệnh khi chưa tiêm thuốc an thần, Hà nói với con: “Nam ngồi đây nhá, để mẹ phát đồ từ thiện cho các em ăn rồi mẹ xuống ngay với con.” Nam gật đầu. “Nam của mẹ cố gắng nhé.” Cậu lại gật đầu. Khi Hà chuẩn bị xoay người bước đi, bỗng nhiên Nam nói với mẹ, “Mẹ ơi, con tạm biệt mẹ.” Hà đóng băng, người chị vừa bị phá hủy vừa tràn ngập cảm giác biết ơn.
Lời chào là đầu câu chuyện, còn lời tạm biệt là lời cuối cho một cuộc hành trình. Hành trình của Nam đã đi trần ngập những đau đớn nhưng có lẽ nó đong đầy tình thương của mẹ cậu. Câu tạm biệt không chứng minh được môn Văn của cậu tốt lên, nhưng từ ngữ của cậu dùng trong ngữ cảnh nó không còn như trước nữa. Chỉ một câu tạm biệt thôi nó cũng đã thanh nhiều lời mà cậu muốn gửi gắm vào đấy. Nó là một lời chào một lời vĩnh biệt khiến cả người mẹ cậu dần như phá hủy. Nó vừa là một lời cảm ơn, cảm ơn vì những chân thành mẹ dành cho cậu, cảm ơn rằng trong tất cả thời điểm khó khăn luôn có mẹ cạnh bên. Cậu đã không cô đơn trong hành trình của mình. Câu tạm biệt mà cậu nói cũng là hành trang mà mẹ cậu mang đi sau những năm tháng sau này. Có vẻ như nỗi đau đã đong đầy ngôn ngữ trong tâm hồn cậu.
Còn với Hà, mẹ cậu thì sao? Nỗi đau còn có gì khác ngoài những đợi sóng vỗ lòng, những ký ước, những vụn vỡ trong tim về người con trai ngày nào. Đọc Điểm đến cuộc đời - nỗi đau còn đưa cho mẹ cậu một thứ hoàn toàn khác.
Trưa nay em thuê xe ôm mang thùng sữa đậu nành đến cho các cháu. Các cháu đang không ăn được nhưng mà uống được thì cực kỳ bổ. Sáng thứ Tư thì mang gần một trăm suất ăn, cháo bò, xôi ruốc, sữa chua hoặc dưa hấu. Tất nhiên là các cháu thì không thể ăn hết được nhưng đây là em hỗ trợ cho cả người nhà luôn. Thứ Bảynày, từ 7 giờ 30 là bọn em hỗ trợ một thùng cháo lòng to đùng cho người nhà bệnh nhân. Mai bọn em sẽ làm chả xương sông lá lốt, mai là lần đầu tiên có món đấy đấy. Cho các cháu ăn với cơm hoặc kẹp bánh mì ăn cũng được. Làm từ chiều hôm trước, hôm sau chỉ rán lại thôi. Hôm sau thì lại có cháo lòng, cháo thịt cho các cháu nhỏ, em mang thêm cả bánh mì nóng giòn từ chợ nhà em mới ra lò. Làm cho các cháu thì phải bột thơm hơn, vừng viếc thơm hơn, làm hẳn mẻ riêng, các cháu kẹp ăn cũng dược mà để đến chiều ăn cũng được. Bệnh nhân là phải ăn nhiều suất trong ngày. Chủ nhật thì có thêm bữa ăn cải thiện, câu lạc bộ nào có tiền đưa em hai triệu là em sẽ cải thiện cho các cháu bún riêu cua giò bò. Em tăng thịt bò vì nó tăng lượng bạch cầu rất là tốt, nhưng em không làm cái bò như mình ăn ngoài chợ dâu, em lấy cái gân thăn của bò, cháu nào cũng thích ăn, cho cà chua ngọt nước, rồi giò, các cháu ăn được nhiều lắm. Đó là chưa kể hoa quả. Quả bao giờ cũng là quýt ngọt, các cháu truyền hóa chất nhiều rộp hết cả cổ và đường ruột. Tương lai thì em phải đưa Thắng đi học, em phát trước 6 giờ 30 thì vẫn kịp về đưa con đi học.
Hà hăng say kể lại công việc hàng ngày mà cô hay làm sau khi Nam mất. Đọc đến đoạn này tớ nhận ra dừng như đây hình như đây là câu chuyện đằng sau hình ảnh hàng dài người chờ phát cơm miễn phí phía trước chung cư tớ. Đau khổ, dày vặt nhưng không gục ngã. Thay vì chọn cách đổ lỗi cho số phận thì Hà lại mong ngóng nhiều điều tốt đẹp cho những số phận của bệnh nhân khoa nhi bệnh viện K. Những lổ hỏng trong tim cô dần được lấp đầy bằng nhiều thứ khác. Có vẻ nỗi đau đã cho đưa đến cho Hà nhiều bài học. Bài học về sự mất mát , về cái thiếu thốn của bữa ăn nơi khoa nhi đằng kia. Đằng sau một tâm hồn tổn thương, Hà ánh lên vẻ lấp lánh của tình người. Nói đến đây, tớ lại nhớ đến một câu trong cuốn sách : “Mẹ hứa với con, mẹ sẽ sống cho cả cuộc đời của con. Mẹ sẽ cố gắng gấp hai lần để sống có ích cho xã hội.”

Chương III:

Death can be beatiful. Đấy là nhan đề bài viết trên spiderum mà mình rất thích. Trong nỗi đau có vẻ đẹp, trong vẻ đẹp có nỗi đau. Tớ luôn quan niệm rằng đằng sau những thứ đẹp đẽ là cả một hành trình của nỗi đau. Nếu không có nỗi đau thì tâm hồn của Hà đã không đong đầy như vậy. Nếu không có nỗi đau, nhữn trải nghiệm bên những người cận tử thì Bác Đặng Hoàng Giang đã không viết được một cuốn sách chạm đến tâm can đọc giả như thế. Có thể những phân tính, những bình luận của tớ, bạn đã tìm thấy đâu đó ở cuốn sách. Nhưng tớ muốn viết ra để thỏa mãn những gì mình nghĩ về cuốn sách. Tớ muốn viết ra để mong các cậu có thể đọc cuốn sách, để biết về những câu chuyện , những mảnh đời ngoài kia, và trên hết để biết yêu hơn để trân trọng hơn từng khoảng khắc mà mình đang sống. Bởi vì memento mori. Hà Nội, Ngày 12 tháng 6 năm 2023
Nguồn ảnh : Nhã Nam
Nguồn ảnh : Nhã Nam