Đây là bài viết tôi vô tình đọc được và thấy khá thú vị. Có thể có những sai sót trong dịch thuật do những hạn chế về chuyên môn. Mọi người đọc tham khảo và có thế xác nhận lại thông tin qua bài báo gốc.
Trang báo: Verywell mind Người viết: Wendy Wisner Người dịch: Solipis Link bài viết gốc:
Mèo con, cún con, thỏ con, rái cá biển, hải cẩu con (baby fur seals), nhím. Một em bé có đôi má phúng phính hay đứa bé ăn mặc thời trang. Những món đồ chơi và thú nhồi bông đáng yêu. Bất cứ thứ gì nho nhỏ, tí hon, nhìn thật trẻ con với đôi mắt to tròn và cái má phúng phính.
Nguồn: Pixapay
Nguồn: Pixapay
Phần lớn chúng ta đều thấy chúng rất đáng yêu và dễ mến. Chúng khiến chúng ta phải thốt lên một tiếng "ỏ!~" và thậm chí là tiến đến để ôm ấp hay véo chúng vài cái.
Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao lại như vậy không? Tâm lý đằng sau sự dễ thương đó là gì? Và sự dễ thường ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc, hành vi, và những tương tác xã hội của chúng ta? Đó là những thắc mắc rất thú vị mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong bài viết này, đi kèm với những đánh giá chuyên môn.

Tại sao Con người bị thu hút bởi những thứ đáng yêu?

Con người, một cách tự nhiên, thiên bẩm đã bị những thứ đáng yêu thu hút. Những thứ mà chúng ta cho là đáng yêu có thể bao gồm: con người, con vật, đồ chơi, đồ vật, thậm chí là cả âm thanh và cảnh vật.
Sanam Hafeez, một Tiến sĩ tâm lý học, nhà tâm thần học và là người điều hành của tổ chức "Comprehend the Mind" nói rằng: "Sự đáng yêu của vẻ bề ngoài thường kích thích những cảm xúc tích cực, khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và hạnh phúc", "Về mặt tâm lý, những thứ đáng yêu thường đem đến những cảm xúc như yêu mến và mong muốn được kết nối và tương tác với chúng một cách vui vẻ
" Sự đáng yêu thúc đẩy những hành vi có ích như quan tâm đến người khác, giúp đỡ và sự gắn kết xã hội (Social affiliation)"
Michael S. Valdez, MD
Michael S. Valdez, một bác sĩ Y khoa (MD) kiêm Giám đốc Y tế (Medical Director) tại Detox California, đã được đào tạo chuyêu sâu về thần kinh học tại Đại học Loma Linda cho biết rằng, có thể tồn tại một cơ sở tiến hóa (an evolutionary basic) về lý do tại sao con người bị thu hút bởi những thứ đáng yêu.
Bác sĩ Valdez cho rằng: "Khi quan sát qua lăng kính của sự tiến hóa, sự thu hút của chúng ta trước một vật thể nào đó được coi là "đáng yêu" như cái mũi nhỏ hơn với đôi mắt to tròn hơn cùng với một khuôn mặt tròn hơn là những tín hiệu nhằm kích thích hành vi chăm sóc (summon caregiving)"" Đó là vì chúng ta có nhu cầu bảo vệ và nuôi dưỡng những con yếu để duy trì sự tồn tại của nòi giống."
Thực vậy, theo Konrad Lorenz, một nhà sinh thái học hành vi (ethologist) người Úc, phần lớn những thứ con người cho là đáng yêu thường có những đặc điểm giống với trẻ con. Lý thuyết của ông cho rằng có lẽ tất cả chúng ta chỉ đang thực hiện bản năng làm người chăm sóc khi tìm thấy niềm vui thông qua những thứ dễ thương. Hơn nữa, đó cũng là bản năng chăm sóc những con con để duy trì sự tồn tại của loài người.

Yếu tố nào quyết định việc chúng ta thấy cái gì dễ thương và cái gì không?

Phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng những đặc điểm chính khiến một thứ gì đó trở nên đáng yêu đó là kích thước nhỏ và có những đặc điểm giống trẻ con. Ví dụ như một thân hình nhỏ nhắn với cái đầu to, đôi mắt to tròn và hai má phúng phính. Những sinh vật đáng yêu thường mềm mại, tròn trịa với tứ chi (extremities) nhỏ nhắn.
Tuy nhiên, việc nghĩ một thứ có đáng yêu hay không cũng mang tính cá nhân. Bác sĩ Valdez nói rằng: "Việc cho rằng một thứ có đáng yêu hay không sẽ thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố văn hóa xã hội, trải nghiệm cá nhânliên kết não bộ (brain wiring) của từng cá nhân", " Việc chúng ta thấy một thứ có đáng yêu hay không có thể phụ thuộc vào nền tảng văn hóa (cultural background) và thậm chí cả tâm trạng ngay lúc đó"
Thêm vào đó, đôi khi sẽ có người thấy những thứ không thường được cho là đáng yêu lại thực sự đáng yêu trong mắt họ, ví dụ như một ông lão tí hon hay một chú chó pitpull. Bác sĩ Hafeez giải thích rằng, đây có thế do những kết nối về mặt cảm xúc hay một kết nối mang tính cá nhân giữa chúng ta đối với một người hay vật nào đó .
Bà giải thích rằng: "Ví dụ, một người có những trải nghiệm tích cực với một chú chó pitpull sẽ liên kết vẻ ngoài của nó với sự trung thành và yêu mến, điều đó khiến nó trở nên đáng yêu""Tuy người già thiếu những đặc điểm cơ bản của sự đáng yêu nhưng những đặc điểm tính cách (character traits) hoặc sự thông thái (life wisdom) của họ có khả năng tạo ra cảm giác ám áp"

Khoa học thần kinh về sự dễ thương

Việc tìm hiểu điều gì sảy ra trong não bộ của chúng ta khi bắt gặp thứ gì đó đáng yêu là một việc vô cùng kích thích và có tính khai sáng.
Sự đáng yêu tạo ra một phản ứng trong trung tâm khen thưởng trong não bộ ("rewards" center of our brain), mà theo như Bác sĩ Hafeez giải thích rằng: "Việc chúng ta nhìn thấy thứ gì đó đáng yêu sẽ kích hoạt những vùng não bộ (brain regions) có liên quan đến phần thưởng và cảm xúc, bao gồm thể vân bụng (the ventral striatum) và nhân accumben (the nucleus accumbens), thứ chịu trách về khoái cảm (pleasure) và động lực (motivation)", bà miêu tả thêm: " Việc giải phóng dopamin - một chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) tạo ra cảm giác khoái cảm, tăng cường phản ứng cảm xúc tích cực sẽ sảy ra khi chúng ta đối diện với những thứ đáng yêu"
Bà cũng giải thích thêm rằng: "Phần vỏ não trước trán (the prefrontal cortex) trong não bộ con người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định và cách ứng xử xã hội, đóng vai trò trung tâm trong việc xử lý (giải mã) ý nghĩa về mặt cảm xúc của sự đáng yêu. Điều này ảnh hưởng đến việc chúng ta phản ứng ra sao trước những hành vi đáng yêu như mỉm cười, cười khúc khích, thì thầm (cooing) và khao khát muốn ôm ấp hay bóp véo những người hoặc vật dễ thương."

Những ảnh hưởng về mặt tâm lý của sự dễ thương

Những vật hoặc người đáng yêu gây ra những ảnh hưởng to lớn và mãnh liệt lên cảm xúc và hành vi của con người.
Bác sĩ Hafeex miêu tả rằng: "Sự đáng yêu thường khơi dậy những cảm xúc tích cực như hạnh phúc và ấm áp bằng cách kích thích bản năng bảo vệ nhắm vào những thực thể đáng yêu." Sự đáng yêu có thể nhấn chìm chúng ta bằng cảm giác yêu thương, hạnh phúc, nó có khả năng khiến chúng ta làm ra những hành động trẻ con hơn, ví dụ như tạo ra những âm thanh giống như em bé hay nhảy nhót lên xuống một cách tinh nghịch.
"Những phản ứng quá khích trước sự dễ thương (cute aggression) giúp cân bằng sự thích thú và yêu thương, thứ được kích hoạt do sự đáng yêu gây ra, từ đó ngăn chặn sự quá tải về mặt cảm xúc (emotional overload)"
Sanam Hafeez, PsyD
Tuy nhiên, đôi khi sự đáng yêu có thể kích hoạt một phản ứng trái ngược - một hành vi quá khích hơn. Nó được biết đến với tên gọi "cuteness aggression" (tạm gọi: phản ứng quá khích trước sự dễ thương) và có thể khiến chúng ta muốn cấu, véo hay ôm chặt một thứ đáng yêu. Thậm chí bạn có thể cảm thấy bị thôi thúc nói ra những câu như là: "Tôi sẽ ăn thịt bạn mất thôi" - Bác sĩ Hafeez giải thích.
Bà giải thích thêm rằng, phản ứng quá khích trước sự đáng yêu sảy ra "khi sự đáng yêu quá mức tạo ra phản ứng mãnh liệt về mặt cảm xúc (intense emotional response), và sự quá khích là một cách giúp não bộ kiểm soát những cảm xúc mạnh mẽ" và "Những phản ứng quá khích trước sự dễ thương (cute aggression) đó giúp cân bằng cảm giác thích thú và yêu thương - thứ mà sự đáng yêu tạo ra , từ đó ngăn chặn sự quá tải về mặt cảm xúc (emotional overload)"

Sự đáng yêu trong hành vi xã hội và văn hóa đại chúng

Có bao giờ bạn trải qua một tình huống căng thẳng với một hoặc một nhóm người thì bất ngờ có điều gì đó dễ thương sảy ra - ví dụ như một đứa bé xen ngang cuộc nói chuyện và nói gì đó đáng yêu, phá vỡ sự căng thẳng ấy trong một phút chưa?
Đó là lý do tại sao sự đáng yêu lại khiến con người xích lại gần nhau hơn. Tiếp xúc với sự đáng yêu có thể cải thiện tâm trạng và mang đến một chút niềm vui cho con người, giúp ta giảm thiểu căng thẳng qua những tiếng cười. "Sự đáng yêu thúc đẩy những hành vi hữu ích như quan tâm đến người khác, giúp đỡ và gắn kết xã hội" - Bác sĩ Valdez nói.
Những thứ có mức độ đáng yêu cao thường được tìm thấy trong văn hóa đại chúng. Bác sĩ Hafeez cho rằng: Sự đáng yêu "đóng một vai trò to lớn trong văn hóa đại chúng, với những nhân vận, con vật hay xu hướng (trends) đáng yêu - những thứ đang trở thành một phương tiện để con người kết nối và chia sẻ những cảm xúc tích cực", và "Những biểu tượng cảm xúc, đồ vật, con vật và nhân vật hoạt hình dễ thương thường được sử dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các quảng cáo và sản phẩm giải trí nhằm thu hút sự chú ý và tạo ra sự đồng cảm với người xem"
Sự đáng yêu cũng thường được sử dụng trong quảng cáo và xây dựng thương hiệu sản phẩm (product branding), ví dụ như việc sử linh vật (mascot) dễ thương. Sự đáng yêu "được ứng dụng rộng rãi trong nền văn hóa đại chúng - nơi khai thác cảm xúc gắn bó và sự trung thành với nhãn hàng bằng những linh vật và những con vật với hình ảnh động." , Những cảm xúc như thế có thể ảnh hưởng đến việc chi tiêu của khách hàng, tạo ra hay củng cố mối liên kết giữa khách hàng với thương hiệu"

Kết luận

Chúng ta đều biết về sự đáng yêu, những phần lớn chúng ta lại không hiểu những nguyên nhân tâm lý ẩn sau sự đáng yêu và cách con người thích thú trước những thứ đáng yêu. Mặc dù chúng ta không nhìn nhận sự đáng yêu theo cùng một cách, nhưng phần lớn những thứ đáng yêu đều có những đặc điểm giống với trẻ con hoặc nhỏ, mềm mại và...đáng yêu. Sự đáng yêu khơi gợi cảm giác vui vẻ, mang mọi người đến gần nhau hơn, thường được sử dụng trong quảng cáo và truyền thông đại chúng. Ai biết được sự đáng yêu lại có ảnh hưởng đến vậy chứ?