Xong quả bài Tàu kia thì thấy phải mạo hiểm hơn với trò chơi đạo đức mới được. Các bạn có thể chấp nhận một Lucifer Hy Lạp, đẹp đẽ và phẫn nộ với Chúa Cha, nhưng liệu có dám chấp nhận một Lucifer khác, xấu hơn, ghê tởm hơn mà về bản chất là gần với Satan pure evil của Công giáo Rome?
Satan chuẩn giáo dục công dân Công giáo theo tôi là rất....chán, kiểu Red Demon trong Conjuring, đi từ Kinh Cựu Ước là bầy tôi của Chúa Cha, không bao giờ đẹp để có sự trắc ẩn với cái đẹp. Pure evil một cách nhạt nhẽo.
Nếu để tìm ra một nhân vật Satan vừa pure evil, vừa có sự masculinity của một quý ông, vừa từng chạm tới cái đẹp rồi, tôi sẽ nghĩ tới Hannibal Lecter trong Silence of The Lamb. Tôi nghĩ Hannibal Lecter của Anthony Hopkins sẽ là một nối tiếp của Lucifer trong Paradise Lost khi đã qua thời trẻ đẹp. Già dặn hơn nhưng tâm hồn vẫn còn đó.
Tôi đang thuyết phục các bạn thương cảm cho một Hannibal có một sự bệnh hoạn mà nhiều người du di với cannibalism sẽ nhảy bổ vào mạt sát liền.
"Better to reign in Hell than serve in Heaven"
Paradise Lost
Đây là lời của anh hùng Lucifer phẫn nộ trong Paradise Lost. Nó một lời khẳng định của Lucifer trong công cuộc chứng minh sự đạo đức giả của Chúa Cha. Nhưng thật sự, trong tâm, Lucifer có muốn như vậy?
Lúc tôi mới ra trường, chị gái mua Death in Venice về đọc kèm để đu theo luôn xu hướng tình yêu cấm kị sau khi tậu Lolita. Lúc đó, tôi chưa có thèm đọc văn học làm gì, toàn chơi game và nếu có đọc thì định làm màu trí thức. Như một lẽ thường tình, đọc Lolita đầu tiên vì tò mò của trai trẻ. Đọc nửa cuốn quăng vì cảm giác bị lừa "where is my xxx trong hằng trăm trang sách". Xong chuyển sang đọc Venice và đọc hết vì nó ngắn. Không nghĩ về sau này có ngày phải đọc lại hai cuốn này vì lúc đó đầu óc cũng không còn phèn như trước.
Khi đọc lại Death in Venice, xem lại phim Death In Venice, tôi lại fall in love một lần nữa với cậu bé Tadzio. Nghe có vẻ hơi pedo và hơi gay. Đó là sự thật tôi phải thừa nhận. Thẩm mỹ Hy La bản thân đã có tiềm tàng đưa con người giữa lằn ranh giữa sự ca ngợi cái đẹp và sự bệnh hoạn.
Nếu xét khía cạnh thuần túy nghệ thuật, tôi cũng có thể hiểu được rủi ro của sự sa ngã như vậy. Tôi đã từng và đang ngã quá nhiều cú rồi.
Về văn học, Death in Venice và Lolita có cùng một chủ đề bi kịch tình yêu. Cả hai cũng bị sự soi mói về màu sắc pedo vì nhân vật chắc chắn nhỏ hơn 18 tuổi theo pháp luật. Lolita rất rõ nhưng Venice vẫn còn tranh cãi bởi sự lập lờ. Tôi tin là Thomas Mann chủ ý đưa yếu tố đó vô vì nó là một điều không thể tránh khỏi khi sử dụng nghệ thuật ca ngợi cái đẹp Hy La. Nhưng điều tiết sự yếu tố đó theo hướng tích cực đó lại là cách Venice không sa vào các tác phẩm trông có vẻ hút cần nhưng chỉ cần decode một phát là sẽ hửi ra sặc mùi sexual và manipulative liền như Alice in the Wonderland hay Charlie in the factory.
Lí do tôi đưa Lolita vào là vì tôi cũng muốn có một sự so sánh giữa hai nhân vật của hai tác phẩm nổi làng văn học pedo và muốn thể hiện sự thiên vị của tôi dành cho Venice, cũng như cho Mann so với Nabokov.
Giới tính làm nên sự khác biệt và đây cũng một điều đáng chú ý trong một nghệ thuật thuộc tầng lớp trí thức Hy Lạp.
Pedo của Hy Lạp không phải như pháp luật 18 tuổi đổ xuống. Đó tinh thần của một thực thể trẻ khỏe và đang lớn mạnh mà bị vùi dập và thao túng bởi một thế lực già nua và sỏi đời. Pedo chỉ là một trong những cách vùi dập đó, lấy đàn áp về tình dục và bộ phận sinh dục ra làm phương tiện. Trẻ dưới 18 tuổi auto là một đối tượng cho chuyện này vì chúng về mặt sinh học chưa được hoàn thiện. Và khoa học chứng minh trẻ dưới 18 tuổi rắc rối nhất về mặt dậy thì và thậm chí có hơn 18 tuổi thì vẫn struggle về dậy thì luôn là các bé trai.
Ngoại hình Lolita và Tadzio trong mô tả truyện ít nhiều giống nhau vì cả hai đều như các cậu trai tinh nghịch. Lolita được mô tả mặc đồ con trai nhiều, thích đùa nghịch mạnh bạo hơn các cô bé nhà quyền quý và rất thích chơi với các bé trai. Tadzio dù xuất thân quý tộc, nhưng quý tộc thì cũng không ngăn nổi những sự khỏe mạnh của một cậu trai mới lớn. Hai nhân vật này có ngoại hình Greek boy-like, một hình mẫu có sự giao thoa các đặc điểm nam nữ, có một sự nổi loạn đang âm ỉ vì rối loạn hormone dù cùng lúc tâm hồn còn ngây thơ với sự đời lắm. Họ có sự tương phản giữa sự khỏe mạnh đang lớn phổng và tâm hồn trong sáng chưa có kịp chạy theo nổi sự biến chuyển cơ thể. Và chính sự tương phản làm nên sự mesmerising, nhớ mãi không thôi.
Tôi thích Tom Ford lắm. Luôn hiểu về tinh thần Greek boy dù ngoại hình Greek trong này đã là các teenager tò mò về trái cấm. Chị nữ ngực lép, boy-ish nhưng có một anh trai girl-ish trong này đẹp hơn tất cả.
Nhân vật nữ trong nghệ thuật phương Tây luôn có thiên hướng được pha trộn nhiều tính chất, như 50/50, biến hóa khôn lường với các khía cạnh và nhiều lúc khó phân tách rạch ròi, nhưng với nam thì nhất quán toàn diện. Với Lolita, cô bé vừa là Greek boy vừa là Nymphet. Tính chất Nymphet được pha vào thông qua sự hiểu biết về tình dục, nhưng ngoài chuyện đó, Lo vẫn ngây thơ.
My sweetheart!
My sweetheart!
Tôi khi 15 tuổi, hehe.
Tôi khi 15 tuổi, hehe.
Với Tadzio, sự hồn nhiên đó gần như tiệm cận, cậu bé gần như quá…..sạch, sạch gấp gấp bội Lolita. Thành ra, tôi cảm giác chuyện đày đọa một nhân vật như Tadzio sẽ làm tan vỡ trái tim tôi mất. Tới đây thì nhớ tới một bức ảnh mang tinh thần “người Mỹ trầm lặng” của Peter Lindbergh chụp Amber Valletta. Là phụ nữ nhưng vì có các đường nét nam, ốm, đôi mắt đẹp và sự hồn nhiên với hiện thực nên Amber trông như cậu trai đang lớn.
Tôi nghĩ lí do mà Mann đã chọn một bé trai là vì nghệ thuật Hy La, ngoài chuyện pedo ra, cũng có những câu chuyện ca ngợi mối quan hệ thần thánh-platonic love, kết dính bằng sự đồng cảm giữa hai người nam khi theo đuổi một thành tựu nào đó, hoặc nói chung là cái đẹp.
Venice sẽ có các yếu tố sắc dục. Nhưng giống tranh Birth of Venus. Sự đáng lẽ là nude, là dục tính nhưng vì yếu tố thần thánh nào đó mà trở nên sạch. Sự không chủ ý của chính thực thể đẹp trong sự nhận thức của đám đông khiến họ có thôi thúc phải che chở tạo vật này trước khi bị tà tâm của chính mình làm cho dơ bẩn. Đó là tính thần thánh Kitô, phải có một nhóm người bảo vệ một thực thể mong manh và trong sáng. Dù khác về phát triển cơ thể nhưng lại giống về tinh thần. Venus trong tranh đã được Kitô hóa so với gốc Hy La, khá giống tranh Jesus Hài Đồng còn bi ba bi bô trong chuồng dê hoặc không mặc quần áo gì trong vòng tay Đức Mẹ và Thánh Joesph.
Birth of Venus by Sandro Botticelli
Birth of Venus by Sandro Botticelli
Định nghĩa sự masculinity giữa Kitô và Hy Lạp.
Saint Joseph and the Child Jesus by Ricarrdo Balaca
Saint Joseph and the Child Jesus by Ricarrdo Balaca
Jupiter and Ganymede by Nicolaes van Helt Stockade
Jupiter and Ganymede by Nicolaes van Helt Stockade
Gucci thời Tom Ford luôn rất Greek (giờ thành cái hổ lốn trashy). Hồi xưa xem ảnh này đã thấy hơi kì kì dù nó rất đẹp, như fashion The Matrix clean-cut và cứ nghĩ đây mới là high fashion. Giờ tôi không còn ngây thơ nổi được nữa. Objectify trẻ con là một keyword để hửi ra, chứ không cần phải đợi sexualise vì objectify chính là biểu hiện của quyền lực masculinity của Hy Lạp.
Nadine Willis
Nadine Willis
David Smith
David Smith
Đừng tưởng sự quyền lực này chỉ dừng ở trẻ con.
Đừng tưởng sự quyền lực này chỉ dừng ở trẻ con.
Greek boy khá nhiều vai, không chỉ là dạng teenager. Danh sách từ cái dễ nhận nhất là 1. protégé ngây thơ của một vị thần, triết gia thông thái, thợ săn lão luyện, anh hùng danh tiếng, 2. bản thân là một vị anh hùng đang chứng tỏ năng lực của mình và 3. anh chàng tự luyến Narcissus. Greek boy thì luôn mang một cảm giác rất trọng về phát triển tâm lý và có một nhu cầu để day dứt về tâm lý, dù cùng một hoàn cảnh đó mà phụ nữ sẽ không nghĩ tới chuyện phải đau khổ. Có thể nói, họ hoặc là tuyệt đối ngây thơ với hiện thực trong khi phụ nữ sẽ chấp nhận "chịu lớn" để tồn tại, và hoặc là có nỗi khổ không nên lời mà phụ nữ sẽ thấy vô bổ khi các nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn. Spectrum của các Greek boy luôn ở mức cực đoan và cứng nhắc.
The Fall Of Bellerophon by Tobias Verhaecht
The Fall Of Bellerophon by Tobias Verhaecht
Các protégé chứng minh năng lực thấy ở các câu chuyện màu Lucifer như Prometheus, Icarus và Bellerophon và trở thành các anh hùng trong chính cái bi kịch của mình vì đã chết bởi sự trong sáng của mình, tưởng mình sẽ lên được đỉnh cao và khi đấng tối cao bập tới thì rơi xuống. Đến anh chàng Narcissus tự đưa mình làm đấng tối cao rồi tự giết mình. Hay protégé bị động, vẫn chưa có nhận thức rõ ràng đích đến của mình và là nạn nhân của các thực thể già đời như Ganymede, Hyacinthus và Hylas.
Tadzio trong Venice theo format Hy Lạp sẽ là Ganymede, dù có pha một chút Narcissus trong nhận thức của Aschenbach.
Mối quan hệ pedo luôn mang sắc thái chênh lệch quyền lực. Nó chung một cái ô dù lớn về dòng chảy quyền lực hóa nhiều mối quan hệ ở Hy Lạp, thần-người, chủ-tớ, thầy-trò và nam-nữ. Hy Lạp nói chung có những cái hay như triết học, nhưng cũng lắm thứ man rợ đáng để lên án. Protégé hay bị thầy của mình chèn ép và thao túng, anh hùng thì bị đấng tối cao và số phận dựng nên bởi đấng đày đọa. Bảo sao hình tượng Lucifer được sinh ra từ Hy Lạp nhiều và chính Hy Lạp là tiền đề cho Lucifer trong tiềm thức hiện đại ngày nay, đẹp, dũng mãnh, tài năng và bị đánh ngã không thương tiếc trong Paradise Lost.
Nhưng Thomas Mann thì có một số cải biên. Đem các hình mẫu protégé trẻ đẹp này thành một tạo vật đầy sự nâng niu và người chết lại là master già nua. Giống như Lolita, Venice tạo nên một câu chuyện ít nhất là đã đảo lại format của Hy Lạp. Nhưng Venice và Lolita vẫn có những cái tiểu tiết làm nên sự khác biệt về thông điệp.
Orestes pursued by the Furies by William Adolphe Bouguereau
Orestes pursued by the Furies by William Adolphe Bouguereau
Lolita cho phép protégé tự tay giết chính các master, mang một màu sắc báo thù và phẫn nộ của Nemesis và Lucifer trong Paradise Lost. Nhưng với Venice, thay vì theo vòng lặp Hy La chèn ép và báo thù và rốt cuộc không ai sống vui vẻ, nó chọn một cái nhìn harmony giữa hai cá thể chênh lệch về quyền lực.
Theo tôi, Death in Venice có lẽ là một cuốn sách phản đề triệt để chính lời “this is a confession” của Humble Humbert chưa bao giờ humble thật trước tạo vật của Chúa này, dù nó ra đời trước 40 năm. Cùng là bourgeois, cùng có những bí mật đen tối nhưng lại chọn hai hướng đi khác nhau.
Nabokov từng có lời nhận xét khá cay nghiệt cho Death in Venice của Mann, ví nó là sự ảo tưởng “makes love to a chair”. Nhưng đợt này, tôi phải bảo vệ Mann trước Nabokov và cùng lúc cũng hiểu được sự cay nghiệt của Nabokov đến từ một quá khứ đau khổ mà Mann không có. Có lẽ chính vì đã luôn trong vai của một master nên Mann có một tầm nhìn vĩ đại và vị tha hơn một Nabokov tinh quái, trí xảo và thù dai.
Làm bourgeois, có địa vị xã hội, nhưng không lợi dụng các đặc ân bourgeois như Humble Humbert. Làm bourgeois của thời đại Khai Sáng mà luôn humble trước Chúa và luôn mặc cảm về sự dơ bẩn của mình khi so với Chúa.
Unpopular opinion thuộc về tôi: Mann là một tác giả thành kính với Kitô giáo, cụ thể Công giáo Rome, có thể nói là thuộc mức hiểu về giá trị lõi của nó, dù ông ấy có những sáng tạo vượt khỏi sự chính quy của Vatican và xuất thân Kháng Cách. Đọc truyện của ông mà không biết trước về Kitô giáo sẽ khó để giải thích được tại sao truyện ông có màu sắc vừa đau khổ, vừa vĩ đại và vừa thần thoại. Death in Venice chỉ là một trong nhiều tác phẩm mà Mann dùng để hướng mình về Chúa
Không bao giờ đầu hàng trước mặt tối của chính mình dù là một bourgeois, có lẽ là một đức tin mà chính các bourgeois hiện đại phương Tây và hội nhà giàu ở Châu Á học đòi có mà cười khẩy. "Tại sao phải làm đè nén dục vọng khi tao đang ở chóp đỉnh, không ai dám chất vấn đúng sai và có khối người sẵn lòng đợi trong sảnh để được tao chà đạp và cho hưởng chút hào quang làm protégé của tao". Có khi lại đồng tình đấy vì master rất hào phóng và protégé thì đang cần tiền và danh. Tất cả chỉ là mối quan hệ làm ăn.
Sức mạnh càng lớn thì trách nhiệm càng cao, đây là một đức tin mà Kitô dùng để đánh ngã văn hóa Hy Lạp để giành lấy trái tim của văn minh phương Tây. Death in Venice nói về một sự xung đột giữa Apollo và Dionysus, nhưng thật ra đó chính là sự dằn vặt giữa hai nền đạo đức Kitô và Hy Lạp. Dù cùng là ca ngợi cái đẹp trác tuyệt nhưng một bên thì cảm thấy phải luôn hạ mình để bảo vệ, một bên thì thấy phải thao túng để trên cơ.
So the last shall be first, and the first last: for many be called, but few chosen. (Matthew 20:16)
The Temptation of Christ by Ary Scheffer
The Temptation of Christ by Ary Scheffer
Kitô giáo đã mang một lối thoát cho thế giới tàn nhẫn của Hy Lạp. Nếu như chúng ta bị vướng mắc vào vòng lặp quyền lực, tất cả đều cảm thấy là lẽ dĩ nhiên để trả thù master của protégé, và tất cả các protégé cảm thấy bình thường khi mình chèn ép các protégé mới khi đã thành master, thì chắc chỉ có Chúa vốn luôn trên người mới dám gạt bỏ tất cả và lấy mình ra làm một vật thế thân hấp thụ mọi tội lỗi. Chỉ có Jesus, người có mọi quyền năng trong tay lại chọn không làm vua thế giới loài người như Satan. Chỉ có God The Father, Lord of the lords, để chính con trai mình chết trên thập giá và cứu rỗi loài người mà Ngài toàn quyền sinh sát và quét sạch mọi thứ bằng một cơn Đại Hồng Thủy một lần nữa.
Nhân vật Aschenbach chính là Thomas Mann, không phải mượn tên của một nhà văn Đức đồng tính nào đó làm cảm hứng. Chính vợ của Mann đã tả lại sự hào hứng của ông với một cậu bé xa lạ trong chuyến đi tới Lido, Venice năm 1911. Thiên hướng này không lạ gì với các đại trí thức như Mann và càng như một lẽ thường trong giới bourgeois.
Có lẽ sự tiếp xúc với Kitô thì khi đọc lại mới thấy rõ Venice là một cuốn sách xưng tội của một con chiên biết rõ mình bệnh hoạn trong câu chuyện bi kịch tình yêu. Đúng vậy, tình yêu sincere mà vẫn là bệnh hoạn. Và chúng ta không dùng nửa sự thật để phủ nhận cái còn lại.
Mối quan hệ yêu đương giữa người đàn ông-cậu bé dù có thể xuất phát từ sự sincere nhưng cứ thử nghĩ đi, sự thật không thể phủ nhận được là kiểu cấu trúc của nó, một cách không tránh khỏi, là cấu trúc của quyền lực về đo lường bởi già đời, tuổi tác và sức khỏe. Nó sẽ tự động vẫy gọi các ham muốn đó ở những cá thể trên cơ mà không cần phải báo cho họ biết, và rồi bi kịch sẽ xảy ra. Một phương Tây thông thái đã nhận ra điều này và sinh ra sự bảo vệ đặc biệt cho các cá nhân protégé trong các mối quan hệ dạng như bác sĩ-bệnh nhân.
Death in Venice không hề lãng mạn hóa pedo nếu như biết tới tình yêu của Mann cho Kitô giáo. Nửa sự thật rất dễ gây hiểu lầm.
Sự bẽn lẽn trông như một kẻ bám đuôi là một biểu hiện cho việc Mann không dám sa ngã dù đang ở bờ vực của sa ngã. “Just a little push” là đủ và có khi một số người có thể phải cảm thông cho sự sa ngã đó như logic U vương sẵn sàng làm điêu tàn một quốc gia vì Bao Tự. Tadzio quá là cám dỗ với đàn ông, nhưng Mann đã chọn không ngã và đã chọn không tô vẽ mình thành một Humbert chơi trò vờn mèo với Lo trong ngôi kể và tiểu thuyết của mình. Từ đó, làm nên một sự vĩ đại nào đó ở Mann, một tinh thần vượt lên trên cả bản năng và bản chất của mình trong một nghịch cảnh mời gọi nhất.
Tôi phải cảm phục trước sự thông thái và dũng cảm của Mann khi đọc tới phân đoạn trong chương 5 (dịch giả Nguyễn Hồng Vân) dưới đây:
Tối nay sau khi dùng bữa, ông có thể lại gần bà mệnh phụ ngọc treo đầy người mà bảo bà ta - ông đã cân nhắc kỹ từng lời sẽ nói ra: “Thưa bà, xin bà cho phép kẻ lạ mặt này mạo muội đưa ra một lời khuyên, một lời cảnh báo về một tai họa mà người ta đã che giấu vì lòng vị kỷ. Bà hãy đưa Tadzio và các tiểu thư rời khỏi đây, ngay lập tức! Venice đã bị nhiễm dịch". Rồi ông có thể xoa đầu từ biệt cậu bé, công cụ đắc lực trong tay vị thần ưa nhạo báng, quay mình bước đi và thoát khỏi vùng lầy nhơ nhớp này. Nhưng đồng thời ông lại cảm thấy dự định ấy và mong muốn thực sự của ông cách xa nhau một trời một vực. Hành động ấy có thể giúp ông phục hồi cuộc sống cũ, nhận lại bản thân mình ; nhưng ai đã thoát thai một lần thì không ghê sợ gì hơn là phải quay trở lại nhập vào thân xác cũ. Ông nhớ lại một công trình kiến trúc màu trắng, khắc chạm những dòng chữ rực lên trong ánh chiều tà, mà tư tưởng huyền bí của nó đã hút hồn ông, khi ấy bóng dáng người lữ hành kỳ dị kia đã thức tỉnh trong ông thú lãng du thời trai trẻ, mong tới những miền xa tìm điều mới lạ; và ý nghĩ quay về nhà, trở lại nếp sống cẩn trọng, khắc khổ, cực nhọc và tự tôn làm ông kinh tởm đền nỗi mặt ông nhăn nhúm như cảm thấy buồn nôn thực sự. "Phải giữ kín điều này!" Ông hổn hển thì thào.Và: "Mình sẽ im lặng!" Ý thức mình là kẻ đồng lõa, là người cùng có tội làm ông ngây ngất, như chút rượu cay làm bộ óc mệt mỏi chếnh choáng say.
Tôi có từng so sánh âm dương của Kim Dung và Từ Khắc. Thì có thể nói Mann và Từ Khắc giống nhau ở chỗ này.
Aschenbach quá thật thà, thật thà đến tàn nhẫn, và thật thà với chính bản thân mình, thứ mà chính tay Humbert cứ hay lập lờ thật giả. 50/50 mới là quỷ, Humbert dù đôi lúc tỏ ra yêu Lo nhưng thật ra không yêu ai cả ngoài mình. Ở Aschenbach, sự hai mặt này được minh bạch để thể hiện sự phức tạp về tâm lý. Khác với một Humbert che giấu tà tâm, Aschenbach luôn có một nỗ lực làm trong sạch bản thân mình dù biết mình mãi chỉ là quỷ.
Aschenbach yêu Tadzio sincerely nhưng ông cũng biết cái kết cục của câu chuyên tình này, nên chỉ dám đứng xa trọng vọng và chấp nhận chết để giữ một chút trong sạch cho bản thân mình và để bảo vệ cái đẹp ngây ngô như một bức tượng Hy La ấy.
Tôi có thể thấy sự không dám ấy ngay cả khi đã sắp đặt trong đầu rồi ngay ở đời tư của Mann. Khiến cho suy nghĩ của mình hiển ngôn trong nhật kí và trong lời xưng tội với người thân cận. Từ Mann, tôi mới thấy nếu như mình không ngăn cản được bản thân, ít nhất phải nói với mọi người, để họ có thể bảo vệ được bản thân khi nhìn thấy Mann và giúp đỡ Mann vượt qua bản năng của mình.
Tinh thần lôi tất cả trong bóng tối dưới ánh sáng của Mann thật ra rất là Kitô, kể cả là lộ diện bản thân mình thành một con quỷ bệnh hoạn, rất bệnh hoạn.
Tôi thực sự nghĩ nếu như Thomas Mann không có một sự nghiệp chính trị và không sinh ra trong thời loạn lạc thì rất có thể sẽ như Gilles de Rais sau khi Jeanne d'Arc chết và chiến tranh kết thúc. Mann khá giống với Ivan The Terrible sau khi Anastasia Romanovna chết, phải có một lý tưởng cao cả nào đó để giữ bản thân mình không trở thành một con quỷ thuần túy, không lời nào biện hộ nổi.
I lived for my art, I lived for love, I never did harm to a living soul Why, why, Lord?
Cái chết của Aschenbach ẩn ý cho một sự bất lực của con người trước cám dỗ, và phải trở về với Chúa và dựa vào Chúa để thoát khỏi bế tắc của thế giới loài người. Mấy ai đủ dũng cảm để chết và để về với Chúa như Aschenbach đâu vì Ngày Phán Xét không đảm bảo cho Aschenbach lên thiên đường. Đó là quyết định của Chúa. Nhưng chỉ riêng cái dũng cảm để lấy một cơ hội được cứu rỗi đó đã khiến Aschenbach trở thành một vị anh hùng trong bi kịch của mình.
Hai điều tuyệt đẹp khác trong Death in Venice mà tôi nghĩ sẽ tạo một tinh thần hoàn toàn khác với bi kịch Hy Lạp cũng mang mô típ đấng tối cao trọng vọng đến lạnh tanh sẽ luôn đánh ngã anh hùng và để họ chết trong sự trống rỗng. Đó là sự hiện diện của free will và sự toàn thiện của Chúa cho phép người anh hùng này có một hi vọng phục sinh ở đâu đó rất đẹp.
Ở ngay bờ vực sa ngã như một sắp đặt của số phận khi nhìn thấy Tadzio, mà vẫn chọn quay đầu và cái chết. Phảng phất một Jesus theo sắp đặt của Cha mà đi vào trong sa mạc, để cho Satan, đầy tôi của Cha cám dỗ và ý thức được nhiệm vụ hi sinh trên thập tự giá của mình.
Và khi Aschenbach chết, có cái cảm giác gì thanh thản, hơn là chết trong sự vùi dập của số phận sắp đặt bởi đấng tối cao như Icarus, Jason và Bellerophon. Từ cái chết đó mà thăng thiên. Dù hi sinh bản thân không vì một lý tưởng cứu rỗi nhân loại như Jesus, cũng chưa chắc được phục sinh vì Aschenbach không hề vô tội, nhưng bản thân chuyện ngăn dục vọng của bản thân cũng đã thành công cứu sự trong trắng của Tadzio, nên Aschenbach cũng đáng có một cơ hội trong vòng tay của Chúa.
Một con quỷ nhưng muốn làm Jesus che chở cho người yếu thế, tôi nghĩ đây chính là linh hồn của Death in Venice. Trông có vẻ không chính quy nhưng tôi tin nó chính là giá trị của Kitô.
Thành thật với bản thân nói thì dễ nhưng thực hiện nó luôn là một thử thách bao người đã ngã trận. Chọn lí luận vòng âm cũng như dương chẳng hạn và chọn tin vào những vùng xám, tôi nghĩ mình sẽ phải tập để không tin vào nó. Khi đã nghĩ theo hướng đó, nó rất dễ trở thành scapegoat cho nhiều tội ác mà mình gây ra trong vô thức.
Và nếu làm điều ác, tôi nghĩ đơn giản, thôi biện hộ sự ác vì nghịch cảnh, kể cả là ác vì a greater good, thì cũng nên tin y nguyên rằng "ác vì greater good", không nên vì greater good mà biến chữ "ác" đó thành "thiện".
Tự xưng tội và tự thừa nhận về sự biến chất của mình, từ đó sẽ biết phân loại đúng sai. Đó là tiền đề để free will quyết định bản thân mình theo Chúa hay theo Satan.
Đó mới là chỉ là bước đầu là nhận thức ra được thiện ác mà đã khó đến như vậy, liệu bước tiếp theo là chọn Chúa hay Satan sẽ chật vật như thế nào?
Rất nhiều nghệ sĩ từ vô danh cho tới vĩ đại phương Tây đã đầu hàng với thực tại, chấp nhận sa ngã, chấp nhận "better to reign in Hell than serve in Heaven". Tôi đồng ý là thực tại rất khắc nghiệt. Nhưng sự hiện diện Thomas Mann là minh chứng cho thấy một nghệ sĩ vĩ đại và là một bourgeois có đầy đủ tiềm năng để sa ngã, vẫn có thể chống cự được cám dỗ. Thomas Mann đã chọn theo Chúa trong cái nghịch cảnh cám dỗ của nghệ thuật cái đẹp Hy Lạp.
Mann cho tôi một đức tin rằng sự tiệm cận hoàn hảo là có thể đạt được mà không cần phải bán linh hồn mình cho quỷ dữ.
Nhưng hãy quay lại với chủ đề Lucifer. Không nửa sự thật. Hãy nhớ một sự thật rằng Thomas Mann không hề vô tội và là một con quỷ. Pháp luật phương Tây có tội trạng conspiracy và Kitô có một sự khắt khe đến cay nghiệt rằng suy nghĩ xấu xa đã là phạm tội. Vậy thì sự thật ở đây là, Mann luôn là một Lucifer, nhưng Chúa không cấm một Lucifer đang trong nỗ lực trở về với Ngài, vì Chúa là toàn thiện. Trong niềm tin về một tia hi vọng của sự chuộc tội và sự toàn thiện này, tôi hi vọng tôi không một mình.
Fall of Lucifer in Paradise Lost by Gustave Dore
Fall of Lucifer in Paradise Lost by Gustave Dore