Kĩ năng cho việc học là gì? Nó chính là công cụ để giúp cho quá trình học của bạn. Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu để đi đến một điểm đích tuy nhiên bạn A đi bằng xe máy, bạn B thì đi bộ thì theo bạn ai sẽ là người tới đích nhanh hơn. Quãng được ở đây sẽ là quá trình học tập để đạt đến một lượng kiến thức nhất định. "Xe máy" hay "đi bộ" nó giống như kĩ năng học hành. Nếu bạn có kĩ năng tốt thì "một chiếc xe máy" sẽ băng băng về đích trong thời gian rất ngắn và ngược lại, nếu "đi bộ" thì thời gian sẽ kéo dài từ ngày này qua ngày nọ. Đây là một ví dụ khá đơn giản nhưng nó nói lên cho bạn thấy được tầm quan trọng của kĩ năng học là như thế nào. Nếu bạn sở hữu một kĩ năng học tốt thì bạn vừa học tốt mà vừa có thể tham gia các hoạt động sống khác ~~ Vì vậy, ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn "các kĩ năng cho việc học" để bạn sẽ có hẳn "một chiếc ô tô" chứ không phải một "chiếc xe máy" nữa nhé. ~~
1. Viết lịch cho từng môn học: 
Trước khi bước vào kì thi việc xác định lịch thi là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn chia các khoảng thời gian thích hợp cho việc ôn thi. Trong trường hợp của mình thì không đơn giản là mình phải ôn thi mà mình còn phải hoàn thành các homework hay các dự án, presentation vào cùng thời gian vì vậy xác định chính xác thời gian thi sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình để không trở nên hoang mang khi khối lượng công việc là quá lớn. 
Mình thường hay sử dụng Google Calendar để viết deadline hay lịch thi của mình lên đó. Và mình sẽ để thông báo trước đó 7; 3; 1 ngày. Điều này giúp gợi nhắc mình về lịch thi nếu chẳng may mình có quên. Mình thường đồng bộ hóa lịch cho cả máy tính, ipad và điện thoại nên nếu có update gì thì cũng vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Điều này sẽ chỉ mất vài phút của bạn nhưng nó lại vô cùng hiệu quả. Vì vậy đừng "lười" ngay cả việc viết lịch lên GG Calendar nhé ~~
Đây là một ví dụ cho việc lên lịch  
2. Tâm lý vững vàng: 
Việc học và nhất là lúc thi cử cần một động lực rất lớn. Bạn sẽ cực kì dễ chán nản nếu trước deadline hay ngày thi một hai ngày mà vẫn chưa làm chủ được đống kiến thức. Đó là tâm lý "buông xuôi" phổ biến của nhiều bạn học sinh. Điều này thực sự khó để thay đổi nhưng theo mình không có cách nào khác để thoát khỏi "hố đen" suy nghĩ đó là hành động. Chỉ khi hành động thì động lực học tập mới được nảy sinh từ đó mới tạo nên những kì tích mà chỉ có sự áp lực về mặt thời gian có thể đem lại. Mình có một mẹo nhỏ cho các bạn nếu đang chán nản hay thậm chí buông xuôi thì nên đổi hướng suy nghĩ thay vì tập trung vào "kết quả thế nào chẳng tệ" sang  "Mình sẽ làm tốt nhất có thể với hoàn cảnh hiện tại". Thậm chí bạn có thể suy nghĩ đơn giản rằng "Mình sẽ chỉ học môn đó trong 5-10 phút thôi" để bắt đầu công việc học của bạn, vượt qua sự chán nản nhất thời. 
Bản thân mình cũng đã có nhen nhóm tâm lý đó vào bài exam đầu tiên của mình kì này vì mình thực sự không tự tin vào khả năng của mình với môn học đó nhưng chỉ còn vài ngày nữa là thi nên mình đã vô cùng căng thẳng. Chưa kể deadline còn ngập đầu nên mình không biết mình sẽ chia thời gian ôn cho nó như thế nào. Thế nhưng mình đã chuyển tâm lý của mình sang "Mình sẽ làm tốt nhất có thể với hoàn cảnh hiện tại" thì mình đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Mình thoải mái hơn và thậm chí còn tập trung hơn nhiều với tâm lý như thế này. Và rồi kết quả thì :) mình đã trở thành người được điểm cao thứ 2 trong lớp trong midterm vừa rồi ở môn học đó :) Hóa ra mình cũng chẳng tệ như mình nghĩ. TIN MÌNH ĐI, BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC ~~
Ở một khía cạnh khác, tâm lý học tập để duy trì việc học thường xuyên trong suốt học kì là điều vô cùng quan trọng vì nếu tâm lý bạn ổn định vào thời gian này, bạn học hành một cách đều đặn thì sẽ chẳng cần bất kì thủ thuật, mẹo, tips tâm lý nào cho mỗi kì thi vì "bạn đã mài dao suốt mấy năm chỉ chờ thời cơ để chiến thôi." Vì vậy luôn có tâm lý học tập mỗi ngày từng chút một sẽ giúp bạn vừa lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và giúp bạn ghi nhớ được chúng lâu hơn chứ không học kiểu "xôi vò", vò xong trong lúc thi rồi ném nó đi sau thi đâu nhé. Hãy biến học tập trở thành một thói quen và niềm yêu thích mỗi ngày để bạn có thể thoải mái đón nhận tri thức một cách chủ động hơn. Có thể đến đây bạn sẽ cảm thấy mình viết hơi xáo rỗng vì "Toán học" liệu có phải môn học mà dân "chuyên Văn" có thể 'yêu thích mỗi ngày" và "thoải mái đón nhận tri thức"? Mình cũng chẳng biết nữa (do đây là tâm lý của mỗi người) nhưng mình biết một điều rằng nếu dân "chuyên Văn" ngồi cùng nhau học Toán thì có vẻ môn Toán sẽ trở nên nhẹ gánh hơn nhiều đấy. Điều này sẽ được dẫn trong lời khuyên tiếp theo của mình.
3. Win-win relationship: 
Win-win relationship là một mối quan hệ mà cả hai cùng cộng hưởng cùng tiến bộ. Đó thực sự là một mỗi quan hệ vô cùng bổ ích đến với cuộc sống của mỗi người. Mình đã trải nghiệm rất nhiều win-win relationship nhưng mình sẽ kể cho bạn ngay về trải nghiệm gần nhất của mình. Trong midterm kì vừa rồi có một môn học như mình kể trên là môn Calculus 1 mình vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên thật may mắn mình có một cậu bạn cũng là học sinh quốc tế cùng khoa. Cậu ấy cũng đăng kí lớp đó cùng với mình. Trước ngày thi một ngày bọn mình quyết định hẹn nhau ra Study cafe để học với nhau. Bọn mình ngồi học với nhau rất say sưa, lên plan giải quyết những bài tập khó và giải đáp những chỗ chưa hiểu cho nhau. Cứ thể nguyên cả một ngày trước bọn mình đã ôn hết được hết kiến thức của nửa kì với độ hiểu sâu về từng mảng kiến thức. Bọn mình sẽ làm bài cùng nhau, hỗ trợ nhau chỗ chưa hiểu. Điều này đã giúp bọn mình ẵm vị trí số 1 và số 2 trong lớp học đó ~~ Có một điều mình nghiệm ra khi học cùng nhau thì não mình buộc phải hoạt động liên tục để có thể tăng tốc nên tốc độ làm việc là vô cùng lớn.  Tuy nhiên mình cũng có một cảnh báo đến các bạn nếu muốn xây dựng win-win relationship rằng thực sự hai người phải có mục đích đến để "học" cùng nhau và phải luôn luôn sẵn sàng hạ "cái tôi" xuống để sẵn sàng lắng nghe đối phương và tiếp nhận những kiến thức mới. Việc xác định "học" cùng nhau sẽ giúp hai người có cùng ý chí và sẽ không dễ distracted bởi những thứ khác. Hãy thử nghĩ xem nếu một người rất muốn học nhưng người còn lại vì bị "ép buộc" đến học và cả buổi cứ chăm chăm lấy cái điện thoại hay luôn đưa ra những câu chuyện làm distract công cuộc học hành thì có lẽ "thà học một mình" còn hơn. Điều thứ hai là về "cái tôi". Đây cũng là điều rất quan trọng. Tưởng tượng một lần nữa trong hoàn cảnh bạn và bạn của bạn có một vấn đề chưa hiểu nhau và ai cũng "sửng cồ" lên vì cho rằng quan điểm của mình đúng. Đến lúc đấy vì sự giận dỗi của "cái tôi" mà đã khiến cho việc học chẳng đi tới đâu, hơn nữa lại còn "sứt mẻ" tình bạn. Thế nên hãy biết chọn người bạn nào bạn có thể xây dựng được mối quan hệ win-win relationship nhé ~
3. Hai phương pháp học tập hiệu quả cho việc ghi nhớ: 
Tiếp theo mình sẽ nói về 2 phương pháp học mình đã sử dụng hiệu quả cho cả học kì vừa rồi và nhất là cho các kì thi. Đây là 2 video nói về 2 phương pháp này với version Anh, Việt nhé. Các bạn có thể tham khảo. 
 https://www.youtube.com/watch?v=Z-zNHHpXoMM&t=1405s (youtube của Alli Abdaal - một youtuber chuyên về productivity) 
Viet version: https://www.youtube.com/watch?v=UAcGGxi2WqM (youtube của chị Chi Nguyễn The Present Writer)
Bạn nên nghe 3 vid này trước vì nó sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về hai phương pháp này và những mẹo mà các youtuber chia sẻ nhé ~~
a. Active recalling: 
Đối với mình, active recalling là phương pháp chủ động nhắc lại những kiến thức một cách có hệ thống. Tại sao lại là "chủ động" và "hệ thống"? Chủ động là khi bạn nhắc lại nó với mục đích học tập và lấy kiến thức chứ không phải là với mục đích "à chết mai thi rồi". Hệ thống là khi bạn phải sắp xếp các kiến thức một cách bài bản có móc xích với nhau. Từ cái này bạn có thể móc xích liên hệ đến cái kia. Còn nếu bạn không xử lý dữ liệu một cách hệ thống thì active recalling chỉ là gợi nhắc lại "một mớ bòng bong" mà chẳng biết là bắt đầu ở đâu và kết thúc ở đâu, note nào dùng cho môn nào. Vì vậy việc active recalling cần 2 yếu tố này để đạt được hiệu quả cao nhất. Để làm ntn mình sẽ nói chung ở phần c.
b. Spaced repetition: 
Lặp lại ngắt quãng là thay vì đọc một lượng kiến thức trong 24/24 tiếng đồng hồ thì bạn hãy ngắt quãng thời gian đọc và học thuộc của bạn ra để não bạn thở trong môn học đó và kịp hấp thụ kiến thức trước khi bạn đọc lại nó. Điều này dựa trên nghiên cứu về đường cong lãng quên của con người. Bạn có thể nhìn vào hình ảnh và thấy rằng nếu bạn nhắc lại càng nhiều lần thì thời gian bạn quên kiến thức càng lâu hơn, từ đó giúp bạn có được kiến thức đó sau nhiều lần reminder. Homework cũng là hình thức được xây dựng trên dạng này tuy nhiên nó có vẻ vẫn chưa được phát huy tác dụng nhiều lắm. 

The Spacing Effect: How to Improve Learning and Maximize Retention
Đường cong lãng quên
c. Cách áp dụng chiến lược cho hai phương pháp này: 
Tip 1: Tập trung vào 20% key-point để lấy được 80% điểm số. 
Trước tiên bạn phải nắm được ý chính của những kiến thức dựa trên việc chọn lọc kiến thức. Đừng quá tập trung nhớ các "tiểu tiết" ngay đầu tiên mà hãy tập trung vào các ý chính của bài và móc xích chúng lại với nhau trước. Mình thấy rất nhiều người tập trung vào tiểu tiết trước. Đọc thuộc hết từng thứ một và đến cuối cùng những thứ bạn nhớ được sẽ giống như một đống đồ trong một căn phòng lộn xộn. Đến lúc bạn lấy ra thì chẳng biết lấy ở đâu. Vì vậy nhớ ý chính một cách có hệ thống là ưu tiên số 1 nhé. 
Tip 2: Tập trung vào "tiểu tiết" trong ý chính. 
Đọc ý chính không đơn giản là chỉ đọc và nhớ mà bạn còn phải hiểu rõ ý chính đó có những chỗ cần ghi nhớ nào. Mình sẽ đưa cho bạn một ví dụ. Đây là một lý thuyết về Toán học về cách tìm diverge or converge. Bạn đọc thật kĩ thuyết này thì sẽ chú ý rằng trên cùng nó sẽ có một điều kiện "positive, decreasing and continuous function". Đây là một điều kiện bắt buộc để học thuyết này có thể được áp dụng vì vậy khi dùng test này để chứng minh thì trước hết mình cần phải check xem nó có "positive, decreasing and continuous" hay không trong các phần bài tập. Điều này sẽ giúp mình tránh được lỗi sai thường gặp là thiếu điều kiện khi sử dụng test. 
Integral Test. ▻Jump over to have practice at Khan… | by Solomon Xie |  Calculus Basics | Medium

Tương tự như vậy khi gặp một kiến thức mới đặc biệt cho những môn học như Hóa, Lý thì việc bạn nhớ các tiểu tiết cho các mảng kiến thức là vô cùng quan trọng để có thể sử dụng nó. 
Tip 3: Ghi take note là ghi ý chính
Trước đây mình rất hay gặp vấn đề trong chuyện ghi take note là mình thường gần như chép lại nội dung của kiến thức mình cần ghi nhớ. Và rồi bỏ bẵng nó ở một xó nhà (haha) và rồi kiến thức cũng theo đó mà biến mất. Mình nghĩ rằng việc ghi chép sẽ phần nào giúp bạn nhớ lâu hơn nhưng nó cũng có tác dụng ngược lại làm bạn ỷ lại vào tờ take note. Não bạn sẽ không chịu ghi nhớ thông tin bởi vì nó nghĩ rằng bạn đã gắn thông tin của bạn lên một hệ thống ghi nhớ khác là tờ giấy nhớ tuy nhiên hệ thống này lại không có trong đầu bạn nên kể cả bạn có ghi chép vào giấy nhớ thì bạn cũng sẽ rất dễ quên kiến thức
Mình có một giải pháp nhỏ cho chuyện này là hãy thử ghi tóm tắt những ý chính một cách ngắn gọn hay đơn giản là đặt những câu hỏi và bắt não phải vận động bằng ngôn từ của mình. Dưới đây là ví dụ về việc mình "bắt" não phải vận động như thế nào. Hãy đọc nó và xem bạn có hiểu gì không nhé. 
Mình nghĩ bạn đọc sẽ chẳng hiểu gì đâu vì mình đang lập trình các ý chính này bằng ngôn từ của mình và bằng những mảng logic trong đầu mình có. Nó sẽ chẳng được viết trong sách vở như thế nhưng khi đọc phần câu hỏi thì ngay trong não mình sẽ có những câu hỏi và mình dựa trên logic những câu hỏi đó để xây dựng nên phần ghi nhớ cho chính mình. Khi não mình đọc lại mảng kiến thức này nó buộc phải hình dung ra xem cái đoạn này nó viết cái gì để rồi ghi nhớ kiến thức sâu hơn và lâu hơn. Vì vậy hãy thử áp dụng chiến lược cho việc học của bạn nhé. ~~
Có lẽ đến đây bài viết hơi dài nên mình sẽ dừng part 1 ở đây. Mình còn tới tận 2 parts nữa về các kĩ năng học tập khác như như thế nào luyện bài tập hiệu quả, cách tự đặt câu hỏi, deep work, làm sao để tránh bị xao nhãng bởi các thiết bị điện tử khi học tập, thu hẹp "góc phần tư thứ nhất" bằng cách mở rộng "góc phần tư thứ hai", cách "chửi bậy" thú vị trong lúc học, ...
Hy vọng bạn sẽ đón nhận những phần tiếp theo của mình ~~~
Thank you ~~~