Note.23✤Book.20✤6/2021:Danshari 断 捨 離 - Sống tối giản như người Nhật - Minimalism
ao karimero Đọc 4 cuốn sách và những bài viết khác.... (19/6/2021) (Tổng số sách đã đọc được: 20 quyển) 1) Sasaki Fumio -...
Đọc 4 cuốn sách và những bài viết khác.... (19/6/2021) (Tổng số sách đã đọc được: 20 quyển)1) Sasaki Fumio - Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật2) Marie Kondo - Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật3) Shunmyō Masuno - Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản4) Dương Linh - Nhật Bản Đến Và Yêu
Sasaki Fumio - “ぼくたちに、もうモノは必要ない”
Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình???. Giá trị bản thân chúng ta không đo = những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn.
Giống như con người khi sinh ra không có một thứ gì trong tay, bản thân người Nhật trước đây cũng là những người sống theo lối tối giản. Đã từng có một người nước ngoài đến Nhật trước khi bắt đầu công việc làm ăn của mình, và anh ta đã rất ngạc nhiên trước người Nhật lúc bấy giờ?? (lúc nào, sau chiến tranh?, cuối thế kỷ?...). Mỗi người chỉ có hai, ba bộ quần áo? nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ. Người Nhật trước đây cũng chẳng giữ đến 10 bộ quần áo làm gì. Khi di chuyển thì luôn đi bộ, nhà ở thì đơn giản, thỏai mái, và cũng không phải là nơi ở cố định.
Chúng ta đều biết rằng Jobs không bao giờ nói về những thứ ông không quan tâm. Nhưng bạn có biết, những thứ mà ông không để tâm đều là những thứ bên ngoài sự tối giản hay không. Đặc biệt, ông rất ghét những gì cấu tạo phức tạp và thừa thãi. Nét văn hóa của tập đoàn hàng đầu thế giới này chính là nét văn hóa vốn có trước đây của Nhật Bản. Tỉ lệ số người sử dụng iPhone của Nhật Bản cũng cao hàng đầu thế giới. Có thể thấy, nhờ Steve Jobs, văn hóa tối giản này lại được du nhập ngược lại Nhật Bản.
...một ngày con người suy nghĩ đến 60 nghìn việc. Trong đó có đến 95% là những công việc giống ngày hôm trước và 80% trong đấy là những suy nghĩ tiêu cực. Làm thế nào để chiếc máy tính ì ạch này có thể chạy nhanh hơn?Con người cũng giống như chiếc máy tính, và cho đến mãi về sau chắc cũng chẳng có loại máy tính nào mới ra đâu. Nếu con người là phần cứng được lập trình từ năm nghìn năm trước và không thay đổi cho đến ngày nay, thì ta chỉ còn cách cắt giảm những thứ không cần thiết để máy nhẹ hơn thôi. Xóa dữ liệu trên ổ cứng, xóa các ứng dụng đang chạy, chiếc máy tính này sẽ nhẹ hơn và đưa ra những câu trả lời mới mẻ nhất. (Chẳng lẽ phương án duy nhất là Xóa Xóa??)
Bản chất của hệ thần kinh con người là /cơ cấu tìm ra sự “thay đổi” giữa các kích thích/??. Đó là sự thay đổi khi chuyển từ kích thích này sang kích thích khác. Hệ thống thần kinh con người không tập trung vào khối lượng kích thích, mà tập trung vào sự khác biệt khi kích thích thay đổi. Trong trường hợp trên, kích thích đến từ tivi là khá lớn, nhưng người này đã quen với kích thích nên hoàn toàn có thể ngủ ngon. Ngược lại, khi không còn kích thích từ âm thanh hay độ sáng của tivi, anh ta sẽ tỉnh dậy vì thay đổi kích thích. Trường hợp này cũng giống như việc một đứa trẻ đang ngủ trưa bị tỉnh giấc vì tiếng bước chân vậy. Chỉ có điều là trình tự thì ngược lại. Để hệ thần kinh con người nhận ra được kích thích cần có sự chênh lệch giữa hai trạng thái. Ví dụ như tắt chiếc tivi đang mở (chênh lệch từ có kích thích sang không có kích thích), hay đứa trẻ đang ngủ bị thức giấc vì tiếng bước chân (từ không có kích thích sang có kích thích), hoặc có thể là bị tỉnh giấc do đổi kênh tivi (từ kích thích này sang một kích thích khác), hoặc thậm chí là tỉnh giấc do tăng âm lượng tivi (từ có kích thích sang kích thích lớn hơn)
Tại sao các cô gái lại không thỏa mãn với những chiếc nhẫn? : Đơn giản như bạn mua được tất cả những bộ quần áo mà bạn luôn muốn có, nhưng rồi bạn nhanh chóng thấy chúng xấu xí và tự nhủ: chẳng có cái nào mặc được cả. Hay bạn không còn tìm thấy niềm vui trong công việc mà bạn vốn rất mãn nguyện khi có nó. Hoặc cũng có thể là bạn thấy chán gương mặt đã được phẫu thuật thẩm mỹ của mình và lại tiếp tục phẫu thuật. Dù có quen với mấy người bạn gái rồi nhưng bạn vẫn tiếp tục chạy theo cô khác. Hay chia tay với cô gái mà mình đã từng thề sẽ ở bên nhau dù ốm đau hay mạnh khỏe… Tất cả những việc đó đều là do ảnh hưởng của quá trình “thói quen chán nản”. Nếu bạn tặng cho một bé gái chiếc nhẫn nhựa, cô bé sẽ sung sướng ngay lập tức. Nhưng dần dần, cô bé ấy sẽ vứt chiếc nhẫn đó qua một bên, thậm chí còn thấy chán chiếc nhẫn 50 nghìn yên mua từ tiền tiêu vặt tiết kiệm, sau đó là đến chiếc nhẫn 300 nghìn yên mua từ tiền lương của mình. Có lẽ dù có được chiếc nhẫn nổi tiếng nhất, đắt giá nhất thế giới thì cô gái ấy cũng sẽ chán nó mà thôi. Còn với bé trai mà nói, ngày đầu khi có được một chiếc ô tô đồ chơi, các cậu bé sẽ nhảy cẫng lên sung sướng. Nhưng cậu cũng sẽ chán nó, chán cả những chiếc ô tô đồ chơi khác. Vì chán nên cậu sẽ nhanh chóng vứt bỏ chúng đi. Khi cảm thấy quen thuộc đến phát chán những món đồ của mình, bạn không còn bị nó kích thích nữa. Hệ thống thần kinh xác nhận trạng thái giống nhau ở mọi lúc, mọi nơi nên bạn không còn thấy sự chênh lệch giữa các kích thích nữa. Và để tạo ra sự chênh lệch đó, chỉ còn cách là tắt kích thích đó đi, thay đổi nó, tăng thêm kích thích hay làm nó lớn thêm.
Giống như con người khi sinh ra không có một thứ gì trong tay, bản thân người Nhật trước đây cũng là những người sống theo lối tối giản. Đã từng có một người nước ngoài đến Nhật trước khi bắt đầu công việc làm ăn của mình, và anh ta đã rất ngạc nhiên trước người Nhật lúc bấy giờ?? (lúc nào, sau chiến tranh?, cuối thế kỷ?...). Mỗi người chỉ có hai, ba bộ quần áo? nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ. Người Nhật trước đây cũng chẳng giữ đến 10 bộ quần áo làm gì. Khi di chuyển thì luôn đi bộ, nhà ở thì đơn giản, thỏai mái, và cũng không phải là nơi ở cố định.
Chúng ta đều biết rằng Jobs không bao giờ nói về những thứ ông không quan tâm. Nhưng bạn có biết, những thứ mà ông không để tâm đều là những thứ bên ngoài sự tối giản hay không. Đặc biệt, ông rất ghét những gì cấu tạo phức tạp và thừa thãi. Nét văn hóa của tập đoàn hàng đầu thế giới này chính là nét văn hóa vốn có trước đây của Nhật Bản. Tỉ lệ số người sử dụng iPhone của Nhật Bản cũng cao hàng đầu thế giới. Có thể thấy, nhờ Steve Jobs, văn hóa tối giản này lại được du nhập ngược lại Nhật Bản.
...một ngày con người suy nghĩ đến 60 nghìn việc. Trong đó có đến 95% là những công việc giống ngày hôm trước và 80% trong đấy là những suy nghĩ tiêu cực. Làm thế nào để chiếc máy tính ì ạch này có thể chạy nhanh hơn?
Bản chất của hệ thần kinh con người là /cơ cấu tìm ra sự “thay đổi” giữa các kích thích/??. Đó là sự thay đổi khi chuyển từ kích thích này sang kích thích khác. Hệ thống thần kinh con người không tập trung vào khối lượng kích thích, mà tập trung vào sự khác biệt khi kích thích thay đổi. Trong trường hợp trên, kích thích đến từ tivi là khá lớn, nhưng người này đã quen với kích thích nên hoàn toàn có thể ngủ ngon. Ngược lại, khi không còn kích thích từ âm thanh hay độ sáng của tivi, anh ta sẽ tỉnh dậy vì thay đổi kích thích. Trường hợp này cũng giống như việc một đứa trẻ đang ngủ trưa bị tỉnh giấc vì tiếng bước chân vậy. Chỉ có điều là trình tự thì ngược lại. Để hệ thần kinh con người nhận ra được kích thích cần có sự chênh lệch giữa hai trạng thái. Ví dụ như tắt chiếc tivi đang mở (chênh lệch từ có kích thích sang không có kích thích), hay đứa trẻ đang ngủ bị thức giấc vì tiếng bước chân (từ không có kích thích sang có kích thích), hoặc có thể là bị tỉnh giấc do đổi kênh tivi (từ kích thích này sang một kích thích khác), hoặc thậm chí là tỉnh giấc do tăng âm lượng tivi (từ có kích thích sang kích thích lớn hơn)
Tại sao các cô gái lại không thỏa mãn với những chiếc nhẫn? : Đơn giản như bạn mua được tất cả những bộ quần áo mà bạn luôn muốn có, nhưng rồi bạn nhanh chóng thấy chúng xấu xí và tự nhủ: chẳng có cái nào mặc được cả. Hay bạn không còn tìm thấy niềm vui trong công việc mà bạn vốn rất mãn nguyện khi có nó. Hoặc cũng có thể là bạn thấy chán gương mặt đã được phẫu thuật thẩm mỹ của mình và lại tiếp tục phẫu thuật. Dù có quen với mấy người bạn gái rồi nhưng bạn vẫn tiếp tục chạy theo cô khác. Hay chia tay với cô gái mà mình đã từng thề sẽ ở bên nhau dù ốm đau hay mạnh khỏe… Tất cả những việc đó đều là do ảnh hưởng của quá trình “thói quen chán nản”. Nếu bạn tặng cho một bé gái chiếc nhẫn nhựa, cô bé sẽ sung sướng ngay lập tức. Nhưng dần dần, cô bé ấy sẽ vứt chiếc nhẫn đó qua một bên, thậm chí còn thấy chán chiếc nhẫn 50 nghìn yên mua từ tiền tiêu vặt tiết kiệm, sau đó là đến chiếc nhẫn 300 nghìn yên mua từ tiền lương của mình. Có lẽ dù có được chiếc nhẫn nổi tiếng nhất, đắt giá nhất thế giới thì cô gái ấy cũng sẽ chán nó mà thôi. Còn với bé trai mà nói, ngày đầu khi có được một chiếc ô tô đồ chơi, các cậu bé sẽ nhảy cẫng lên sung sướng. Nhưng cậu cũng sẽ chán nó, chán cả những chiếc ô tô đồ chơi khác. Vì chán nên cậu sẽ nhanh chóng vứt bỏ chúng đi. Khi cảm thấy quen thuộc đến phát chán những món đồ của mình, bạn không còn bị nó kích thích nữa. Hệ thống thần kinh xác nhận trạng thái giống nhau ở mọi lúc, mọi nơi nên bạn không còn thấy sự chênh lệch giữa các kích thích nữa. Và để tạo ra sự chênh lệch đó, chỉ còn cách là tắt kích thích đó đi, thay đổi nó, tăng thêm kích thích hay làm nó lớn thêm.
Nếu áp vào đồ vật thì bạn cần phải:
1) mua một món khác (thay đổi kích thích)
2) mua nhiều hơn (tăng thêm kích thích)
3) mua những thứ đắt hơn (làm kích thích lớn hơn).
Có một sự thực là dù bạn có nhận được cái nhẫn 10 nghìn yên, 30 nghìn yên hay 50 nghìn yên thì cảm giác sung sướng khi nhận được chúng cũng đều giống nhau!????. Niềm vui khi bạn nhận được chiếc nhẫn 50 nghìn yên cũng không hề gấp năm lần niềm vui khi nhận được chiếc nhẫn 10 nghìn yên đâu. Nụ cười của bạn cũng chẳng tươi hơn năm lần và niềm vui đấy cũng chẳng kéo dài gấp năm lần được. Giá trị của đồ vật có thể không có giới hạn nhưng tình cảm của con người thì có. Nếu niềm vui khi bạn nhận được chiếc nhẫn 50 nghìn yên thực sự nhiều hơn gấp năm lần khi nhận được chiếc nhẫn 10 nghìn yên thì chúng ta có thể hạnh phúc hơn chỉ với tiền bạc, vật chất. Dù bạn giàu có như thế nào chăng nữa, dù bạn có nhiều tài sản đến đâu, thì sự giàu có đấy cũng chẳng khác gì với niềm vui hiện tại bạn đang cảm nhận được. Và dù có sắm được nhiều đồ đến đâu, bạn cũng không thấy thoải mái bởi niềm vui khi có đồ mới trong tay cũng chỉ như những niềm vui nhỏ bé hằng ngày khác mà thôi.
Bạn có nhiều đồ không cần thiết như vậy để làm gì?
Bạn có nhiều đồ không cần thiết như vậy để làm gì?
Mục đích thực sự khi bạn muốn có ngần đấy thứ là gì? Chúng ta hãy đi từ kết luận của vấn đề. Mục đích đó chính là “thể hiện giá trị của bản thân”. Chúng ta luôn muốn thể hiện giá trị của bản thân mình cho mọi người thấy qua những món đồ của mình.!???? WHY????
Chúng ta hãy cũng nhìn vào sự khác nhau giữa chó và mèo. Mèo có thể ở nhà một mình khi bạn vắng nhà mà không buồn chán gì, còn chó thì không. Nếu bạn để một chú chó ở nhà một mình trong thời gian dài, nó sẽ sủa loạn xạ và chạy khắp nơi trong nhà. Người ta cũng cho rằng một chú chó bị bỏ lại trong thời gian dài và bị cô đơn một mình sẽ mắc bệnh trầm cảm. Dù bạn có là ai đi chăng nữa, dù trông bạn thật vui vẻ với bạn bè hay có một gia đình hòa thuận, bạn cũng không thể xóa bỏ sự cô đơn mãi được. Một lúc nào đó, nỗi cô đơn sẽ bất chợt ghé thăm bạn. Có lẽ sẽ có nhiều người than phiền rằng: Tôi cô đơn quá! Nhưng bạn cũng không cần quan tâm đến nó đâu, vì chẳng có ai có thể xóa hoàn toàn cái ứng dụng “cô đơn” này. Ai cũng bị mặc định cài đặt ứng dụng này, nó sẽ tự khởi động và bạn sẽ bị nó làm phiền rất nhiều đấy. Con người là loài động vật sống theo tập thể và sinh hoạt trong một xã hội. Và muốn được chấp nhận trong xã hội đấy, chúng ta cần phải có “giá trị nào đó” để phục vụ cho xã hội hay tập thể. Nếu dưới sự nhìn nhận của người khác, bạn không thể tìm thấy “giá trị của bản thân” thì bạn không thể tồn tại được. Một nguyên nhân lớn dẫn đến căn bệnh trầm cảm hay tình trạng tự sát đó là suy nghĩ “bản thân không có giá trị”. Loài chó cũng giống như vậy.Nguyên nhân khiến một chú chó bị trầm cảm khi phải ở một mình trong thời gian dài là do khi không có người, nó không có ai để khẳng định giá trị của bản thân. (!????)
Khi con người không còn thấy “bản thân mình có giá trị nào đó”, họ sẽ không sống tiếp được nữa. Khi họ nghĩ rằng mình không có giá trị gì trong xã hội này, họ sẽ không còn nghị lực làm việc và thậm chí là không còn động lực để sống. Phía trước họ chỉ có hai điểm đến là bệnh trầm cảm và tự sát. Thế nên, để có thể tiếp tục cuộc sống này, đừng bao giờ đánh mất tình yêu với chính bản thân mình. Chính vì lý do trên mà mong muốn được công nhận “bản thân có giá trị” chỉ xếp sau các nhu cầu sinh lý như ăn uống và giấc ngủ, nó có tác động tới tất cả các hoạt động của chúng ta. Để có thể khẳng định được “bản thân có giá trị”, chúng ta cần được người khác công nhận. Hay nói cách khác, con người, loài động vật có tính xã hội chỉ có thể khẳng định được bản thân thông qua việc được người khác nhìn nhận mình. Theo tôi, giá trị của bản thân chỉ được quyết định bởi chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu xét theo đúng câu nói này thì con người chúng ta sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, không gặp gỡ mọi người, không liên lạc với bạn bè bằng mạng xã hội, và theo đó giá trị của bản thân lại không được công nhận. Bất cứ ai dù cô đơn lạc lõng thế nào cũng muốn được một ai đó chú ý đến bản thân mình. Và để người khác nhìn nhận chính là một cách hữu hiệu nhất để có thể khẳng định giá trị của bản thân. Nếu không có một tấm gương phản chiếu là ý kiến của người khác, tự chúng ta sẽ không nhìn thấy dáng vẻ của chính mình. Bạn luôn sống vì sự đánh giá của người khác. Bạn sẽ an tâm nếu giá trị của một ai đó bị hạ thấp và luôn muốn khẳng định giá trị của chính mình dù chỉ một chút. Đó chính là bản chất của “đánh giá”. Nếu một người cảm thấy mình không có giá trị, anh ta sẽ có những hành động cực đoan. Và để chứng tỏ giá trị của bản thân, anh ta cần có trong tay những thứ yếu hơn mình. Có thể anh ta sẽ cầm súng và bạo loạn trong trường học: Cái xã hội này, những con người này, những kẻ không hiểu được giá trị của tao thì tốt nhất nên phá hủy nó đi”. Hoặc có thể anh ta sẽ trở thành khủng bố:“Giá trị của chúng tao không được công nhận một cách công bằng”.
Nếu bạn coi đồ vật là phương tiện để truyền tải “giá trị của bản thân” thì đồ đạc trong nhà bạn sẽ dần tăng lên. Và đương nhiên là đồ đạc càng nhiều thì bạn càng dễ thể hiện được giá trị của mình. Tuy nhiên, những món đồ đang tăng lên không ngừng đó sẽ không còn là phương tiện mà sẽ trở thành mục đích của việc thể hiện “giá trị của bản thân”. Hay nói cách khác, “đồ vật” đã trở thành chính “bản thân” bạn. Và bạn đã nhầm “đồ đạc” với “bản thân mình”. Nếu bạn nghĩ đồ đạc là bản thân bạn, bạn sẽ tiếp tục sắm đồ đạc không ngừng nghỉ. Vì “đồ đạc = con người” nên tự nhiên việc tăng đồ đạc=> tăng giá trị bản thân mình. Cứ như vậy, bạn sẽ tiếp tục tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức để mua sắm, bảo quản, sắp xếp hết món này đến món khác. Nói tóm lại, khi coi giá trị của đồ đạc bằng giá trị của bản thân, bạn sẽ coi việc bảo quản, sắp xếp đồ đạc là mục tiêu hàng đầu của mình.
Con người là loài động vật có tập tính xã hội, sinh hoạt theo bầy đàn nên nếu không thể chứng minh được “bản thân có giá trị”, con người dễ mắc bệnh trầm cảm và đi đến tự sát. Do đó, con người cần phải được ai đó công nhận là có giá trị. Ngoài giá trị vẻ ngoài có thể dễ dàng thể hiện giá trị bản thân, chúng ta còn có giá trị nội tại bên trong. Tuy nhiên giá trị bên trong này rất khó để truyền tải ra ngoài và tốn khá nhiều thời gian mới làm được. Có một cách nhanh hơn để truyền tải giá trị bên trong của con người đó là thông qua đồ đạc. Bởi khác với các giá trị bên trong, đồ đạc được mọi người nhìn thấy và dễ dàng được công nhận hơn. Tuy nhiên nếu bạn quá phụ thuộc vào ưu điểm này, rất dễ dẫn đến hậu quả là đồ đạc tăng quá tải. Những món đồ thể hiện giá trị bản thân của bạn sẽ dần trở thành chính giá trị của bạn. Tức là “đồ dùng = con người”. Khi đó bạn sẽ tiếp tục sắm đồ không ngừng nghỉ vì bạn thấy tăng đồ cũng là tăng giá trị con người. Và lúc này, đồ dùng sẽ bén rễ trong nhà, cướp đi thời gian, công sức của bạn. Cuối cùng, những thứ vốn chỉ là dụng cụ trong nhà lại biến thành chủ nhân của chính bạn. Chúng không còn là những món đồ được sử dụng theo đúng chức năng hay những món đồ để thể hiện “giá trị của bản thân” mà trở thành thứ làm hao mòn con người bạn.
Chúng ta hãy cũng nhìn vào sự khác nhau giữa chó và mèo. Mèo có thể ở nhà một mình khi bạn vắng nhà mà không buồn chán gì, còn chó thì không. Nếu bạn để một chú chó ở nhà một mình trong thời gian dài, nó sẽ sủa loạn xạ và chạy khắp nơi trong nhà. Người ta cũng cho rằng một chú chó bị bỏ lại trong thời gian dài và bị cô đơn một mình sẽ mắc bệnh trầm cảm. Dù bạn có là ai đi chăng nữa, dù trông bạn thật vui vẻ với bạn bè hay có một gia đình hòa thuận, bạn cũng không thể xóa bỏ sự cô đơn mãi được. Một lúc nào đó, nỗi cô đơn sẽ bất chợt ghé thăm bạn. Có lẽ sẽ có nhiều người than phiền rằng: Tôi cô đơn quá! Nhưng bạn cũng không cần quan tâm đến nó đâu, vì chẳng có ai có thể xóa hoàn toàn cái ứng dụng “cô đơn” này. Ai cũng bị mặc định cài đặt ứng dụng này, nó sẽ tự khởi động và bạn sẽ bị nó làm phiền rất nhiều đấy. Con người là loài động vật sống theo tập thể và sinh hoạt trong một xã hội. Và muốn được chấp nhận trong xã hội đấy, chúng ta cần phải có “giá trị nào đó” để phục vụ cho xã hội hay tập thể. Nếu dưới sự nhìn nhận của người khác, bạn không thể tìm thấy “giá trị của bản thân” thì bạn không thể tồn tại được. Một nguyên nhân lớn dẫn đến căn bệnh trầm cảm hay tình trạng tự sát đó là suy nghĩ “bản thân không có giá trị”. Loài chó cũng giống như vậy.
Khi con người không còn thấy “bản thân mình có giá trị nào đó”, họ sẽ không sống tiếp được nữa. Khi họ nghĩ rằng mình không có giá trị gì trong xã hội này, họ sẽ không còn nghị lực làm việc và thậm chí là không còn động lực để sống. Phía trước họ chỉ có hai điểm đến là bệnh trầm cảm và tự sát. Thế nên, để có thể tiếp tục cuộc sống này, đừng bao giờ đánh mất tình yêu với chính bản thân mình. Chính vì lý do trên mà mong muốn được công nhận “bản thân có giá trị” chỉ xếp sau các nhu cầu sinh lý như ăn uống và giấc ngủ, nó có tác động tới tất cả các hoạt động của chúng ta. Để có thể khẳng định được “bản thân có giá trị”, chúng ta cần được người khác công nhận. Hay nói cách khác, con người, loài động vật có tính xã hội chỉ có thể khẳng định được bản thân thông qua việc được người khác nhìn nhận mình. Theo tôi, giá trị của bản thân chỉ được quyết định bởi chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu xét theo đúng câu nói này thì con người chúng ta sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, không gặp gỡ mọi người, không liên lạc với bạn bè bằng mạng xã hội, và theo đó giá trị của bản thân lại không được công nhận. Bất cứ ai dù cô đơn lạc lõng thế nào cũng muốn được một ai đó chú ý đến bản thân mình. Và để người khác nhìn nhận chính là một cách hữu hiệu nhất để có thể khẳng định giá trị của bản thân. Nếu không có một tấm gương phản chiếu là ý kiến của người khác, tự chúng ta sẽ không nhìn thấy dáng vẻ của chính mình. Bạn luôn sống vì sự đánh giá của người khác. Bạn sẽ an tâm nếu giá trị của một ai đó bị hạ thấp và luôn muốn khẳng định giá trị của chính mình dù chỉ một chút. Đó chính là bản chất của “đánh giá”. Nếu một người cảm thấy mình không có giá trị, anh ta sẽ có những hành động cực đoan. Và để chứng tỏ giá trị của bản thân, anh ta cần có trong tay những thứ yếu hơn mình. Có thể anh ta sẽ cầm súng và bạo loạn trong trường học: Cái xã hội này, những con người này, những kẻ không hiểu được giá trị của tao thì tốt nhất nên phá hủy nó đi”. Hoặc có thể anh ta sẽ trở thành khủng bố:
Nếu bạn coi đồ vật là phương tiện để truyền tải “giá trị của bản thân” thì đồ đạc trong nhà bạn sẽ dần tăng lên. Và đương nhiên là đồ đạc càng nhiều thì bạn càng dễ thể hiện được giá trị của mình. Tuy nhiên, những món đồ đang tăng lên không ngừng đó sẽ không còn là phương tiện mà sẽ trở thành mục đích của việc thể hiện “giá trị của bản thân”. Hay nói cách khác, “đồ vật” đã trở thành chính “bản thân” bạn. Và bạn đã nhầm “đồ đạc” với “bản thân mình”. Nếu bạn nghĩ đồ đạc là bản thân bạn, bạn sẽ tiếp tục sắm đồ đạc không ngừng nghỉ. Vì “đồ đạc = con người” nên tự nhiên việc tăng đồ đạc=> tăng giá trị bản thân mình. Cứ như vậy, bạn sẽ tiếp tục tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức để mua sắm, bảo quản, sắp xếp hết món này đến món khác. Nói tóm lại, khi coi giá trị của đồ đạc bằng giá trị của bản thân, bạn sẽ coi việc bảo quản, sắp xếp đồ đạc là mục tiêu hàng đầu của mình.
Con người là loài động vật có tập tính xã hội, sinh hoạt theo bầy đàn nên nếu không thể chứng minh được “bản thân có giá trị”, con người dễ mắc bệnh trầm cảm và đi đến tự sát. Do đó, con người cần phải được ai đó công nhận là có giá trị. Ngoài giá trị vẻ ngoài có thể dễ dàng thể hiện giá trị bản thân, chúng ta còn có giá trị nội tại bên trong. Tuy nhiên giá trị bên trong này rất khó để truyền tải ra ngoài và tốn khá nhiều thời gian mới làm được. Có một cách nhanh hơn để truyền tải giá trị bên trong của con người đó là thông qua đồ đạc. Bởi khác với các giá trị bên trong, đồ đạc được mọi người nhìn thấy và dễ dàng được công nhận hơn. Tuy nhiên nếu bạn quá phụ thuộc vào ưu điểm này, rất dễ dẫn đến hậu quả là đồ đạc tăng quá tải. Những món đồ thể hiện giá trị bản thân của bạn sẽ dần trở thành chính giá trị của bạn. Tức là “đồ dùng = con người”. Khi đó bạn sẽ tiếp tục sắm đồ không ngừng nghỉ vì bạn thấy tăng đồ cũng là tăng giá trị con người. Và lúc này, đồ dùng sẽ bén rễ trong nhà, cướp đi thời gian, công sức của bạn. Cuối cùng, những thứ vốn chỉ là dụng cụ trong nhà lại biến thành chủ nhân của chính bạn. Chúng không còn là những món đồ được sử dụng theo đúng chức năng hay những món đồ để thể hiện “giá trị của bản thân” mà trở thành thứ làm hao mòn con người bạn.
=> Đồ đạc là chủ nhân, còn bạn trở thành người hầu.
Khuynh hướng sống tối giản
Đây là tất cả những gì tôi sở hữu: Một chiếc MacBook Pro, một chiếc IPad, một điện thoại Iphone bẻ khoá, 7 áo sơ mi, 2 chiếc quần jeans, 2 áo khoác ngắn, 1 áo khoác dài, 1 áo khoác len, 2 đôi giày, 1 túi hành lí, 1 balô, vài chiếc quần tập gym, đồ tắm, tấtamlyhoctoipham.com
Đây là tất cả những gì tôi sở hữu: Một chiếc MacBook Pro, một chiếc IPad, một điện thoại Iphone bẻ khoá, 7 áo sơ mi, 2 chiếc quần jeans, 2 áo khoác ngắn, 1 áo khoác dài, 1 áo khoác len, 2 đôi giày, 1 túi hành lí, 1 balô, vài chiếc quần tập gym, đồ tắm, tấtamlyhoctoipham.com
Marie Kondo - Thánh nữ dọn nhà
“Đừng cố dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà của bạn một lúc. Hãy tập thói quen mỗi lần dọn một chút.” => Dọn dẹp một chút mỗi ngày và thế là phải dọn dẹp mãi mãi/!??????. Lý do khiến bạn dường như không bao giờ có thể kết thúc được việc dọn dẹp chính là vì bạn chỉ dọn dẹp từng chút một. => Bí quyết tối thượng để thành công trong dọn dẹp là: Nếu bạn dọn dẹp triệt để trong một lần, thay vì từng chút một, bạn có thể khiến não trạng của mình thay đổi mạnh mẽ. Điều này mang lại sự thay đổi sâu sắc đến mức nó động chạm tới những cảm xúc trong bạn và có những tác động không thể cưỡng lại được tới cách suy nghĩ cũng như những thói quen của bạn. Tất cả các khách hàng của tôi không tạo dựng thói quen dọn dẹp một cách từ từ. Họ chỉ thoát khỏi sự bừa bộn kể từ khi họ bắt đầu cuộc chạy marathon dọn dẹp của chính mình.!??????(Có cần thiết phải hối hả????)
“Đừng hướng tới sự hoàn hảo. Hãy bắt đầu chậm rãi và chỉ bỏ đi một thứ mỗi ngày.” Những lời lẽ đáng yêu như thế sẽ xoa dịu trái tim của những người thiếu tự tin vào khả năng dọn dẹp của mình hoặc tin rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này. việc bỏ đi một thứ mỗi ngày không bù đắp được cho thực tế là mỗi khi đi mua sắm, tôi thường mua nhiều thứ một lúc. Cuối cùng, tiến độ giảm bớt vật dụng không theo kịp với tiến độ có thêm đồ mới và tôi đối mặt với thực trạng nản lòng là không gian của tôi vẫn bừa bộn như thường.
Bản chất của con người là chọn lấy một lộ trình dễ dàng, và phần lớn mọi người lập tức áp dụng những phương pháp cất giữ hứa hẹn diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Việc cất dọn tạo ra sự ảo tưởng rằng tình trạng bừa bộn đã được giải quyết. Do đó việc dọn dẹp phải được bắt đầu bằng cách từ bỏ vật dụng. Chúng ta cần tự kiểm soát và cưỡng lại việc cất giữ đồ dùng cá nhân cho đến khi chúng ta thành thục kĩ năng xác định những gì mà chúng ta thực sự muốn và cần giữ lại.
Phân loại theo nhóm, chứ không theo vị trí: Dọn dẹp theo vị trí là một sai lầm tai hại. Gốc rễ của vấn đề nằm ở thực tế là người ta thường cất giữ cùng một loại vật dụng ở những chỗ khác nhau. Khi dọn dẹp riêng rẽ từng chỗ một, chúng ta sẽ không thể nhận ra mình đang làm cùng một công việc ở nhiều vị trí khác nhau và mắc kẹt trong cái vòng dọn dẹp luẩn quẩn.
Những người không chịu dọn dẹp có thể được chia thành ba kiểu: “không thể vứt đi”, kiểu “không thể thu dọn” và kiểu “kết hợp hai kiểu trên”. . Việc dọn dẹp hiệu quả chỉ gắn với hai hành động cơ bản: từ bỏ vật dụng và quyết định nên cất giữ vật dụng ở đâu. Trong số đó, từ bỏ là hành động phải thực hiện trước tiên.
Bạn có hạnh phúc khi mặc những trang phục khiến mình cảm thấy không thoải mái không?
Bạn có cảm thấy vui khi vây quanh mình là hàng chồng sách chưa đọc và chúng không khiến cho trái tim bạn rung động?
Bạn có nghĩ việc sở hữu những phụ kiện mà bạn biết là mình sẽ không bao giờ dùng tới có thể mang lại hạnh phúc cho bạn?
Gom mọi thứ cùng loại vào cùng một chỗ
Có 2 nguyên nhân lí giải tại sao những cô em gái có xu hướng thu thập những trang phục mà họ thực sự không thích. Đầu tiên là vì họ khó có thể vứt bỏ những thứ nhận được của gia đình. Nguyên nhân nữa là họ thực sự không biết mình thích gì, điều này khiến họ khó lòng quyết định được có nên vứt bỏ hay không. Vì nhận được quá nhiều quần áo từ người khác, họ không thực sự cần phải mua sắm và do đó ít có cơ hội phát triển bản năng nhận thức thứ gì thực sự mang lại niềm vui
Sự đánh giá của con người có thể được chia thành hai loại chính: trực giác và duy lí. Khi phải lựa chọn thứ gì cần bỏ đi, cách đánh giá duy lí sẽ gây rắc rối. Mặc dù trực giác cho ta biết vật đó không hấp dẫn ta, nhưng lí lẽ lại nêu lên mọi thứ lập luận để không từ bỏ nó, chẳng hạn “Biết đâu sau này mình lại cần đến nó” hoặc “Vứt nó đi thì thật là lãng phí”. Những suy nghĩ như thế cứ rối bời trong tâm trí, khiến ta không thể bỏ nó đi. Khi bạn tình cờ gặp phải thứ gì khó có thể bỏ đi, trước hết hãy xem xét cẩn thận lí do tại sao bạn lại có nó. Bạn có nó khi nào và sau đó nó có ý nghĩa như thế nào với bạn? Hãy đánh giá lại vai trò của nó trong cuộc đời bạn. Khi bạn tình cờ gặp một thứ mà bạn không thể vứt bỏ, hãy suy nghĩ cẩn thận về mục đích thực sự của nó trong cuộc đời bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy có rất nhiều vật sở hữu của mình đã hoàn thành bổn phận của chúng. Bằng cách thừa nhận sự đóng góp của chúng và bỏ chúng đi với sự trân trọng, bạn sẽ có thể sắp xếp những vật mà bạn sở hữu, và cả cuộc đời bạn nữa, trở nên trật tự. Cuối cùng, tất cả những gì còn lại sẽ là những thứ bạn thực sự quý trọng.
Sự đánh giá của con người có thể được chia thành hai loại chính: trực giác và duy lí. Khi phải lựa chọn thứ gì cần bỏ đi, cách đánh giá duy lí sẽ gây rắc rối. Mặc dù trực giác cho ta biết vật đó không hấp dẫn ta, nhưng lí lẽ lại nêu lên mọi thứ lập luận để không từ bỏ nó, chẳng hạn “Biết đâu sau này mình lại cần đến nó” hoặc “Vứt nó đi thì thật là lãng phí”. Những suy nghĩ như thế cứ rối bời trong tâm trí, khiến ta không thể bỏ nó đi. Khi bạn tình cờ gặp phải thứ gì khó có thể bỏ đi, trước hết hãy xem xét cẩn thận lí do tại sao bạn lại có nó. Bạn có nó khi nào và sau đó nó có ý nghĩa như thế nào với bạn? Hãy đánh giá lại vai trò của nó trong cuộc đời bạn. Khi bạn tình cờ gặp một thứ mà bạn không thể vứt bỏ, hãy suy nghĩ cẩn thận về mục đích thực sự của nó trong cuộc đời bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy có rất nhiều vật sở hữu của mình đã hoàn thành bổn phận của chúng. Bằng cách thừa nhận sự đóng góp của chúng và bỏ chúng đi với sự trân trọng, bạn sẽ có thể sắp xếp những vật mà bạn sở hữu, và cả cuộc đời bạn nữa, trở nên trật tự. Cuối cùng, tất cả những gì còn lại sẽ là những thứ bạn thực sự quý trọng.
Khi cầm quần áo trong tay và gấp chúng gọn gàng, thì chúng ta, đang truyền năng lượng, điều này có tác dụng tích cực tới quần áo của chúng ta. Gấp đúng cách sẽ khiến vải căng ra và loại bỏ nếp nhăn, giúp chất liệu vải bền chặt và dẻo dai hơn. Quần áo được gấp gọn gàng có sức đàn hồi và tươi mới mà người ta có thể nhận thấy ngay lập tức, khác hẳn so với những thứ quần áo bị lèn bừa bãi trong ngăn kéo. Việc gấp không phải chỉ là khiến quần áo được xếp vừa chặt trong ngăn kéo. Nó là một hành động chăm sóc, một biểu hiện của tình yêu và sự cảm kích vì quần áo đã giúp bạn tạo ra phong cách sống cho mình. Do đó, khi gấp quần áo, chúng ta cần đặt con tim mình vào từng hành động, cảm ơn quần áo vì chúng đã che chở cho cơ thể của chúng ta.
Phong tục Koromogae có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản dưới hình thức phong tục của triều đình trongthời kì Heian (794-1185).
“Xin hãy bắt đầu bằng cách bỏ tất cả sách ra khỏi giá và đặt toàn bộ sách lên sàn nhà.”. “Không phải để chúng trên giá và tôi có thể thấy được tên sách thì sẽ dễ dàng lựa chọn hơn sao?” Sách thường được xếp thành từng hàng trên giá để có thể nhìn thấy tên sách, vì thế điều này có vẻ thuận tiện cho việc loại bỏ những cuốn bạn không muốn được nữa. Không chỉ có thế, mà sách còn nặng nề. Lấy tất cả sách ra khỏi giá chỉ để rồi lại cất chúng vào dường như là một việc làm lãng phí công sức…những cuốn sách bị bỏ trên giá không được động đến suốt một thời gian dài sẽ rơi vào tình trạng im lìm bất động. Hoặc tôi có thể nói rằng chúng trở nên “vô hình”. Mặc dù ngay trong tầm mắt nhưng người ta vẫn không nhìn thấy chúng, giống như một chú châu chấu đứng yên giữa đồng cỏ, hòa mình với môi trường xung quanh
Shunmyō Masuno - Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản
“Nên đặt những đồ vật mà bạn thường xuyên sử dụng trong căn bếp nhà bạn ở ngoài tầm với.” => để lấy được những thứ ngoài tầm với, chúng ta buộc phải leo lên bệ, lên ghế, kéo giãn lưng và vươn tay lên để lấy. Tuy hơi phiền phức, nhưng chính thói quen đó lại giúp cho dịch bạch huyết lưu thông tốt hơn.
Thay vì dùng thang máy và thang cuốn, tôi sẽ leo thang bộ. Thay vì dùng máy hút bụi, tôi sẽ dùng chổi để quét dọn… Thay vì dựa vào máy móc, tôi sẽ dùng chính cơ thể mình, và ít nhiều tận hưởng sự bất tiện đó => Đặt mình vào cuộc sống bất tiện sẽ giúp cho tâm hồn và cơ thể trở nên khỏe mạnh.
Thay vì dùng thang máy và thang cuốn, tôi sẽ leo thang bộ. Thay vì dùng máy hút bụi, tôi sẽ dùng chổi để quét dọn… Thay vì dựa vào máy móc, tôi sẽ dùng chính cơ thể mình, và ít nhiều tận hưởng sự bất tiện đó => Đặt mình vào cuộc sống bất tiện sẽ giúp cho tâm hồn và cơ thể trở nên khỏe mạnh.
Từ một cái cối đá trở thành một hòn đá nén dưa, rồi lại được người ta sử dụng như đá lát của khu vườn. Đó chính là sự “lựa chọn” trong thiền, không nhìn đồ vật dưới công dụng vốn có của nó, mà nhìn nó với một công dụng của đồ vật khác. Khi hết công dụng này, lại nhìn thấy nó trong công dụng của đồ vật khác rồi tiếp tục sử dụng. Đó hoàn toàn không phải là hà tiện, bủn xỉn. Khi biến một cối đá đã vỡ thành hòn đá nén dưa thì bạn chẳng cần phải đi mua một hòn đá nén dưa mới. Tinh thần “lựa chọn” trong thiền đã thể hiện việc không mong muốn có nhiều đồ vật mà người ta cho là vô dụng. => Nếu không dùng với công dụng này được nữa, hãy thử “lựa chọn” nó cho một công dụng khác.
Nếu bình thường bạn vẫn luôn đặt mình vào những chỗ dễ chịu, an toàn thì dù chỉ một chút khó chịu thôi, bạn cũng không chịu đựng được. Vào mùa hè, nếu nhiệt độ trong phòng chỉ cao hơn một chút thôi, hẳn bạn sẽ kêu nóng. Còn vào mùa đông, nếu hạ nhiệt độ điều hòa xuống chút ít, hẳn sẽ có tiếng phàn nàn ngay. Tôi cảm giác như mọi người đang tự thu hẹp sức chịu đựng của mình lại. Nhưng hơn hết, việc tạo ra một môi trường hoàn toàn thoải mái 100% là điều không thể. Đầu tiên, bạn hãy tập nhẫn nại trong cuộc sống của mình. Những mùa chuyển giao như xuân hay thu đều không kéo dài quá, nên bạn hãy nếm thử cảm giác khó chịu một chút, thiếu thoải mái một chút trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nếu thấy lạnh, hãy tự vận động, làm nóng cơ thể. Nếu thấy nóng, hãy rửa mặt bằng nguồn nước mát lạnh. Chỉ cần làm những việc như vậy, bạn có thể cảm nhận rõ rệt hơn về cuộc đời mình đang sống.
Hằng ngày, chúng tôi đều dùng khăn lau dọn tiền đường. Vì vậy, chắc chắn không có vết bẩn nào ở đó. Thế nên, cho dù một ngày chúng tôi không dọn dẹp, thì trông mọi thứ ở tiền đường vẫn sáng bóng sạch sẽ. Mặc dù thế, chúng tôi vẫn lau chùi quét dọn mỗi ngày. Nếu nói lý do vì sao thì tôi nghĩ thực tế, việc lau dọn nền nhà cũng giống hệt như việc dọn dẹp tâm hồn mình. Chúng tôi vẫn đang quét dọn tâm hồn mình bằng cách dọn dẹp tiền đường. Nhờ đó, chúng tôi có thể bắt đầu một ngày mới với một tâm hồn hoàn toàn “sạch sẽ”. Đó cũng là một điều cần thiết trong tu hành.
Tôi hầu như không mang theo ô ra ngoài. Cũng có người thường mang theo một chiếc ô gấp, nhưng tôi nghĩ chẳng cần thiết đến mức ấy. Đương nhiên khi có dự báo trời mưa thì tôi sẽ mang ô theo, nhưng cũng có nhiều khi không mang - mà bất chợt cơn mưa đổ xuống. Lúc ấy, thay vì nghĩ rằng “Thôi chết rồi!”, tôi lại muốn tận hưởng những hạt mưa đó. Nếu như đang ở trong một tòa nhà, thì tôi sẽ giết thời gian ở đâu đó, đợi cho đến khi trời tạnh mưa. Nếu gặp mưa khi đang đi bộ thì tôi sẽ xin trú dưới một mái nhà nào đó. Hoặc nếu trú mưa ở một con phố mà tôi không biết, tôi sẽ vừa nhìn ngắm dãy phố, vừa thư giãn một chút. Luôn giữ trong mình những lối suy nghĩ như vậy trên từng bước đường cuộc sống hẳn ta sẽ thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.
Trước lối vào chùa thường có treo tấm bảng: “Cước hạ chiếu cố”, nó được hiểu theo nghĩa “Sắp xếp lại giày dép ở ngoài”. Thế nhưng câu này còn có một ý nghĩa sâu xa khác. Ví dụ như khi bạn vứt giày dép lung tung, hay khi ngoài bậc thềm nhà ai đó giày dép không được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp..., thì trong quan niệm của thiền, điều này có nghĩa là người chủ nhà đó không ổn định về mặt tinh thần.
Bạn chẳng thể nào một bước mà đi hết cả cuộc đời. Ngược lại, nếu lúc nào cũng chỉ mải nhìn lại phía sau thì bước chân của bạn sẽ chẳng chịu tiến về phía trước. Do đó, việc tập trung bước từng bước, từng bước mà không bận tâm đến những gì đã qua là điều hết sức quan trọng. Có những người nói rằng: “Đến năm… tuổi, tôi muốn trở thành...” Có hoài bão, ước mơ không phải là chuyện xấu, nhưng nếu bạn không nhìn xuống bước chân của mình ngày hôm nay mà chỉ nhìn vào một tương lai xa xôi thì cũng giống như khi đứng trước một chiếc cầu thang dài đằng đẵng, đôi chân của bạn sẽ chẳng bao giờ bước được những bước đầu tiên.
Dương Linh - Nhật Bản Đến Và Yêu
Matsushita Konosuke :「人と比較をして劣っているといっても、 決して恥ずることではない。けれども、 去年の自分と今 の自分を比較して、もしも今年が劣っているとしたら、それこそ恥ずべきことである」
(Tạm dịch: So sánh với người khác, thấy mình thấp kém hơn, điều đó không có gì đáng xấu hổ. Thế nhưng, so sánh bản thân từ năm ngoái đến năm nay, nếu năm nay kém hơn năm ngoái thì đó là điều đáng xấu hổ).
Sempai-Kouhai 先輩・後輩 ( Đàn anh, đàn chị - đàn em): Một trong những điều đáng quý mà tôi học được khi ở Nhật đó là tinh thần sempai-kouhai. Một sempai tốt là những người sẵn sàng, vô tư sẻ chia những kiến thức mà mình có, những trải nghiệm mà mình đã kinh qua, và giới thiệu cho kouhai đến những môi trường tốt. Một kouhai ngoan là người biết lắng nghe và tôn trọng sempai.
"Sinh viên của tôi, chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có hai em người Philippines, cứ nghĩ rằng sẽ có thể thoải mái để vừa giảng vừa nói chuyện với các em, nhưng quả thực mọi chuyện không dễ dàng như thế. Những ngày đầu tiên đứng lớp, cảm giác hồi hộp lâng lâng nhanh chóng bị dập tắt khi có hai sinh viên (Một em bằng tuổi, một em kém tuổi) kiên quyết không gọi tôi là “Cô giáo”, và tỏ thái độ thiếu nghiêm túc trong giờ học. Tình trạng đó kéo dài hơn một tháng, tôi im lặng vì không muốn ảnh hưởng chung đến không khí lớp học. Tôi đã nghĩ ra cách, đó là một hôm tôi hẹn nói chuyện riêng với hai em đấy. Sau khi hỏi thăm chuyện học hành, làm thêm, tôi có hỏi hai em ấy:
- Các bạn có biết từ “Sensei” trong tiếng Nhật có ý nghĩa gì không?
- Giáo viên. Hai bạn ấy dõng dạc trả lời.
Sau đó tôi lấy giấy bút chuẩn bị sẵn và yêu cầu hai bạn viết chữ Hán của từ Sensei. Hai bạn đều viết đúng. Tôi hỏi tiếp:
- Âm Hán Việt của hai chữ Hán này là gì? Mỗi bạn trả lời một chữ cho tôi.Cả hai đều nói đúng là chữ “Tiên” và chữ “Sinh”.
- Các bạn có biết từ “Sensei” trong tiếng Nhật có ý nghĩa gì không?
- Giáo viên. Hai bạn ấy dõng dạc trả lời.
Sau đó tôi lấy giấy bút chuẩn bị sẵn và yêu cầu hai bạn viết chữ Hán của từ Sensei. Hai bạn đều viết đúng. Tôi hỏi tiếp:
- Âm Hán Việt của hai chữ Hán này là gì? Mỗi bạn trả lời một chữ cho tôi.Cả hai đều nói đúng là chữ “Tiên” và chữ “Sinh”.
Đến đây, tôi bắt đầu đi vào câu chuyện mà mình muốn nói. “Sensei” trong tiếng Nhật, người khác sử dụng như thế nào tôi không quan tâm, nhưng với tôi “Sensei” chỉ đơn thuần là người đi trước, người có thời gian tích lũy kiến thức trước, người có kinh nghiệm trước chứ không phải là người biết tuốt, biết hết, để mang cái danh ấy ra dọa nạt hay bắt bẻ các bạn. Các bạn có thể không gọi tôi là “Cô giáo”, nhưng hãy gọi tôi là “Sensei” thay vì “Cậu ơi”, “Linh ơi”, “Chị ơi”. Khi gọi “Sensei”, các bạn vừa chứng tỏ các bạn đang ở Nhật, đang học tiếng Nhật, vừa đỡ khiến các bạn thấy không phục khi phải gọi một người chỉ đáng tuổi bạn, tuổi chị là cô giáo theo cái cách mà các bạn đang nghĩ. Và kết quả, từ buổi học sau, cả hai người đã gọi tôi là sensei và cho đến bây giờ hai bạn đều là những sinh viên lịch sự.
Áp dụng lối sống tối giản của người Nhật, sau 3 tháng tôi thấy: Tự do hơn, có thêm nhiều thời gian, năng lượng và tiết kiệm được nhiều tiền hơn
Trong suy nghĩ của tôi, người sống tối giản là người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết cho mình chứ không phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh. Hiểu rõ những thứ mình cần, bỏ hết những thứ ngoài mức cần thiết, đó chính là người sống tối giản.genk.vn
Trong suy nghĩ của tôi, người sống tối giản là người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết cho mình chứ không phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh. Hiểu rõ những thứ mình cần, bỏ hết những thứ ngoài mức cần thiết, đó chính là người sống tối giản.genk.vn
Sống tối giản vì biến cố sức khỏe, chủ nhân kênh YouTube The Hanoi Chamomile: Đây chính là tiền đề cho một lối sống ngăn nắp, dám vứt bỏ những thứ không quan trọng
Nam Anh, hay còn được biết tới là chủ nhân kênh YouTube The Hanoi Chamomile, bắt đầu thực hành lối sống tối giản từ tháng 3/2018. Là một gương mặt nổi bật trong cộng đồng những người theo đuổi phong cách sống này, chàng trai 26 tuổi “tích cóp” được cho mình rất nhiều bài học sống cần thiết.cafebiz.vn
Nam Anh, hay còn được biết tới là chủ nhân kênh YouTube The Hanoi Chamomile, bắt đầu thực hành lối sống tối giản từ tháng 3/2018. Là một gương mặt nổi bật trong cộng đồng những người theo đuổi phong cách sống này, chàng trai 26 tuổi “tích cóp” được cho mình rất nhiều bài học sống cần thiết.cafebiz.vn
'Thánh nữ dọn nhà Marie Kondo': Ngôi sao kiếm triệu đô chỉ nhờ đem đồ đi vứt
Trong khi chúng ta, những cô gái và chàng trai luôn coi dọn dẹp là việc của các thím, các mẹ, các thể loại người rảnh rỗi hoặc mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, ở Nhật Bản, có một cô gái sở hữu niềm đam mê dọn dẹp từ nhỏ và kiếm bội tiền từ việc dọn nhà, đó là Marie Kondo.kenh14.vn
Trong khi chúng ta, những cô gái và chàng trai luôn coi dọn dẹp là việc của các thím, các mẹ, các thể loại người rảnh rỗi hoặc mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, ở Nhật Bản, có một cô gái sở hữu niềm đam mê dọn dẹp từ nhỏ và kiếm bội tiền từ việc dọn nhà, đó là Marie Kondo.kenh14.vn
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất