Hai lầm tưởng về lối sống tối giản
Mình bắt đầu tiếp cận phong cách sống tối giản hay còn gọi là Milimalism hoặc Danshari cách đây 3 năm. Cuốn sách đầu tiên giúp mình...
Mình bắt đầu tiếp cận phong cách sống tối giản hay còn gọi là Milimalism hoặc Danshari cách đây 3 năm. Cuốn sách đầu tiên giúp mình bắt đầu bắt tay vào dọn dẹp là Lối sống tối giản của người Nhật của tác giả Sasaki Fumio. Nhưng phải đến bây giờ mình mới thực sự thấy đủ và hài lòng. Sau khi tìm một hướng thực hiện Minimalism phù hợp, mình mới nhận thấy một vài lầm tưởng của mình trước kia và của không ít những người đang theo đuổi nó hiện tại.
1. Lầm tưởng 1: Tối giản là vứt càng nhiều càng tốt
Chính mình cũng từng nghiện vứt đồ khi tiếp cận lối sống tối giản theo cách này. Việc luôn tìm một cái gì đó để vứt cho có không gian trống làm mình thấy rất mệt. Vô tình khi chăm chăm vứt đồ thì mình không cảm thấy thích thú gì nữa khi vẫn còn quá nhiều đồ ở lại. Mình nhanh chóng trở lại việc dọn dẹp không lối thoát, nó ám ảnh mỗi ngày.
Chính mình cũng từng nghiện vứt đồ khi tiếp cận lối sống tối giản theo cách này. Việc luôn tìm một cái gì đó để vứt cho có không gian trống làm mình thấy rất mệt. Vô tình khi chăm chăm vứt đồ thì mình không cảm thấy thích thú gì nữa khi vẫn còn quá nhiều đồ ở lại. Mình nhanh chóng trở lại việc dọn dẹp không lối thoát, nó ám ảnh mỗi ngày.
Và điều mình học được từ tác giả Marie Kondo trong Nghệ thuật bài trí của người Nhật là: Giữ lại những món đồ khiến mình vui vẻ.
Ngoài việc bỏ đi những món đồ đã cũ, hỏng và không phù hợp nữa, mình cũng suy nghĩ về những món mình sẽ giữ lại. Cụ thể trong việc muôn thuở của mọi bạn gái là dọn dẹp tủ quần áo.
Mình đặt những câu hỏi này cho chúng: Mình có vui khi nhìn thấy nó như lần đầu tiên bắt gặp ở cửa hàng không? Nếu mất đi mình có mua lại không? Ngay bây giờ mình sẽ sử dụng nó ra ngoài đường chứ? Nếu câu trả lời là Có, mình sẽ giữ lại. Và đương nhiên chỉ còn lại những bộ quần áo mình thấy yêu thích và cần thiết nhất.
2. Lầm tưởng 2: Tối giản là sở hữu càng ít đồ càng tốt
Hình ảnh căn phòng trống trơn, chỉ có một cái nệm trắng tinh và một chiếc bàn gỗ để máy tính làm việc của vài người Nhật khiến nhiều người tham gia cuộc chạy đua về con số. Một thể thay vì khoe tôi có nhiều thì khoe tôi có ít vậy.
Hình ảnh căn phòng trống trơn, chỉ có một cái nệm trắng tinh và một chiếc bàn gỗ để máy tính làm việc của vài người Nhật khiến nhiều người tham gia cuộc chạy đua về con số. Một thể thay vì khoe tôi có nhiều thì khoe tôi có ít vậy.
Nhưng tất cả những con số ấy là vô nghĩa nếu nó không phù hợp. Bạn mình thích sách, thích đồ lưu niệm nhưng nếu tuân thủ quá cứng nhắc theo những gì mọi người bảo thì phải bỏ đi đúng không? Bạn mình thích quần áo sặc sỡ sắc màu như thổ cẩm hay những chiếc váy Bohemian phóng khoáng nhưng để ép số lượng và đơn giản màu thì tủ đồ chỉ còn đen, trắng, xám như Steve Jobs hay Mark Zuckerbeg cho đúng với những ví dụ kinh điển.
Tối giản là vứt đồ nhưng không có nghĩa là phải vứt đi cá tính và niềm vui của bản thân mình.
Kết
Và đây là những món đồ cho chuyến đi 3 tháng Đà Lạt - Đà Nẵng của mình. Tuy đây không phải là tất cả vì ở Hà Nội còn nhiều thứ mình thích nữa, nhưng mình cố gắng chọn theo tiêu chí phù hợp và không quá nhiều vì mang vali nặng lắm.
Tất tần tật những món đồ này khiến mình vui vẻ, tự tin và thoải mái dù không theo bất cứ một quy chuẩn tối giản hay tối đa nào cả. Đơn giản ĐỦ với mình là được. Mong bạn mình cũng tìm được một cách sống theo mong muốn mà không phải so đo ít nhiều với bất kì ai cả.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất