Theo như truyền thống, đám cưới ở các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là chuỗi các thủ tục trong đó bao gồm việc bên nhà gái (được hiểu là nhà mà gả con gái của nhà trai) sẽ “thách” nhà trai làm dâng các lễ nghi sính lễ (tuỳ thuộc vùng miền và địa phương thì sính lễ sẽ khác nhau) để đảm bảo về gia thế và điều kiện để người con gái có một cuộc sống đủ đầy. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến truyền thống đám cưới hiện đại đã được giản lược không theo phong tục cũ, có nghĩa rằng chỉ bao gồm: Lễ Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi, Lễ Xin Dâu, Lễ Rước Dâu, Lễ Lại Mặt.
 Theo như Wikipedia định nghĩa và mình sẽ diễn đạt lại, "đám cưới" hay "giá thú" là thủ tục do phụ thân phụ mẫu sắp đặt trên cơ sở "tình yêu" có hay không không quan trọng giữa 1 đôi trai gái (dị tính) nhằm đạt được một số mục đích nhất định (quan hệ ngoại giao hoặc gia tăng của cải). Nói đến đây, thì nghe nó hơi sai sai thật thế nào khi mà nghĩ đến đám cưới 20x, đêm tân hôn các bạn trẻ không í ới nhau mà ngồi đếm tiền phong bì và lẩm bẩm xem ai đi ít đi nhiều rồi nghĩ ra 7749 lý do để lần sau không đi đám cưới người ta nữa. Đám cưới theo quan niệm là một sự sắp đặt về mặt hình thức (nếu áp đặt tư duy thì nó giống như việc mua bán nô lệ hợp pháp, đây sẽ bị chỉ ra là một lỗi nguỵ biện quy chụp) giữa gia đình 2 bên, phải khẳng định là ở “THỜI KỲ PHONG KIẾN”.
 Quay trở lại thực tại nào các bạn trẻ, thường thì người ta sẽ bảo đi "ăn cưới" chứ hiếm ai nói thành văn câu "đi dự lễ cưới" (cũng một phần do nó nhanh, tiện, phù hợp với lối sống chạy theo vật chất hối hả?). Đám cưới thường chỉ gồm 6 lễ nghi cơ bản xoay quanh việc đặt điều giữa 2 bên gia đình, gặp mặt nhau, ngồi với những người họ hàng trong căn hộp vuông nhỏ tý và những người đó bạn sẽ không bao giờ gặp trong suốt quãng đời còn lại. Trở lại với vấn đề tại sao lại gọi nó là "ăn cưới" mà không gọi khác đi, đơn giản thôi, đi đám cưới thì khác gì  đi ăn cơm bụi giá cao trong nhà hàng đâu. Có thể bạn thừa biết hoặc chưa biết thì cái gọi là "ăn cưới" giữa hàng trăm người lạ cùng với đám trẻ trâu nhảy xập xình trên nền nhạc các thứ không nằm trong nghi lễ của một đám cưới thông thường. Cái "ăn cưới" chỉ là phô trương cho cách bạn giàu như thế nào, đơn cử như khách sạn bao nhiêu tầng, một mâm mấy củ, một củ là mấy trăm, một trăm là mấy nhẫn kim cương, vương “liệm”, hột xoàng, và sự hiện diễn không thể thiếu là chỉ vàng, rất nhiều vàng là đằng khác. Tay đeo vàng, tay đeo vàng trao vàng cho tay khác đeo vàng với vòng cổ đeo vàng.
 Đám cưới với một nhà có điều kiện bình thường, vay ngân hàng không có nợ xấu, ước tính thường sẽ rơi vào độ 250 triệu cho phần ăn uống tuỳ thuộc vào gia cảnh và con số ước tính này được lấy từ một gia đình ở Điện Biên được lên báo (link dẫn nguồn ở bên dưới). Chưa kể còn là nhẫn, trang sức các thứ, của hồi môn mà nhà trai phải “chịu”. Kể đến đây thì thấy được cái "thân trai 12 bến nước", đời là bể khổ, may mắn thì thách không cao, nhìn chung sau đám cưới, chỉ có “lỗ”. Nhất là ở những người trẻ tuổi lấy nhau vì cái mác “thanh xuân” (sẽ có một bài viết về thanh xuân, góc nhìn và tư duy nhị nguyên đối với thanh xuân, anti thanh xuân).
Hậu thế hệ 9x đến 2k (không quy chụp nhưng đó là phần lớn, sẽ có người này, người kia) trở đi thì suy nghĩ cũng được dạy dỗ tốt hơn, mindset khác, lớn lên trong các quan điểm sống khác biệt, cá nhân hoá, được tiếp xúc với mạng xã hội với góc nhìn đa chiều nên sẽ có cái nhìn thoáng hơn trong đời sống hôn nhân và các vấn đề về bình đẳng giới, sống thử,...
Quay lại vấn đề hôn nhân khi mình vừa tám nhảm đi quá xa cái mình muốn nói là cái đám cưới là một thứ rất lãng phí. Cả 2 gia đình đều gần như "vỡ trận" sau đám cưới, còn chưa kể nhà có 2-3 đứa thì dọn ra sống ở ngân hàng là giải pháp hữu hiệu. Đấy là nói vui vì các cặp vợ chồng trẻ thường sẽ tích luỹ chưa đủ để đạt đến tự do tài chính huống hồ gì lo cho con cái họ. Và chính sự lãng phí này dẫn đến việc yêu nhau thề non hẹn biển còn đến ngày cưới thì lại là vợ người ta. Tài chính luôn là thứ cần được cân nhắc trong một mối quan hệ mang tính xã hội như gia đình. Và tình yêu cũng không hoàn toàn là vô điều kiện giống như cha mẹ với con cái, hai cá thể khác nhau đến với nhau sẽ có những mục đích khác nhau như:
Lấp đầy khoảng trống tình cảm
Nhu cầu về tình dục, ân ái
Nhu cầu về tài chính (số ít) và hình thức này thường không được gọi là “tình yêu chân chính”
Và đám cưới ngày nay thể hiện sự sĩ diện, giàu có của chủ hôn, không như mục đích gia tăng của cải, địa vị như ngày trước. Ngày nay, gần như các bạn trẻ có lối sống
thích thì nhích” do phụ huynh cũng chán cái cảnh bốc hơi tiền sau lễ cưới. Hôn nhân là một vấn đề hệ trọng và nên được đặt ở vị trí trung tâm là những người trực tiếp tham gia là "vợ" và "chồng" chứ không phải là “nhị vị phụ huynh” đôi bên thông gia. Cần một hướng giải pháp hay không? Không, cái chúng ta cần đó là một cái đầu duy lý để suy nghĩ có lý với vấn đề này. Còn yêu “bằng con tim” cưới bằng con nợ không phải là một ý tưởng hay.
Link bài báo đề cập ở trên:
https://tuoitre.vn/truy-tim-trieu-tap-co-gai-dat-nha-hang-150-mam-co-cuoi-roi-bung-20201001201104206.htm