Chị có thấy em nay phóng xe 12km giữa trưa để qua đón chị đi, rồi bao chị, rồi đưa chị về, rồi lại 12km là hơi “nghiện” chị không?
Chắc là có nhỉ? Mà cũng không hẳn. 
Nói “có” là vì kể cả là người thương thì tụi con trai cũng chẳng mấy khi chịu ”thiệt” mà làm thế, huống hồ chi đây mới chỉ là đang tìm hiểu :
Đi/về thôi cũng 24 cây mẹ rồi!! Thôi.. để khi khác, hoặc.. thôi yêu mẹ bé nào gần gần cho dễ đưa dễ đón.
Xã hội bây giờ bình đẳng rồi? Đưa đi đón về? ok thôi. Cơ mà tiền nong cái gì cũng phải sòng phẳng, đâu phải cứ cái nữ quyền dỏm đòi bình đẳng rồi đụng đến chi tiêu thì “vì anh là con trai mà, phải ga lăng chứ..” rồi bắt anh em chúng tôi trả hết được.
Nếu chỉ nhìn thấy được có thế thì đúng…nó là nghiện, là si tình và là dại gái.
<i>(Love under the heel- nguồn: istock)</i>
(Love under the heel- nguồn: istock)
nhưng..
Nói “cũng không hẳn” vì đó là em và cái gì khi hai mình thì vẫn hơn là một mình mà. 
Vốn dĩ chị cũng chẳng yêu cầu em phải tới đón chị, cũng chẳng yêu cầu em phải bao tiền chị và lại càng không mưu cầu em phải quan tâm tới chị luôn. Chị và em đều đã quá quen với việc ở một mình, quá quen với cô đơn. Đôi khi cũng khát khao lắm ai đó thi thoảng hỏi han, quan tâm, là của riêng mình mà thôi. Và rồi lại phải tự nhắc nhở rằng :
Người đâu mà thừa hơi quan tâm mình tới độ đó. Tầm tuổi nhóc lo cho bản thân chưa xong mà học đòi quan tâm người khác. Nực cười!!
Rồi, cứ cho là quan tâm thật đi, cơ mà được bao lâu? Sớm muộn gì thì bằng cách này hay cách khác cũng sẽ làm mình tổn thương thôi. Một lần bất tín vạn lần bất tin. Để xem nhóc được đến đâu
Một mình thì ổn thôi. Một mình ắt hẳn đôi khi cũng rất tuyệt vời nữa. Nhưng giữa cái độc lập của sự quen với việc tự lập với cái lo âu, dè chừng với mối quan hệ tình cảm thì cách xa nhau như Murakami với giải Nobel văn học vậy. Dẫu đôi khi ta vẫn lầm tưởng rằng chúng rất gần. 
Người con trai khiến chị cảm thấy an toàn gần bên là: người luôn sẵn sàng vì chị không chi li, luôn tươi cười, vô lo vô nghĩ. Hoặc người con trai đó là kẻ ngốc hoặc người chị biết từ đầu đã chẳng phải là anh ta. Và hẳn nhiên ai đó chẳng phải là em: một đứa nhóc vụng về, non nớt song sặc mùi red flag với dăm ba cái mà ”đi đâu cũng thấy nhà nyc” luôn khiến chị phải dè chừng.
Dè chừng là phải thôi, trên thực tế chị nên dè chừng với tất cả những đứa con trai muốn rủ chị lên xe đi chơi, bao chị ăn khi mới chỉ quen dăm ba tuần chứ chẳng cần tới khi thấy red flag như em..? 
Nhưng tại sao vẫn đi và tại sao vẫn tin câu “em muốn bên chị thôi” dẫu nó đã quá phổ thông? Vì sao mỗi lần niềm tin bị đánh mất, sau mỗi lần đổ vỡ và tổn thương ta đã chọn bước tiếp. Ta thừa hiểu rằng khi trao niềm tin thì sẽ có thể bị bội ước. Ta thừa hiểu rằng trao yêu thương thì sẽ có thể bị tổn thương. Và càng thừa hiểu rằng thà không yêu thì tim sẽ không đau. Mà chúng ta vẫn “vì yêu mà cứ lao đầu” đó thôi?
Theo Kant, con người là một hữu thể không toàn vẹn về lý tính. Bởi lẽ bên cạnh năng lực lý tính, con người còn có cảm năng. Mà chính bởi cái sự không toàn vẹn về lý tính đó mới khiến ta là con người. Chỉ có thánh thần bằng không cũng phải cỡ thánh nhân mới có thể sống với việc đặt nghĩa vụ và chỉ nghĩa vụ với cơ sở là lý tính thuần tuý và luân lý lên làm châm ngôn sống và hoạt động bất kể hoàn cảnh. Ta- những kẻ tự cho mình là quá đỗi bình thường, đôi khi là chẳng bằng ai- tức tầm thường, sống ổn với cảm tính là kim chỉ nam. Ta vấp - ta ngã - ta vực dậy - ta bước tiếp rồi nghĩ về cái tương lai mà “không biết rồi nó định cắm sừng rồi chia tay mình như thế nào?”.
( Quả là một câu hỏi đáng suy ngẫm :DD )
Cơ mà chị biết không? Riêng việc nghĩ về cái tương lai (bị cắm sừng) đã là một sự kì vọng ở một mối quan hệ rồi đó? Nghe ảo nhở? Nhưng vốn dĩ làm gì có cái gì gọi là “tương lai”, tất cả chỉ là cái giả định của chị về những điều sắp tới thôi. Chị nghĩ tới việc  (bị cắm sừng) thì cũng đã nghĩ tới chuyện yêu em rồi phải không? Tương lai thì vốn bất định. Nhưng tình yêu thì lại chẳng phải là thứ bất định phải dựa dẫm vào “thiên thời-địa lợi” quá nhiều, nó cần “nhân hoà” làm cốt. Để chỉ đơn giản là yêu thôi thì không bao giờ là đủ, bởi lẽ yêu cần nỗ lực nhiều hơn thế.
Không như tương lai, quá khứ thì rõ ràng. Nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ: không có thật ở hiện tại. Chị biết em đi nhiều nơi, quen đường, biết nhiều chỗ hàng quán và không quên thi thoảng chêm mấy câu cà khịa dạng “chắc nhà người yêu cũ gần đây, bảo sao quen đường thế”. 
Và công nhận..
                              ..Đôi khi.. đúng là thế thật
Chị nghĩ vậy là điều hi hữu thường tình ở em- đứa nhóc với lắm điều bất thường không kém. Cá nhân em chưa bao giờ phủ nhận quá khứ hay cố vùi lấp nó làm chi. Nhưng quá khứ mãi là sự đã rồi, chị đang ở đây, ngay trước mắt em, đó là tất cả.
Sự “dại” trong tình cảm tức chỉ sự “thiệt” khi ta cho rằng những giá trị mình cho đi không tương xứng với những giá trị nhận lại nơi đối phương.
Cơ mà chị này, vốn dĩ trong tình cảm làm gì có “thằng này”; “con kia” với “mình” hay “nó” đâu? Nơi tâm giao vốn chỉ có “(chúng) mình” hoặc “(chúng) ta” mà thôi. Ta nhất trí rằng các chúng ta dù tương hợp tới mấy cũng có ít nhiều sự khác biệt tạo nên tính độc đáo cá nhân mà ta hay gọi đó là cá tính. Khi “chỉ yêu” ta xác lập tình cảm với nhau dựa trên những cơ sở ban đầu ấy. Nhưng để “yêu” đúng nghĩa nói là cần nhiều hơn là “chỉ yêu” đơn thuần ấy. Bởi lẽ khi yêu đúng nghĩa ta chấp nhận cả những điều dị biệt nơi đối phương mà đôi khi khiến ta không hài lòng, thậm chí là rất khó chịu nữa. Nhưng rồ ta sẽ tìm cách lắng nghe, điều hoà và tìm ra tiếng nói chung. Mà đã là cái chung thì còn đâu cái “thiệt”? 
Em tin rằng khi niềm tin và sự kì vọng đủ lớn thì tự khắc ta sẽ tìm cách chia sẻ với nhau không chỉ niềm vui, mà cả nhưng khó khăn nữa…
“Quá khứ là thứ đã qua, tương lai là thứ không bao giờ tới, sống, cho hiện tại
Có vẻ hiển nhiên quá nhỉ? Mà những thứ quan trọng thường đơn giản mà.
Để sống cho hiện tại luôn cần sự mạo hiểm trước rủi ro để rồi mới có thể kì vọng vào một tương lai. 
Và liệu.. ở em chị có thấy “tương lai” không?