Viêm phổi Vũ Hán bùng phát, Việt Nam giờ đã là một trong những nước đứng đầu về độ an toàn trong dịch nhờ các chính sách kịp thời và hiệu quả. Trong lúc dịch bệnh hoành hành, đã xuất hiện rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết, một trong số đó là hành động phát gạo từ thiện, hãy cùng điểm qua dòng thời gian của hình thức thiện nguyện này:
I. Ban đầu phát gạo từ thiện chỉ là một hành động tự phát của hàng chục hội nhóm với hàng trăm con người, họ bỏ tiền túi mình ra để giúp đỡ những người khó khăn, không cần lên TV hay báo đài, cần mẫn làm việc không công. Sau một thời gian bị “cán bộ” hỏi thăm, tịch thu các thứ, lực lượng này dần ít đi và phân tán nhiều.

Phát gạo từ thiện



Chen lấn ở "ATM gạo"

II. Sau những con người thiện nguyện ấy, hành động tiếp theo của chính phủ: lập ra những cây “ATM gạo”, phải nói là hình thức phát gạo này khá là an toàn và hiệu quả, có người đến cho gạo, có người đến lấy gạo, không bị cướp giật gì cả, hệ thống ban đầu hoạt động khá trơn tru. Nhưng, chúng ta lại gặp cái rào cản mang tên ý thức, bên cạnh những hành động hào hiệp bên cây ATM gạo, một bộ phận người đến lấy gạo thậm chí không có hoàn cảnh khó khăn?! Một số người khác khi đến nhận gạo lại chen lấn, xô đẩy, chèn ép nhau, việc này không những ảnh hưởng đến ý thức chung mà còn ảnh hưởng đến việc giữ khoảng cách cộng đồng trong mùa dịch. Vì thế, hình thức tiếp theo ra đời:
III. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) phát triển hình thức phát gạo dựa trên công nghệ nhận diện khuôn mặt, người đến nhận gạo phải giữ khoảng cách, cởi bỏ khẩu trang để hệ thống nhận diện, sau đó đọc to họ tên và địa chỉ, phòng trường hợp người đó đến lấy gạo lần 2, vì hệ thống chỉ cho phép một người được lấy 3kg gạo trong một tuần. Hệ thống này đã khắc phục được những nhược điểm (từ ý thức) của ATM gạo. 
Phát gạo ở ở NEU
Đến đây, tui thắc mắc như này: 
  1. Liệu những người nghèo đến lấy gạo mà phải show mặt và thông tin cá nhân cho người khác như thế, họ có cảm thấy mặc cảm, tự ái không?
  2. Hệ thống chỉ cho phép một người đến lấy gạo một tuần một lần, nhỡ hàng xóm, người thân họ đau ốm rồi nhờ họ đi lấy gạo giúp thì sao?
  3. Những người trú cùng một chỉ địa chỉ có được lấy gạo nhiều lần trong tuần? Nếu có thì không sao, giải quyết được câu 2, nhưng nếu không thì sao?
 
Ngoài ra, vẫn còn một số hoạt động của những nhà từ thiện hay những người thiện nguyện khác mà không lên TV hay báo đài
Kết: Thật ra những công việc từ thiện như này thì mang tính tự giác trong ý thức nhiều hơn, những người tình nguyện thì tui không biết, nhưng ATM gạo đã có thể thành công nếu người dân có ý thức cao hơn, hệ thống của NEU sẽ không cần phải phức tạp và rườm rà như vậy. Mục đích bài này là bày tỏ sự khó hiểu của tui và qua chuyện của ATM gạo và NEU, tui chỉ muốn khuyên mọi người cứ giữ tốt ý thức của mình, bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng, nhất là trong mùa dịch thế này.