(Độc là độc nhất tức là số 1, nên chữ độc được xếp vào hàng đầu (theo thứ tự A,B,C) trong tập nhất này). Thang thuốc chỉ có một vị sâm, nên gọi là Độc Sâm Thang
Nhân sâm 2 lạng(cuống sâm bỏ đi, vì uống cuống sâm sinh bệnh ói mửa) thịt và rễ cắt nhỏ, tẩm nước gừng sấy khô. Thêm đại táo 02 quả (bỏ hột )cắt nhỏ. Bỏ sâm và táo vào siêu, đổ nước lã, nấu chín, chắt lấy nước đặc uống.
CHỦ TRỊ: Bệnh nguyên khí (dương khí ) hư nhược (khí sức mệt, thiếu hơi thở) như muốn thoát (tuột ra ngoài ). Mạch vi (nhỏ). Chứng và mạch như vậy, nói ngay là có thể chết vì (tham khảo các sách y học đều cho chép).
Muốn biết tại sao dương khí thoát và tại sao dương khí không thoát dùng bài thuốc nhiều vị hay nếu dùng 1 vị không dùng vị gì khác mà lại dùng nhân sâm:
Nên đọc quyển Châu Ngọc Cách Ngôn, quyển thứ 83 trong toàn bộ Hải thượng Y Tông Tâm Lãnh 66 quyển của Đức Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Trứ tác. Nay y giới Việt Nam tôn ngài là Y Tổ.
(Quyển Châu Ngọc Cách Ngôn, soạn giả đã dịch ra quốc văn và ấn hành năm 1972)
Trong sách đó ngài dạy: Khí là dương huyết là âm, âm dương của khí huyết phải liên tục với nhau, hỗ trợ cho nhan dễ sanh trưởng. Nếu dương mà không có âm hỗ trợ thì dương bị phi việt không thể lớn ; nếu âm mà không có dương ấp ủ thì âm bị lạnh lẽo mà âm không thể sanh. Nay vì bạo thổ, bão tả hay thổ huyết, băng huyết làm cho âm huyết thất thoát đi thì dương khí không có âm huyết cấu kết, tất nhiên Dương khí phải tuột ra, thoát ra.
Âm huyết mất đi, dương khí tuột ra thì có thể chết, nên phải dùng nhiều nhân sâm để cấp thời cứu vãn.
Nhân Sâm chất nhuận, cố năng tư huyết phận chi thần công". Nghĩa là , Nhân Sâm vốn đã là vị thuốc bổ " khí" rất thần hiệu, nhưng chất mềm dẻo, thịt mịn màng, mùi vị ngon ngọt thì lại là vị thuốc có công bổ "huyết" rất thần kì nữa. Cho nên phải dùng nhiều Nhân Sâm để vừa bổ dương khí vừa bổ âm huyết mới có công hồi dương mau chóng. Nếu dùng một vị khác như Hoàng Kì cũng bổ khí, cũng thịt mềm, vị ngọt, nhưng không bổ huyết cho nên không dùng được.