(Bài viết không nhằm mục đích phân tính hay đánh giá về campaign & những thành công - hoặc thất bại mà nó đã tạo nên. Thay vì thế, xin đề cập tới một vấn đề hoàn toàn khác hẳn: Tâm lý và nhận thức của đại đa số khán thính giả Việt Nam đối với sản phẩm quảng cáo.)
Kể từ khi Đi Về Nhà (ĐVN) ra mắt và đạt được những kết quả viral như hiện tại thì có rất nhiều ý kiến rằng "Ủa MV này là sản phẩm đc tài trợ bởi Honda đó hả? Tui mới biết luôn áh!" hoặc "Sao đâu có nghe nhắc tới Honda hay xe máy gì trong lyric của bài hát đâu, branding gì yếu quá trời!". Và những ý kiến đó dẫn đến kết luận rằng về mặt viral của sản phẩm thì thành công, nhưng Honda thì thất bại rõ ràng vì có nhiều người thậm chí còn không biết rằng họ đã tài trợ cho việc sản xuất ra sản phẩm này.
(mặc dù ở cuối bài hát có hẳn cái logo Honda to oạch giữa màn hình)
Để nói về điểm này thì mình xin nêu ra một số điều về việc kêu gọi tài trợ trong qui trình sản xuất MV:
Sau khi có bản demo của ca khúc và kịch bản (storyboard) MV thì Đen & ekíp bắt đầu đi kêu gọi tài trợ:
+ Logo (kèm Key Message) đc đặt ngay sau khi scene cuối cùng của MV kết thúc = Honda phải trả X giá.
+ Logo đc đặt ngay mở đầu MV = X2 giá.
+ Can thiệp vào kịch bản của MV để làm rõ thêm hình ảnh của Brand (vd: thêm scene nhân vật chạy xe gắn máy & góc máy zoom hẳn vào logo - vào chi tiết xe...) =  Y giá.
+ Can thiệp luôn vào lyric của bài hát (vd như phải có thêm nhiều đoạn rap - đại loại như "...mình con độc hành trên quãng đường dài cùng chiếc Honda..."= Z giá. (chú thích: phần thêm vào này brand tự tìm rapper hoặc người khác để làm. Còn nếu là chính Đen làm thì Zx2 giá.)
(Mình chỉ ví dụ để bạn hiểu rõ thôi chứ trên thực tế có thể mọi thứ sẽ khác. Tùy theo brand muốn can thiệp thế nào & tùy theo nghệ sĩ sở hữu tác quyền mà các điều khoản & chi phí sẽ thay đổi 😉)
Bạn thấy rõ rằng: muốn can thiệp vào bất cứ thứ gì để đạt mục tiêu truyền thông thì Honda đều phải chi tiền. Thậm chí mua hẳn bản quyền của bài hát & kịch bản của MV để biến nó thành sản phẩm của chính Honda (tha hồ làm thêm scene dài vài phút chỉ quay cận cảnh có mỗi các chi tiết của chiếc xe...). Thậm chí mướn luôn Đen viết một lyric mới hoàn toàn (tất nhiên vẫn là beat cũ) chỉ để đề cập về Honda & chiếc xe cũng đc.
==> Chỉ cần trả cho Đen & ekip một số tiền mà không thể nào lắc đầu từ chối (cái gì không thể mua đc bằng tiền thì có thể mua bằng...rất nhiều tiền 😉)
Về lý thuyết - với tiền thì Honda có thể làm tất cả những gì họ muốn để có thể đạt đc mục tiêu truyền thông: branding mạnh mẽ hơn nữa, quảng bá Honda Winner X chi tiết hơn nữa đến người xem.
==============================
Nhưng trên thực tế thì cả Honda & Đen phải lưu ý tới những điểm sau:
1. Mục tiêu truyền thông của Honda là gì?
Rõ ràng mục tiêu ở đây ko phải là push sale, cũng ko để tăng doanh số bán ra cho dòng xe Winner X (bởi vì nếu như thế - thay vì chọn m/v ĐVN thì Honda sẽ chọn một cách khác, một chiến lược mkt hoặc một promo giảm giá - khuyến mại...hiệu quả hơn nhiều.)
Còn đây là vì mục tiêu branding (tạm dịch ra là "quảng bá thương hiệu" & làm tăng tình yêu với brand = brand loving) nên việc lựa chọn 1 m/v & quan trọng nhất là k phải thay đổi kịch bản của nó quá nhiều - là hợp lý.
==> Bởi vì mục tiêu chính của Honda là "Nếu bạn chưa bao giờ mua bất cứ 1 s/p nào của Honda thì sau khi xem mv này xong, tình cờ chiếc xe đang sử dụng của bạn đã cũ - thì bạn sẽ cân nhắc về việc sẽ chọn 1 s/p của Honda". Vì mv trên đã vẽ nên hình ảnh 1 brand về xe máy rất nhân văn & đồng hành với người dân VN.
Vậy nên chỉ cần có cái logo Honda & Key Message ở cuối MV là quá đủ rồi.
2. Kinh phí dành cho campaign Tết của Honda có giới hạn
Ví dụ như họ chỉ có XYZ kinh phí thôi. Có muốn can thiệp thêm vào mv cũng ko đc.
3. Branding rõ ràng quá thì liệu có gây phản cảm?
Mình ví dụ như Honda đã đặt Logo & Key Message của mình lên ngay scene mở đầu MV (như hình ví dụ bên dưới bài), vậy thì rõ ràng là viewer nào cũng thấy rất rõ "Sản phẩm này đc tài trợ bởi Honda đó nha chưa!"
Ví dụ như Logo & Key Message đã được đặt vào đầu mv

Nhưng lúc đó thì sẽ nãy sinh thêm 2 vấn đề:
A. Người xem (TA) liệu có suy nghĩ: Ôi lại là quảng cáo. Thôi xem làm gì cho mệt vì đằng nào mà chả nói về Honda. Bài hát nói về tâm lý của đứa con xa xứ mong mỏi về nhà vào dịp cuối năm ư? Nhà là nơi luôn chào đó ta về bất cứ lúc nào hở? Xạo tất, rút cuộc cũng chỉ là vì quảng cáo thôi mà.
B. Với các fan của Đen: ông Đen này hồi xưa toàn viết nhạc rất là dạt dào cảm xúc & free-style. Bây giờ thì toàn là đc các nhãn hàng trả tiền để viết nhạc. Mất chất quá!
==> Đây là lý do vì sao Đen & cả Honda đều ko thực hiện phương án này bởi vì nó có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến view & viral của mv. 
==============================
 Sau khi cân nhắc tất cả những điều mà mình vừa nêu ở trên thì Honda đã quyết định chọn phương án mang Logo & Key Message của mình ra phía sau - khi scene cuối cùng của MV vừa chấm dứt: Như vậy là quá đẹp cho một cuộc tình đúng k? (để "Quảng cáo mà như ko hề quảng cáo tí nào!") 😉
Nhưng điều mà Honda chưa tính đến đó là đại đa số Target Audience người Việt đều bấm tắt ngay khi MV vừa đen màn hình và vì vậy không kịp nhìn thấy sự có mặt của Honda 🤣.
Các fan cứng của Đen có thể ngày đêm cày view cho sản phẩm của idol nhưng lại chả hề chú ý đến Key Message quan trọng của mv.
(vd như k phải là Honda - mà là 1 câu kết "Gia đình luôn là nơi yêu thương và chào đón bạn trở về" từ chủ đích của Đen & ekíp - thì rất có thể đại đa số mọi người đã bỏ lỡ nó rồi!) 
==============================
Mình không có ý phê phán hay chê bai gì đại đa số người Việt (vì bản thân mình cũng là một người Việt chính gốc), nhưng buộc phải công nhận và đồng tình với ý kiến chung của các bộ phận chuyên nghiên cứu & phân tích hành vi người tiêu dùng trong nội bộ các brand mà mình đã có dịp cộng tác.
Đó là: "Tâm lý chung của đại đa số Customer / Consumer VN là thích hiệu ứng đám đông. Ko có chính kiến riêng. Dễ bị lôi kéo theo phát ngôn của KOL. Độ trung thành với brand thấp. Dễ bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mãi. Và không đủ kiên nhẫn để theo dõi bất cứ phát ngôn - thông điệp - sản phẩm (nhất là sản phẩm nghệ thuật, nói riêng) nào, nếu nó không mang lại lợi ích về mặt kinh tế tức thời cho bản thân..."
Bởi vậy ngành quảng cáo VN nói chung & người làm ngành quảng cáo tại VN nói riêng sẽ rất mà khó mà phát triển nhanh như ở các nước khác. Bởi vì với những đặc thù vừa nêu trên thì bạn có làm quảng cáo cỡ nào cũng bị chê hoặc là tìm cho bằng được những điểm để chê: Thông điệp rõ ràng, branding mạnh mẽ thì bị chê là "Xôi thịt quá đáng!" - Quảng cáo nhẹ nhàng tế nhị & hướng đến cộng đồng thì vẫn bị nói là "Gì mà ko thấy hình ảnh hay đóng góp của brand đâu hết!"
=> Sống sao cho vừa đây? 😂
(Đó cũng là lý do vì sao các campaign đc đại đa số đám đông nói chung & các tổ chức quảng cáo nói riêng đánh giá cao về tính nhân văn và hướng đến cộng đồng của các brand có qui mô global đều k hề đc brand mang về thị trường VN. Bởi với Insight của người Việt ở trên - thì các brand nọ sẽ lãng phí tiền bạc, nhân lực, trí tuệ, sức sáng tạo...mà ko thu lại bất kì lợi ích nào về kinh doanh hay truyền thông cả.)