ĐÀO - TRẦN KÝ SỰ KỲ BA: chương 1
ảnh minh họa, không thuộc sở hữu tác giả. Nguồn: Pinterest Tin đồn vị công chúa Ông Quốc này chẳng những không bị hoàng thượng ghét...
Tin đồn vị công chúa Ông Quốc này chẳng những không bị hoàng thượng ghét bỏ mà ngược lại còn ra sức sủng ái ngày càng lan xa. Bá tánh Trần quốc vui mừng khôn xiết vì hơn phân nửa người sau khi diện kiến long nhan trong đầu liền nghĩ hoàng thượng là đoạn tụ chi phích.*
Mặt khác vẫn có những người vì chuyện hoàng hậu này mà trăn trở lo ngại, đặc biệt là Đào Hắc Long Đại Nguyên Soái.
Đại hôn hoàng đế đã qua hai ngày, hôm nay giờ sửu, quần thần áo mão chỉnh tề đứng trước đại điện đợi nhập triều, suốt hai ngày qua Sơn Chi rõ ràng không hề bước chân ra khỏi Như Ý Điện. Đôi phu thê mới bái đường kia không cần nói cũng biết trong phòng suốt hai ngày kia làm loại chuyện gì.
Cái này cũng khó trách Sơn Chi, y dù sao cũng là nam nhân, tuổi trẻ khí thịnh, thường ngày lo chuyện xã tắc ít khi được nghỉ ngơi, gần gũi phi tần lại càng ít. Nay hoàng hậu mới sắc phong lại là tứ công chúa Ông Quốc, nghe đồn là mỹ nhân tuyệt sắc bế nguyệt tu hoa, cho dù miệng nói không thích nhưng trong lòng thì đã động đậy rồi. Nói ra thì ngoại trừ Hữu Niệm ra thì trong cung chưa có nam nhân nào khác được quan khán dung nhan mỹ lệ kia.
Sáng nay lâm triều, Hữu Niệm toạ trên long ỷ, bộ dáng bề thế oai nghiêm như thường ngày nhưng thần thái xán lạn hơn hẳn, tiếp chuyện cùng bá quan không mang vẻ ủ dột nặng nề như lúc trước, ai mong muốn phê duyệt gì cũng được như ý nguyện.
Trấn Đăng Lĩnh mắc nạn châu chấu, mùa màng thất bát tiêu điều, dân chúng thậm chí không có nước ngọt để dùng, mong hoàng thượng suy xét miễn thuế hai năm, cung ứng lương thực cho trấn! Trẫm duyệt.
Quận Khôi Vân* xảy ra dịch bệnh, số người tử vong đang dần tăng lên, mong hoàng thượng cắt cử người ở thái y viện đến tiếp thuốc chữa bệnh cứu trăm họ! Trẫm chấp thuận.
Huyện Điền Phúc* đa số dân không biết chữ, không giao du buôn bán được với bên ngoài, chủ yếu là săn bắn tự cung tự cấp, đời sống quá khép kín nội bộ, thỉnh hoàng thượng cho mời phu tử đến dạy học, khai quang điểm nhãn cho họ! Trẫm phê chuẩn.
“Huỳnh Tể tướng đã có lời cho mời phu tử đến huyện Điền Phúc giúp dân, hạ thần tài hèn đức mọn nhưng muốn góp chút công sức, hạ thần tình nguyện xuất môn, mong hoàng thượng ân chuẩn.”
Hữu Niệm trên cao nhìn đến học sĩ dưới điện, rõ ràng là bộ dáng đường hoàng tuấn mỹ, bên trong một bụng dụng ý nông sâu khó dò. Y hừ lạnh lên tiếng:
“Việc nhỏ này không khiến Hàn Lâm học sĩ nhọc lòng lộ xá xa xôi, trẫm khuyến khích quan lại xuất hồng bao mở trường mời phu tử đến dạy học. Cách vài tuần sẽ cho người đến xem xét thổ nhưỡng nơi đó thế nào, dạy dân canh tác, sau lại mở cửa biển cho thương gia ngoại quốc đến giao thương buôn bán. Trẫm nhận thấy huyện Điền Phúc này tuy nhỏ nhưng có tiềm lực rất lớn, tiếc rằng trước giờ bỏ phí không để mắt đến, muốn gây dựng cần nhiều thời gian nhưng muộn còn hơn không. Khiết Tử, trẫm thấy ở Quốc Tử Giám cũng có vài gương mặt nổi trội, sao ngươi không tiến cử vài vị ra chút công sức giúp cho bá tánh? Sự học âu cùng là vì có thể giúp cho người đời.”
Đào Hắc Long thân mặc giáp phục, gương mặt tuấn lãng phong trần đầy vẻ nghiêm nghị khiến cả người hắn toát lên khí phách không nộ mà oai. Nhìn thấy Long tướng quân mang vẻ mặt như vậy tiến lên muốn bẩm tấu, Hữu Niệm trong lòng khẽ thở dài một tiếng dường như biết được chuyện hắn định nói là gì.
“Khởi bẩm hoàng thượng, Ông quốc rục rịch ngoài biên cương đã lâu, quân đội hùng hậu gươm giáo chỉnh tề, có lẽ đang đợi thời cơ chín nuồi để xuất chiến, cuộc hôn sự này mặc dù chúng ta bị ép buộc chấp thuận nhưng không có nghĩa chúng ta phải im hơi lặng tiếng như thế này mãi được. Hôn phối chỉ đổi được khái niệm hoà bình tạm thời, không đổi được hoà bình trường tồn. Nay kính mong hoàng thượng hạ lệnh cho Thiên Sách Phủ mài sắc đao kiếm đi trước phủ đầu!”
Sơn Chi im lặng, một lúc sau mới lên tiếng:
“Ái khanh trong lời nói có ý trung, trẫm nhận thấy rõ, nhưng chúng ta không phải quân man di mọi rợ, hở một chút lại chém chém giết giết, trước mắt ta có thời gian để trụ vững căn cơ, chỉ cần quốc gia này vẫn còn gốc gác, vẫn còn căn cốt thì không có thế lực nào có thể quét đi nổi. Chuyện ở biên cương vẫn nhờ Thiên Sách Phủ để mắt giúp trẫm, nếu có dị biến...tùy khanh định đoạt. Người, dâng kiếm!"
Vừa dứt lời, bên dưới liền nghe tiếng xì xầm vang lên, nhanh chóng nhìn thấy nội thị khúm núm cử cao quá đỉnh đầu tráp bằng gỗ khảm xà cừ từ ngoài điện đi vào, trên tráp đặt một thanh hoàng kiếm. Thanh kiếm này bên ngoài ám kim lấp lánh, vỏ kiếm khảm một viên Kê Huyết Thạch* hồng sắc bắt mắt. Tay cầm bằng ngà voi trắng muốt sáng bóng, bên trên khắc một nhân vật tư thế oai hùng ngồi trên tố tượng giương cung. Chuôi kiếm bịt vàng có huỳnh thải rũ xuống đính bội ngọc.
Đây rõ ràng là một thanh Thượng Phương Trảm Mã Kiếm* không lẫn vào đâu được.
Hắc Long thấy vậy có chút bất ngờ, lập tức một gối quỳ xuống. Sơn Chi từ long ỷ đứng dậy, bước xuống điện, cầm lấy thanh kiếm, ôn tồn nói:
Thượng Phương Trảm Mã Kiếm, thấy kiếm như thấy thiên tử, phải quỳ xuống hành lễ quân - thần.
"Thanh kiếm này "thượng đả hôn quân, hạ đả gian thần". Nay ban cho Đại Nguyên Soái Đào Hắc Long, thủ hộ biên cương Trần quốc, đồng thời ban quyền sát phạt. Ghi nhớ lời của tiền bối từng dặn dò:
"Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân
Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo."*
Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo."*
Nếu trẫm phát hiện ngươi ỷ lại quyền thế mà bạo ngược hung tàn, tàn sát người vô tội, làm điều thương thiên hại lý, thì sẽ lập tức phế truất ngươi, đào thải Thiên Sách phủ, tất cả gia quyến đày đi quan ải. Ngươi minh bạch chưa?"
Lời này không rõ ý tứ làm lòng dạ Hắc Long rối bời nhưng vẫn nói to:
"Mạt tướng tạ chủ long ân, nhất định không phụ lòng bệ hạ tin tưởng!"
-----------------------------------------------
Hiện cũng sắp đến Tết thanh minh, hỷ sự vừa qua liền trong dịp trời trong này cảm nhận niềm vui của chúng dân. Trong cung cũng tất bật đại hoán vật dụng miên bị, hỷ sàn thay mới, rèm treo cũng thay mới. Dịp này cũng là lúc trong cung vắng người nhất bởi từ đời tiên vương thứ ba đã cho quần thần được dùng phép trong dịp lễ lớn sum họp gia đình, tất nhiên không được quá nhiều người trùng phép, xã tắc cần có cái làm tin.
Tất nhiên nói thì nói vậy thôi, cũng không bao nhiêu người thật sự rời đi, không phải vì bọn họ lo cho giang sơn gì, cũng không phải luyến lưu gia đình gì, mà là phủ đệ bọn họ ở trong kinh thành, về hay không về kỳ thật cũng là như nhau. Đương nhiên không kể đến “tinh anh tứ trụ” bọn họ đều còn rất trẻ, mặc dù đã đến tuổi thành gia lập thất nhưng vẫn trì hoãn chưa muốn thú thê, thêm một lý do nữa chính là:
Tể tướng phụ mẫu mất sớm phải một mình bươn chải dùi mài kinh sử.
Quốc sư từ nhỏ sống trong chùa, tính tình hướng nội lãnh đạm, sẽ không chủ động ra ngoài tìm người đón lễ
Nguyên soái được Tần Nham nuôi dạy, sống trong quân doanh đã quen nên cũng không đi đâu, có dịp thì cùng binh sĩ uống rượu nói chuyện trên trời dưới đất
Học sĩ mẫu thân lìa trần, Lê quốc còn cha hắn ở một thị trấn nhỏ ngày ngày bán sách chờ hắn về sum họp. Chính vì vậy, chỉ có Khiết Tử thật sự dùng phép rời đi thôi.
Hắn sang Kiều quốc mất bốn tháng, lại ngao du khắp nơi thêm một tháng, trở về chưa được hai mươi ngày lại muốn xuất cung về Lê quốc. Quần thần đều nghĩ hình phạt tăng lên ba lần số giờ vẫn còn nhẹ quá, vốn dĩ không giữ nổi chân hắn.
*đoạn tụ chi phích: điển cố từ mối tình đồng tính của Hán Ai Đế và Đổng Hiền. Hán Ai Đế rất yêu mến Đổng Hiền, một lần Đổng Hiền nằm ngủ trên tay vua, do không muốn đánh thức y nên Ai Đế đã cắt ống tay áo. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể đọc ở đây: Hán Ai Đế và Đổng Hiền *Khôi Vân: hai bạn này hồi trước chơi rất thân, ngộ cũng yêu quý hai bạn này nên trong truyện có nhân vật luôn (sau này sẽ biết, bất ngờ lắm kkkk). *Điền Phúc: hai bạn này hồi trước ngồi gần nhau, tổ 2, ngồi gần cửa sổ, bàn áp cuối. Đối với ngộ, chỗ ngồi đó là lý tưởng nhất cái lớp rồi, cho nên ngộ mới gọi là "tuy nhỏ nhưng có tiềm lực rất lớn". *kê huyết thạch: loại đá quý có màu đỏ như tiết gà. (trên mạng cái quỷ yêu gì cũng có để tham khảo =))) *Thượng Phương Trảm Mã Kiếm: tên gọi bào kiếm của thiên tử vào thời nhà Hán. *"Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo." "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất