Mấy nay vô tình mình đọc được bài này trên Reddit, và rồi mình bắt đầu tìm hiểu về nó.

Đầu tiên là Cycle of abuse

Cycle of abuse" (vòng xoáy bạo hành) là một mô hình tâm lý mô tả sự lặp lại của hành vi bạo lực hoặc lạm dụng trong các mối quan hệ, thường là các mối quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè, hoặc tình yêu. Khái niệm này được phát triển bởi nhà tâm lý học Lenore E. Walker vào những năm 1970, và thường áp dụng để hiểu rõ hơn về cách thức mà bạo hành gia đình diễn ra.
img_0
Chu kỳ của bạo hành (Cycle of abuse) gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trạng thái căng thẳng (Tension building):Mối quan hệ của hai người trở nên trắc trở, người bạo hành tìm thấy nhiều “cớ” để bạo hành người yêu mình, nạn nhân cảm thấy lo sợ, muốn làm vừa lòng người yêu.
Giai đoạn 2: Sự cố (Incident):Bạo hành xảy ra, bao gồm các hành vi hung hăng, bạo lực, hạ thấp người yêu,…v…v. Sự bạo hành như là một cách để nhắc nhở nạn nhân “ai là sếp ở đây”.
Giai đoạn 3: Hòa giải (Reconciliation)Các cặp đôi sẽ làm hòa .Trong khoản này, thường có hai thứ tiêu biểu:
1. Sự hối lỗi (Guilt): Sau khi bạo hành người yêu, người bạo hành thường cảm thấy hối lỗi, nhưng không phải vì những thứ họ đã làm. Họ lo rằng mình sẽ bị bắt hay phải gánh chịu các hậu quả mà việc bạo hành của mình đã gây ra.
2. Viện cớ (Excuses): Người bạo hành biện minh cho hành vi của mình (VD: “Anh làm như vậy chỉ vì yêu em thôi!”; “Trong tình huống như thế, chỉ có kẻ không yêu em mới bình tĩnh được!”; …v…v). Người bạo hành sẽ có một chuỗi các viện cớ và đỗ lỗi tất cả cho nạn nhân (VD: “Anh biết em hay ghen rồi mà còn như thế!”), bất cứ thứ gì để tránh trách nhiệm.
Giai đoạn 4:Bình tĩnh (Calm)/ Tuần trăng mật (Honeymoon):Các cập đôi “trở về bình thường”, mối quan hệ hết sức yên ắng, vụ bạo hành được xem là “xung đột thường tình”, và chìm vào quên lãng. Trong thời gian này, người bạo hành không chỉ đối xử với người yêu một cách chuẩn mực, mà thậm chí còn rất lãng mạn, rất tốt.
Giai đoạn tĩnh lặng, ấm áp, hay còn gọi là giai đoạn Tuần trăng mật (Honeymoon phase) này, cho nạn nhân hy vọng rằng người yêu mình sẽ thay đổi, rằng sẽ không bao giờ có những cuộc “xung đột” như thế nữa.
Những lời xin lỗi, những cử chỉ thân mật của người bạo hành xuyên suốt quá trình này sẽ khiến nạn nhân ở lại. Họ sẽ làm nạn nhân của mình tin rằng chính nạn nhân mới là người có thể giúp họ thay đổi, rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn, rằng họ thực sự yêu nạn nhân.
Tuy nhiên, những mối nguy hiểm khi ở lại là có thật.Giai đoạn Bình tĩnh (Calm) và Tuần trăng mật (Honeymoon) sẽ ngắn dần và ngắn dần, làm cho bạo hành xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến việc nạn nhân bị mắc kẹt vào một tình thế ngày càng bí bách mà họ không có bao nhiêu kiểm soát, hay một kế hoặc ứng phó cụ thể.
Vòng chu kỳ của bạo hành làm cho nạn nhân khó có thể nhận ra đó là một sự lặp lại. Vòng chu kỳ của bạo hành làm cho nạn nhân trở thành một con mồi mắc kẹt, không biết rằng mình đã sập bẫy, và khi biết mình sập bẫy rồi thì dường như đã quá muộn.

Còn về love bombing

Trong thế giới mà cho rằng tình yêu bắt đầu khi nghĩ nhiều về người đó cùng lời thề sẽ hết lòng yêu thương nhau thì rất là khó để định nghĩa Love Bombing là gì. Theo chuyên gia liệu pháp tâm lý và tư vấn mối quan hệ Denise Dunne, có thể nhận biết Love Bombing khi có sự quan tâm quá đà đến mức bất bình thường và cảm giác rằng mối quan hệ đang diễn biến quá thuận buồm xuôi gió.
Dunne cho rằng: "Love Bombing là hành vi đối phương dành rất nhiều lời khen có cánh cùng các dòng tin nhắn vô cùng khoa trương cho bạn, thường là khi mới bắt đầu mối quan hệ chưa bao lâu. Bạn như cảm thấy bỗng dưng yêu người đó, hoặc ngược lại, thấy bí bách, ngột ngạt trong mối quan hệ mới nảy mầm này".
Những kẻ Love Bombing thường dùng hàng tá những lời yêu thương và cử chỉ quan tâm đặc biệt để khiến bạn u mê và đắm chìm không thoát ra được. Để rồi một khi những kẻ đó đột ngột dừng các hành động quan tâm đó thì bạn lại cảm thấy trống vắng và muốn tìm kiếm lại cảm giác chiều chuộng như trong giai đoạn đầu của tình yêu.
Thường thì những kẻ Love Bombing là người có hội chứng ái kỷ – cuồng yêu bản thân và coi bản thân là trên hết. Và hành vi dội bom tình yêu thường đi kèm với các hành vi tiêu cực khác trong tình yêu như thủ thuật gaslighting (thắp sáng đèn gas) và ngược đãi tâm lý.
"Trước hết những kẻ này sẽ tìm cách làm bạn u mê và say đắm bằng sự quan tâm, chiều chuộng, rồi sau đó đột ngột dừng lại. Và khi không còn nhận được sự quan tâm, ngưỡng mộ, tán dương từ những kẻ này, bạn thấy trống rỗng và khó hiểu, và muốn đuổi theo thứ tình cảm đó, rồi bạn trở thành 'người phục tùng' cho Love Bombing", Dunne giải thích thêm.

Vì sao Cycle of abuse và love bombing thường đi kèm với nhau

Love bombing để tạo sự phụ thuộc cảm xúc ban đầu: Love bombing thường xuất hiện ngay từ đầu mối quan hệ. Khi người bạo hành tỏ ra vô cùng yêu thương và chu đáo, họ "tấn công" đối phương bằng lời khen, quà tặng, và cử chỉ lãng mạn. Mục tiêu là khiến nạn nhân cảm thấy mình được yêu thương và trở nên gắn bó cảm xúc với người bạo hành. Điều này giúp người thao túng dễ dàng kiểm soát hơn vì nạn nhân đã trở nên phụ thuộc về mặt cảm xúc và sợ mất đi sự yêu thương ấy.
Chu kỳ bạo hành bắt đầu sau khi nạn nhân đã gắn bó: Sau giai đoạn love bombing, khi nạn nhân đã bắt đầu cảm thấy an toàn và yêu thương, người bạo hành thường bắt đầu lộ diện hành vi kiểm soát, thao túng, và thậm chí là bạo hành. Chu kỳ bạo hành (cycle of abuse) bắt đầu từ đây, với giai đoạn căng thẳng tích tụ, hành vi bạo hành, rồi đến giai đoạn hối lỗi và hòa giải. Điều này khiến nạn nhân hoang mang, không thể hiểu rõ tình cảm thật sự của đối phương và dần trở nên yếu đuối, khó có thể dứt ra.
Love bombing trong giai đoạn hòa giải để giữ nạn nhân ở lại: Trong chu kỳ bạo hành, giai đoạn "hòa giải" thường đi kèm với love bombing, khi người bạo hành tỏ ra hối lỗi và lại tấn công bằng sự yêu thương. Điều này tạo nên ảo giác rằng mọi chuyện sẽ thay đổi, khiến nạn nhân tin rằng đối phương thực sự yêu mình và có thể sẽ không lặp lại hành vi bạo hành. Chính sự lặp lại này khiến nạn nhân tiếp tục ở lại và hy vọng vào một mối quan hệ tốt đẹp.
Tạo cảm giác mâu thuẫn và lẫn lộn cho nạn nhân: Việc xen kẽ giữa sự yêu thương và bạo hành tạo nên một mối quan hệ "mãnh liệt" nhưng độc hại. Nạn nhân thường rơi vào trạng thái lẫn lộn, không phân biệt được tình yêu và sự kiểm soát. Họ có thể cho rằng những hành vi bạo hành là tạm thời, hoặc là lỗi của chính mình, và cảm thấy chỉ cần cố gắng thêm chút nữa, mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Điều này khiến họ không thể nhận ra hoặc chấp nhận rằng mình đang bị lạm dụng.
Tăng cường sức mạnh của sự kiểm soát: Kết hợp love bombing và chu kỳ bạo hành giúp người bạo hành duy trì quyền lực và sự kiểm soát. Bằng cách liên tục đẩy nạn nhân vào vòng xoáy yêu thương - đau khổ, họ có thể kiểm soát tâm lý và cảm xúc của đối phương. Khi nạn nhân cảm thấy quá tổn thương, người bạo hành lại dùng tình cảm để xoa dịu, như thể "chữa lành" cho vết thương họ đã gây ra.
Nội dung được tổng hợp. Cảm ơn Admin đã duyệt nội dung!
Bạn có thể xem thêm thảo luận tại Reddit nhé!