Critical Race Theory and critical analysis of Vietnamese Americans relations: An extravaganza
Người Việt và cộng đồng Á đông có thực sự không bị chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của người Mỹ da trắng ảnh hưởng? A short dissertation.
Đã từng có rất nhiều người cho rằng nạn phân biệt và kì thị chủng tộc chỉ tồn tại ở những quốc gia da trắng và đa sắc tộc, hầu như ít hoặc không xảy ra ở những nước Đông Á , một khái niệm khuôn mẫu địa lý-văn hoá điển hình, trong đó "có Việt Nam", mà người Việt vẫn thường nhắc đến như là một sự đối lập với phương Tây. Người Việt thường cho rằng phân biệt chủng tộc xuất phát từ phương Tây và ít có ảnh hưởng tới Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở Mỹ, cũng vì thái độ phủ nhận sự hiện hữu của phân biêt chủng tộc ngay trong cộng đồng, cộng với những định kiến có sẵn đem từ Việt Nam sang, mang nhiều định kiến chủng tộc (racialized stereotyping) và dường như không có thiện cảm với phong trào đấu tranh chống phân biệt bất bình đẳng chủng tộc của các cộng đồng thiểu số.
Định kiến chủng tộc đầu tiên chúng ta thường nghe tới là khái niệm "Thiểu số mẫu mực" (ideal minority), ám chỉ các cộng đồng người Mỹ gốc Á Đông. Định kiến này được hình thành góp phần bởi từ ngay tại trong xã hội các nước Á đông. Ở những nước này, trong đó có Việt Nam, thường xảy ra tình trạng gọi là "thuần chủng", tức chỉ có một duy nhất dân tộc, chủng tộc chủ đảo chiếm trên 80% dân số. Các chính phủ của các nước Á đông thì ra sức nỗ lực việc quảng bá truyền tải hình ảnh bản sắc (identity) của đất nước họ thông qua ngành công nghiệp giải trí và du lịch theo một cách mong muốn chủng tộc và thông điệp, tức là như thế nào mới xứng đáng là "East Asian" (East Asianess) và gạt bỏ ra lề những thành phần không mong muốn được gắn vào hình ảnh đó vào nhóm "văn hoá thiểu số", tất cả làm để làm sao cho định kiến chủng tộc về đất nước, dân tộc đó trở nên tốt đẹp. Kiểu mẫu này đặt ra câu hỏi "Quest of Who is the authentic -ese?" Thí dụ thì ở Việt Nam, chỉ có hình ảnh người Kinh (hay người Việt) tức dân tộc chiếm đại số, trở thành hình ảnh "người Việt Nam mẫu mực". Việc tô vẽ một Việt Nam thuần chủng thống nhất đã là chủ đề chính của việc phô trương và quảng bá Việt Nam ra con mắt của thế giới đồng nghĩa với việc che khuất đi hoặc bảo vệ cho góc tối của quốc gia đó, bao gồm phân biệt chủng tộc, đồng hoá, thực dân hoá, và diệt chủng các cộng đồng bản địa. Người Kinh thường cho rằng những sắc dân khác trên đất nước là "dân tộc thiểu số", khái niệm này đã luôn luôn trở thành chính thức kể từ khi nước CHXHCN Việt Nam, một quốc gia hậu thuộc địa, được thành lập trong bối cảnh người Kinh tăng cường thực dân hoá các vùng đất của người bản địa Thượng và Hmong, đồng thời đàn áp các phòng trào phản kháng của người bản địa. Khái niệm trên được dùng có lẽ để hủy diệt identity của các dân tộc bản địa, biến họ trở thành kẻ ngoại lai, thiểu số ngay trên mảnh đất của cha ông tổ tiên họ suốt nghìn năm qua. Định kiến chủng tộc "thiểu số" của người Kinh dành cho những dân tộc bản địa được hình thành. Người bản địa Hmong và Thượng bị đàn áp về tín ngưỡng, dân tộc, và điều kiện sống, và bị gạt ra lề xã hội. Đôi khi, những "dân tộc thiểu số" kia bị đổ lỗi bởi chủ nghĩa sô vanh của đại số cho sự chậm phát triển của địa phương hoặc cáo buộc liên kết với các thế lực thù địch âm mưu li khai. Đối với các dân tộc bản địa của Việt Nam, việc phân biệt kì thị chủng tộc đối với họ là sự diễn ra hằng ngày, vì không những thế, họ có nhiều intersecting (giao nhau) identities (identity pluralism), bao gồm màu da (đen), thiểu số, LGBTQIA+, tôn giáo, bản địa... Như vậy ta sẽ có conflict giữa hai lối suy nghĩ mô hình "thuần chủng, một quốc gia, một dân tộc" và "phi thuần chủng đa dạng". Đương nhiên nhiều người Việt, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt vốn có tổ tiên gần đầy là những kẻ thực dân đánh chiếm đất đai của người bản địa trong công cuộc Nam tiến, thực lòng sẽ không thể chấp nhận sự công khai có mặt của các cộng đồng "phi thuần chủng" kia, vì nó sẽ làm những lời khen dành cho các tố chất "thiểu số mẫu mực" bị lu mờ đi trong nhận thức của người Mỹ da trắng chiếm đa số. Như vậy ta có thể nhận ra trong Việt Nam và cộng đồng người Việt cơ bản đã có những tính chất của "embedded racism."
Da đen luôn được định kiến chủng tộc làm đồng nghĩa với cái xấu. Những tính chất giới tính, bản địa, tôn giáo, thiểu số, sự nghiệp, tài sản, mức độ thành công, và xu hướng tình dục đi theo sau, bất kể wheresoever and whencever. Đó là lý do tại sao phụ nữ da đen thường bị nạn nhân của phân biệt chủng tộc. Để làm sao cho định kiến chủng tộc dành cho một cộng đồng nhất định trở nên tốt đẹp và mẫu mực, những quốc gia Á Đông đã tìm cách "làm trắng" tức là gạt bỏ những cộng đồng da đen bản địa phi thuần chủng, biến họ thành lịch sử hoặc thẳng tay xoá hẳn khỏi mainstream. Nếu có ai bở ngỡ hoài nghi thì hãy cứ tin là người Chăm, người Ainu đã biến mất, họ là nạn nhân của sự im lặng và kiểm duyệt trong xã hội thực dân. Nếu ai cứ tin người bản địa châu Mỹ, người Maya, Aztec đã tiệt chủng hoàn toàn, họ là nạn nhân của thái độ xem thường thờ ơ, bỏ qua người bản địa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Việt Nam cũng như Mỹ, đều là xã hội thực dân, những mối quan hệ hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở chủng tộc/sắc tộc.
Với cộng đồng người Việt, việc được xem là ideal minority khiến cho người Việt bị rơi vào cảnh ghettorazing tại các thành phố lớn ở những khu vực biệt lập như little Saigon hay những khu đồi Mỹ trắng, và họ phải cạnh tranh với các cộng đồng thiểu số khác, đặt biệt là cộng đồng người Mỹ da đen và Mễ. Nhiều thành viên của cộng đồng người Việt rất hay có lối nhìn tiêu cực thậm chí là thù ghét người da đen và Mễ, thường gắn (racial profiling) chủng tộc với các vụ án phạm tội. Điều này giải thích tại sao đa số người Việt trong cuộc bầu cử 2020 và 22 đã bầu cho những thành phần cực đoan nhất của đảng Cộng hoà như Trump, trong đó có nhóm da trắng thượng đẳng như deSantis. Một cái trend nguy hiểm bắt nguồn từ thái độ phủ nhận sự hiện diện của chủ nghĩa phân biệt chủng trong giữa cộng đồng người Việt.
Viết từ Tacoma, Seattle. Christmas 2022.
* Christina W. Yao, George M. C. A., Malaney Brown V. K. Exploring the intersection of transnationalism and critical race theory: A critical race analysis of intersectional student experiences in the US. Race Ethnicity and Education. 22.1 (2019): 38-58
* Richard Delgado, Jean Stefancic. Critical Race Theory: An Introduction. (vol 87). NYU Press, 2023
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất