Crazy Psychology #1: NSSI - Không phải tự sát nhưng nó còn hơn cả thế
>>...NSSI giúp cho bệnh nhân cảm thấy giảm bớt căng thẳng và xóa đi những cảm xúc tiêu cực...<<
Non-suicidal self-injury (NSSI) hay dịch nôm na có thể là tự gây thương tích cho bản thân nhưng không tự sát. Đây có thể là một thuật ngữ trong tâm lý học khá mới mẻ với nhiều người, nhất là ở Việt Nam. Bởi hiện tại mình chưa thấy một bài viết tiếng Việt nào nói về vấn đề này. Mặc dù, đây là một hành vi không hề hiếm gặp đối với trẻ vị thành niên trên toàn thế giới.
Vậy non-suicidal self-injury (NSSI) là gì?
Theo MSD Manual thì NSSI là “Nonsuicidal self-injury is a self-inflicted act that causes pain or superficial damage but is not intended to cause death.” Hay có thể tạm dịch là “Tự gây thương tích cho bản thân là hành vi tự gây ra đau đớn hoặc tổn thương bề ngoài nhưng không nhằm mục đích gây ra cái chết.”

Nguồn: Internet
Khác với tự sát, NSSI là hành vi chủ đích không phải để tự tử mà để làm đau bản thân vì bệnh nhân không có ý định tìm đến cái chết. Mặc dù đây là hành vi không có ý định tự sát nhưng về lâu dài mức độ tổn thương mà bệnh nhân gây ra càng nghiêm trọng công với trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến việc bệnh nhân lựa chọn cái chết.
Biểu hiện của những người mắc NSSI là gì?
+ Có thể loại trừ những người tự sát bởi ngay từ đầu, bệnh nhân mắc NSSI không có chủ đích tự tử.
+ Dùng vật nhọn để đâm hoặc rạch da bản thân (thường thấy ở nữ giới)
+ Đốt (thường là thuốc lá) châm chích vào da (thường thấy ở nam giới.
Có thể nói đây không phải là một biểu hiện hiếm gặp với độ tuổi vị thành niên, nếu bạn sử dụng mạng xã hội chắc sẽ không hiếm gặp những trường hợp dùng dao rạch cổ tay của bản thân. Đó là một biểu hiện điển hình của NSSI hoặc là bạn đã từng thấy ai đó tự đấm vào mặt và cơ thể của mình để biểu hiện cảm xúc tiêu cực nào đó.

Nguồn: Internet
Những hành vi này được lập đi lập lại nhiều lần, và thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Có xu hướng giảm dần khi trưởng thành nhưng không đồng nghĩa với việc trong những độ tuổi khác không thể mắc NSSI. NSSI thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Nhưng xét trong quần thể tội phạm thì điều này xảy ra ở nam giới nhiều hơn.
Hiện tại NSSI vẫn còn là một thuật ngữ quá mới so với thế giới. Người ta chỉ nghiên cứu nó trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây.
Vì sao họ lại làm thế?
Có ba lý do chính khiến một người mắc NSSI có những hành động tự gây thương tích cho bản thân.
Thứ nhất, giảm bớt căng thẳng và cảm xúc tiêu cực. Bạn không nghe nhầm đâu, đúng vậy. NSSI giúp cho bệnh nhân cảm thấy giảm bớt căng thẳng và xóa đi những cảm xúc tiêu cực. Giống như những chất gây nghiện có thể làm bạn quên đi nỗi đau “thể xác” thì NSSI làm cho bệnh nhân quên đi nỗi đau về mặt “tinh thần”. Tất nhiên, mọi chất kích thích đều có phản ứng phụ của nó và NSSI cũng không ngoại lệ khi nó khiến cho chính bệnh nhân nghiện cảm giác tự hành hạ bản thân cho đến khi cái chết là lựa chọn cuối cùng. Thay vì chấp nhận những cảm xúc tiêu cực thì người mắc NSSI chọn cách tránh né nó. Điều đó khiến bệnh nhân khó có thể thoát ra được.
Thứ hai, gần hơn một nửa số bệnh nhân cho rằng họ làm vậy bởi tức giận và tự trừng phạt bản thân mình. Điều này cũng dễ hiểu khi những người mắc NSSI có cảm xúc không ổn định, điều này dễ dẫn đến nổi giận nhưng thay vì làm đau người khác, họ làm đau chính bản thân mình để mong rằng người kia có thể thấy được nỗi đau đó của họ và làm cho người kia cảm thấy có lỗi (mặc dù vốn người kia không có lỗi).
Thứ ba, yêu cầu giúp đỡ. Hành vi tự làm đau thể xác thực chất chính là để thể hiện nội tâm bên trong bản thân. Khi mà họ không thể dùng nội tâm thể giao tiếp, người mắc NSSI dùng những hành động làm đau bản thân như một lời cầu cứu bởi chính họ cũng đang mắc kẹt trong cái thể xác đó. Sự tiêu cực cũng như những nỗi đau của họ với xúc tác là cảm xúc mãnh liệt ở tuổi dậy thì khiến cho những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên dễ lạc lối và đưa ra những tín hiệu giúp đỡ bằng những hành động tự làm đau bản thân nhằm mong muốn ai đó chú ý và quan tâm mình.

Nguồn: Internet
Góc nhìn cá nhân
Chúng ta biết quá nhiều về thế giới giới bên ngoài nhưng lại biết quá ít về chúng ta, về bên trong chúng ta. NSSI là một trong những căn bệnh phổ biến chỉ xếp sau trầm cảm. Mong các bạn khi đọc hết bài viết này sẽ có những cái nhìn khác hơn về những người tự làm đau bản thân mình. Họ cũng cần được giúp đỡ.
References:

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Lâm Duệ Nghi

Cảm ơn bài viết của bạn. Bản thân mình trải qua NSSI cũng 1 thời gian khá lâu, hiện tại thì đã đỡ hơn rất nhiều nhờ nhận ra được sự yêu thương của mọi người xung quanh và khiến đời sống tích cực hơn. Nhưng vs rất nhiều bạn trẻ nếu không có người hướng dẫn đúng rất dễ sa hẳn vào vòng xoáy của tâm trí và rơi vào trầm cảm. Hy vọng sẽ có nhiều người tìm hiểu hơn về bệnh lý và tìm được đúng người để giúp đỡ.
- Báo cáo

chimsetocxu
cảm ơn bạn vì bài viết nhé! hồi lớp 10 mình cũng đã từng rơi vào tình trạng này. mình hay rạch tay, để lại sẹo thành hình các thứ tại thời điểm đó, với mong muốn là crush sẽ chú ý đến mình, và 1 phần mình cũng thích cảm giác dán băng đa. trước khi đọc bài viết thì mình cho rằng đoa là hành động trẻ trâu nông nổi thời thiếu niên. giờ mình có cái nhìn khác về vấn đề này rồi. xin cảm ơn bạn lần nữa!
- Báo cáo

Baolouis
cảm ơn bạn về bài viết.
- Báo cáo