Việc theo dõi liên lạc đang hoạt động tốt ở Hàn Quốc và Singapore. Nhưng nó lại nảy sinh ra vấn đề quyền riêng tư.
Derek Thompson 
(Nhà báo The Atlantic)
7/4/2020
Đó là một buổi tối mùa thu dịu mát vào tháng 9 năm 2020. Với chai rượu vang trong tay, bạn nhẹ nhàng lườn vào ghế trước ô tô để đi đến bữa tiệc đêm với một người bạn thân. Đã 8 tháng kể từ khi bạn chưa gặp hầu hết bọn họ, ít nhất là ngoài màn hình máy tính.
Khi bạn đang đi ra khỏi khu hàng xóm của mình, bạn thấy điện thoại của bạn rung lên. Nó là một cảnh báo từ một cơ quan mới giám sát việc bùng phát của virus corona. Trên màn hình khóa, bạn có thể đọc được chữ “Được khuyên rằng”. Bạn thất vọng khi mở khóa màn hình để đọc phần còn lại của tin nhắn:
“Chúng tôi đã nhận thấy rằng trong vài ngày gần đây, bạn có thể đã tiếp xúc với một số người đã được xét nhiệm dương tính với COVID-19. Không cần phải hoảng hốt. Nhưng vì tính mạng của gia đình, bạn bè, hàng xóm của bạn, chúng tôi mong đợi sự giúp đỡ của bạn. Sớm nhất có thể,  làm ơn…"
 Bạn ngừng đọc. Bạn biết phải làm gì sau đó. Bạn quay đầu xe, đi vào trong nhà và bật nắp chai rượu vang. Chai rượu bây giờ dành cho riêng bạn. Lại một quảng thời gian “cô độc bản thân” bắt đầu-hoặc ít nhất cho đến khi bạn được xét nghiệm là âm tính với virus.
Đây có thể là cái nhìn về tương lai của quốc gia. Nó là thế giới mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động lại bình thường, hàng triệu người quay lại làm việc, và lệnh cách ly xã hội được dãn cách, khi mà chúng ta đang lo lắng thoát khỏi cơn khủng hoảng bởi cuộc bùng dịch virus đầu năm 2020 với khả năng quay lại của nó.
Nó cũng là một thế giới mà sự quay trở lại cuộc sống bình thường được dự báo trước nhờ sự xuất hiện của công nghệ mới. Hàng triệu người Mỹ-rất nhiều người có thể đang hoài nghi sâu sắc về sự theo dõi của Chính phủ, hoặc Tập Đoàn Công Nghệ lớn- đang phải tham gia một dự án toàn quốc để được theo dõi sự chuyển động, tương tác của họ, để giúp các chuyên gia y tế công cộng khoanh vùng được sự lây lan của kẻ thù vô hình.
Đây là thế giới của “xét nghiệm và theo dõi”
Trong vòng một tháng qua, đại dịch virus corona đã khiến mọi hoạt động nước Mỹ đóng băng nghiêm trọng. Nhiều cửa hàng bị đóng cửa, hàng triệu người Mỹ đã mất việc, và nhiều người hơn nữa đang nguy kịch trong bệnh viện và các cửa hàng tạp hóa. Cơn ác mộng hiện đại này sẽ chưa thể chấm dứt cho đến khi có một phương pháp chống lại được virus đáng tin hoặc vắc xin COVID-19 được tạo ra.
Cho ngày đó, có thể là một hoặc hai năm tới, hi vọng tốt nhất của chúng ta để chống lại virus là chơi một trò chơi  Whack-a-Mole tinh vi, trò chơi thường được gọi với cái tên “thử và lần”.
Đa số người đọc có thể đã biết một nửa cuộc xét nghiệm yêu cầu gì, với những miếng gạc mũi dài mà cảm giác như cào vào thùy chán trước của chúng ta. Một nửa quá trình theo dõi sau đó thì khó hiểu hơn. Nhưng có lẽ sẽ để lại dấu ấn hơn trong chính trị và xã hội Mỹ.
Theo cách hiểu cơ bản , theo dõi (trace)-theo cách khác được biết là lần theo dấu vết (tracking), hoặc theo giõi liên lạc-nghĩa là xác định tất cả sự tiếp xúc gần đây của những cá nhân bị nhiễm để xác định ai đã bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm kết hợp với theo dõi có thể phong tỏa được virus, khiến nó tránh xa nạn nhân mới, và khiến thế giới quay trở về vòng quỹ đạo trước thời virus, những thứ kiểu như vậy.
 
Cho đến gần đây, theo dõi thường phụ thuộc vào phương pháp đã lỗi thời: phỏng vấn. Để ngăn chặn sự lan rộng của Ebola, những nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã hỏi bệnh nhân nhiễm bệnh liệt kê những hoạt động gần nhất với gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp. Cuộc phỏng vấn đó sẽ tạo ra một danh sách người liên lạc, những người mà sẽ bị giám sát bệnh trong vòng vài tuần. Bang Massachusetts gần đây đã công bố kế hoạch để thuê 1000 người nhằm thực hiện các phỏng vấn theo dõi liên lạc này.
Nhưng cách tiếp cận cũ này có thể là không đủ. Người được phỏng vấn có thể nhớ nhầm những người, những thứ mà họ đã tiếp xúc hoặc nơi họ đã tới. Quan trọng hơn nữa, phỏng vấn một-một có thể là quá chậm chạp để làm đẩy lùi đại dịch quốc gia trong khi dịch bệnh tăng mạnh khắp đất nước.
Vậy giải pháp là gì? Chính là chiếc điện thoại của bạn.
Những chiếc điện thoại di động và smartphones của chúng ta có một vài cách thức để ghi lại hoạt động của chúng ta. GPS theo dõi vị trí của chúng ta, và Bluetooth trao đổi tín hiệu với thiệt bị lân cận. Nói theo cách đơn giản, theo dõi từ điện thoại di động hoạt động theo cách sau: Nếu có ai bị dương tính với COVID-19, cơ quan y tế có thể lấy thông tin từ hoạt động liên lạc của điện thoại người đó và so sánh với dữ liệu lấy được từ điện thoại của những người khác. Nếu các cơ quan điều hành thấy bất cứ GPS overlap (ví dụ: dữ liệu cho thấy tôi đã đi đến điểm dịch McDonald) hoặc Bluetooth hits (ví dụ: dữ liệu cho thấy tôi ở gần một người bệnh nhân vài feet), họ sẽ ngay lập tức liện lạc và yêu cầu tôi cách ly tại gia, hoặc đi xét nghiệm.
Ramesh Raskar, một nhà khoa học máy tính tại Phòng thí nghiệm Phương tiện truyền thông MIT, đang tạo ra một ứng dụng có thể sử dụng GPS để tạo bản đồ về sự di chuyển của những người đã mắc COVID-19 gần đây. “Trong một phiên bản gần đây, bạn có thể thấy tấm bản đồ với rất nhiều các điểm nóng (hotspots)–2 giờ chiều tại Starbucks, 3 giờ chiều tại thư viện - nó có thể cho bạn biết những nơi mà những người bị bệnh đã tới gần đây” Raskar đã nói với . “Tất cả những gì chính phủ phải làm hiện tại là yêu cầu các cơ sở vật chất xét nghiệm phải tiết lộ hoạt động của người nhiễm bệnh một cách bí mật, để từ đó những người khỏe mạnh sẽ biết nhưng nơi tránh đến.”
Với những người ủng hộ quyền riêng tư, “Waze (một ứng dụng định vị), nhưng cho người bệnh” có vẻ trông như cơn ác mộng đen tối nhất của họ. Nhưng Raskar nhấn mạnh rằng code của anh ấy là một nguồn mở -“ mọi phần của code nên được nhìn thấy bởi mọi cá nhân, mỗi ngày”- và không một chính phủ hay công ty nào có thể độc quyền kiểm soát được nguồn dữ liệu trung tâm nhằm mục đích lạm dụng nó. Mọi người cũng sẽ không hề biết về các thông tin khác về người bệnh, như là tuổi tác hay giới tính.
Công nghệ và trở ngại về quyền riêng tư của việc theo dõi dù sao cũng sẽ trở nên phức tạp nữa, và có thể  bình thường hóa một cấp bậc giám sát mà có thể bị coi là toàn trị. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ điều này, ta phải học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Ở Đông Á, theo dõi công dân đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Để có cái nhìn thoáng qua về tương lai của nước Mỹ-và để dự đoán một vài trường hợp xấu nhất về việc sử dụng công nghệ quá mức-thật hữu ích khi đánh giá qua cách hoạt động của việc theo dõi ở bên kia Thái Bình Dương.
Hãy bắt đầu với Trung Quốc, nơi mà các công dân của hàng trăm thành phố được yêu cầu phải tải về điện thoại một phần mềm mà có thể phát sóng được địa điểm của họ cho một số cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả cảnh sát địa phương. Ứng dụng bao gồm theo dõi địa lý và một số dữ liệu khác, như là lịch đặt đi lại, để đánh dấu công dân theo mật mã màu từ xanh (rủi ro thấp) đến đỏ (rủi ro cao). Cá nhân rủi ro cao có thể bị cấm khỏi các căn hộ, tòa nhà, văn phòng và cả các cửa hàng tạp hóa. Rất nhiều người ủng hộ nhân quyền e sợ rằng thứ mà được công bố là ứng dụng sức khỏe cộng đồng đang âm thầm như một công cụ của chính phủ để gián điệp và gia tăng sự phân biệt đối xử.
Tiếp theo, hãy nhìn vào Hàn Quốc, một nền dân chủ được cho là đã thành công hơn trong các quốc gia khác trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Chính phủ sử dụng một số nguồn, bao gồm dữ liệu vị trí của điện thoại di động, CCTV, hay tiểu sử thẻ tín dụng, để kiểm soát rộng rãi hoạt động của cư dân. Khi ai đó dương tính, chính phủ địa phương có thể gửi đi cảnh báo, gần giống như cảnh báo lũ lụt, nghe qua bao gồm họ, giới tính, tuổi, huyện và lịch sử thẻ tín dụng của cá nhân đó, chi tiết từng phút một về những doanh nghiệp khác nhau trong địa phương họ đã tới và đi. “ Ở một vài quận, thông tin công cộng bao gồm số phòng trong tòa nhà họ ở, khi nào họ đi toilet, và họ có đeo khẩu trang hay không” Mark Zastrow, một phóng viên của Nature, đã viết: “Ngay cả việc “tình ái” qua đêm ở một khách sạn cũng có thể bị ghi lại.”
Những ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đã giảm 90 phần trăm trong vòng 40 ngày, một thành tựu khó tin. Nhưng lượng thông tin trong các cảnh báo theo dõi của Hàn Quốc đã khiến một số công dân trở thành những thám tử ghế bành kêu ngạo, những người mà lục tung internet lên nhằm tìm danh tính rõ của những người dương tính và lăng mạ họ trên mạng. Choi Young-ae, điều hành của Ủy Ban Nhân Quyền Hàn Quốc, đã nói rằng sự lăng mạ này khiến một số người Nam Hàn e ngại trong việc xét nghiệm hơn.
Singapore có lẽ là một hình mẫu của cả phương Đông. Người dân có thể tải ứng dụng tên là Trace Together, ứng dụng mà sử dụng Bluetooth để kết nối với những thiết bị gần đó. Nếu một ai đó bị bệnh, người sử dụng có thể đăng tải dữ liệu liên quan đến Bộ Y Tế, cơ quan sau đó gửi thông báo tới tất cả các thiết bị đã kết nối với điện thoại của người bị bệnh.
“Bluetooth thuận tiện hơn GPS trong việc theo dõi liên lạc thực tế, và nó đưa ra bức tranh cụ thể những chiếc điện thoại nào đã gần với điện thoại nào”, Ulf Buermeyer nói, một người ủng hộ quyền riêng tư, một nhân viên tại Bộ Tư Pháp Berlin, và là chủ tịch Hiệp Hội Dân Quyền Đức. “Mặt bất cập của ứng dụng này là bạn phải đăng nhập bằng chính số điện thoại của bạn. Khi một người nào đó bị phát hiện nhiễm bệnh, chính quyền có thể dễ dàng tra từ số ID để tìm ra số điện thoại và áp đặt các biện pháp cấm túc ngay với những người đó.”
Đức, quốc gia dẫn đầu châu Âu trong nỗ lực theo dõi, đang tìm cách điều chỉnh hình mẫu của Singapore theo cách mà có thể chấp nhận được với sự nhạy cảm của phương Tây. Buermeyer đã nói với tôi rằng có một biện pháp khả thi là lập trình những chiếc điện thoại để phát ID khác nhau mỗi 30 phút qua bluetooth. Để dễ hiểu, ví dụ như tôi đến Starbucks vào buổi sáng, điện thoại của tôi sẽ phát một ID qua Bluetooth tới tất cả các điện thoại khác trong quán café. Một giờ sau, trong bữa trưa với một người bạn, nó sẽ phát một ID khác tới tất cả điện thoại trong nhà hàng. Trong vòng một ngày, điện thoại của tôi sẽ nhận và lưu những ID và gửi chúng tới một Rolodex được mã hóa.
Những ngày sau đó, khi tôi đã bị phát hiện nhiễm với virus, bác sĩ sẽ yêu cầu tôi đăng tải dự liệu của ứng dụng của tôi lên máy chủ trung tâm. Máy chủ đó sẽ đọc qua Robolex được mã hóa của tôi và tìm tất cả ID tạm thời mà tôi đã thu thập. Một thuật toán sẽ kết nỗi những ID tạm thời đó tới push token- một code đặc biệt mà kết nối mọi điện thoại với ứng dụng. Nó sau đó sẽ gửi tới các di động một tin nhắn tự động qua ứng dụng như là: HÃY NGHE LỜI KHUYÊN: Chúng tôi đã thấy rằng trong vòng một vài ngày qua, bạn có thể đã tiếp xúc với những người…Xuyên xuốt quá trình đó, không hề có giai đoạn nào làm lộ danh tính của ai tới cả chính phủ lẫn công ty công nghệ điều hành máy chủ dữ liệu.
Một chút hành trình vòng quang thế giới về công nghệ theo dõi cung cấp cho chúng ta ba bài học.
Đầu tiên, xét nghiệm và theo dõi có vẻ hoạt động tốt-rõ ràng như vậy. Singapore và Hàn Quốc rất khác biệt với nhau và với Mỹ. Nhưng họ đã rút kinh nghiệm từ đợt bùng dịch trước đó. Nhờ việc theo dõi, cả hai quốc gia đã giảm thiểu số ca tử vong do COVID-19 thành công hơn nhiều các thành phố đông đúc của Mỹ.
Thứ hai, lượng thông tin khổng lồ có sẵn từ các ứng dụng theo dõi sẽ như là miếng mồi béo bở cho các chính phủ đói quền lực và các công ty thèm muốn dữ liệu để chiếm thế độc quyền. Một ứng dụng theo dõi được sinh ra chỉ cần thiết trong thời đại dịch, chứ không phải là một hệ thống dám sát vô thời hạn cho một vài cơ quan chính phủ bí mật nào đó.
Thứ ba, virus tạo ra tình trạng khó xử với dữ liệu. Hiện tại, thứ mà chúng ta không biết-ai nhiễm bệnh, và nơi họ đã đến-có thể giết chúng ta. Xét nghiệm và theo giõi đã cho chúng ta mộ con đường ra khỏi sự thiếu hiểu biết. Nhưng khi càng tìm kiếm về người bệnh, vị trí của họ, liên lạc của họ, chúng ta càng phá vỡ quyền riêng tư của bệnh nhân và doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, những nhà ủng hộ quyền riêng tư đã đấu tranh với những gã khổng lồ trong ngành quảng cáo như Google và Facebook khi đã theo dõi chúng ta trên web và thu thập dữ liệu để dự đoán hoạt động của ta trong tương lai. Cho dù bạn có thấy những lời chỉ trích thuyết phục hay quá mức, những sự tố cáo chắc chắn đều nhằm vào công nghệ theo dõi. Sau đó thật dễ dàng để hình dung các ứng dụng theo dõi-dám sát đó sẽ bị lên án như là “tấm gạt và sự giám sát” và bị khai trừ ngay lập tức như thế nào.
Nhưng trong khi công nghệ quảng cáo có thể đánh lạc hướng người dùng về bản chất của công việc họ đang làm, mục đích của sự theo dõi trên smartphone là rất rõ ràng: Đây là phần mềm nói cho bạn biết tín hiệu điện thoại hoặc thói quen hàng ngày có liên hệ với sự truyền nhiễm của virus mà đang giết người và hủy hoại nền kinh tế hay không.
Đại dịch đã khiến nước Mỹ phải chấp nhận một bước đi bần cùng để cứu lấy người dân của mình. Mười triệu người Mỹ đang phải sống dưới những khu tạm giam. Rất nhiều người giám đốc điều hành hay người khởi nghiệp đã nói rằng họ đồng ý với yêu cầu của chính phủ về việc đóng cửa doanh nghiệp của họ.Trong những thời điểm kỳ lạ này, những quyền thông thường tưởng như không thể hủy bỏ dường như đột nhiên được đàm phán lại. So sánh với cuộc sống sáu tuần trước, sự theo dõi điện thoại thông minh dường như bị coi là một sự bạo hành với nhân phẩm và quyền riêng tư của chúng ta-và so với cuộc sống của chúng ta sau năm về sau, tôi hi vọng vẫn sẽ như vậy. Nhưng hãy so sánh với cơn ác mộng hiện tại, hi sinh một cách chiến lược quyền cá nhân của ta có lẽ là cách tốt nhất để bảo vệ những sự tự do khác.
“Tôi là một người ủng hộ quyền riêng tư, nhưng tôi không giữ nó như một giá trị tuyệt đối,” Buermeyer đã nói. “Quyền cá nhân phải được cân bằng với các quyền khác tùy vào hoàn cảnh. Cuộc sống và sức khỏe, tôi nghĩ, đều là những nhân quyền quan trọng nữa.”
P/s: Mình dịch còn non tay, có lỗi gì mong mọi người góp ý.