Dưới đây là một số bài viết hữu ích khác của tác giả /Co/Micssioner Stan. Chân thành cảm ơn anh vì đã khai sáng cho em vào những ngày đầu tập tành chơi comic:

1. Bắt đầu đọc từ đâu?

Tôi nên bắt đầu từ đâu?
Được rồi, đó là câu hỏi triệu đô đối với một người mới bắt đầu đọc comic DC. Đâu là xuất phát điểm cho bạn? Có nhiều tân binh đã phạm sai lầm khi cố gắng bám vào dòng thời gian “tuyến tính” và nghĩ rằng phải bắt đầu từ “thuở hồng hoang”, khi người ta lần đầu tiên lầm tưởng Superman với con chim hay máy bay.
Không có mô tả ảnh.
Hình: Khoảnh khắc mang tính biểu tượng của Superman vào lần xuất hiện đầu tiên trong Action Comics (1938) #1.
Zack Snyder holding a copy of Action Comics #1 - Znyder
Hình: Đạo diễn (Đấng) Zack Snyder cầm trên tay một bản sao chép của Action Comics (1938) #1. Issue từ thời tám hoánh này rất khó kiếm và cũng không cần thiết đối với một người mới đọc comic!
BLACKPINK trích dẫn câu nói Superman trong How You Like That

Hình: Trích từ MV How You Like That gần đây của nhóm nhạc KPOP Blackpink.
Lời khuyên dưới đây rất quan trọng:

1.1. Quên dòng thời gian đi.

DC đã xuất bản dòng comic về siêu anh hùng hàng thập kỷ. Xuyên suốt lịch sử phát triển comic, dòng thời gian của hầu hết các vũ trụ comic đã được khởi động lại, retcon [1] và kể lại. Trên hết, nó bị xáo trộn như một nồi lẩu và hằng hà sa số những điều khác. Trên thực tế, khó có thể coi 50 năm đầu tiên của lịch sử phát triển vũ trụ DC thuộc canon (tạm dịch là dòng thời gian chính) được. Đến cả những series được xuất bản đồng thời cũng có thể không nhất quán về mặt thời gian. Do đó đừng mò kim đáy bể một xuất phát điểm của canon. Thay vào đó, hãy tập trung vào một số tác giả nhất định và những câu chuyện cùng những đầu truyện (run) mà họ đã sáng tác. Có rất nhiều danh sách đề xuất và thứ tự đọc sẽ chỉ dẫn bạn đọc vài câu chuyện và đầu truyện độc lập (standalone) nhất định với đầu đuôi cụ thể.
Geoff Johns Expands Creative Role, Working on New Pop-Up “The ...
Hình: Tác giả Geoff Johns và họa sĩ Jim Lee, hai cái tên không thể thiếu trong kệ sách của mỗi fan DC. Họ đã hợp tác với nhau trong đầu truyện Justice League New 52 rất đáng đọc (nguồn: Internet).
Không có mô tả ảnh.
Hình: Nếu đang bắt đầu tìm hiểu Superman và comic thì không bộ truyện nào thích hợp hơn Superman: Birthright. Mark Waid đã viết lại tiểu sử và các khái niệm xoay quanh Người đàn ông thép sao cho phù hợp với thời kì hiện đại cũng như khiến nhân vật truyền tải được nhiều thông điệp nhân văn. Superman: Birthright cũng là lần đầu tiên Superman được gọi là Biểu tượng của hy vọng (nguồn: Đầu Bự).
Có những lúc, một tác giả sẽ tiếp tục viết cho một đầu truyện đang tiếp diễn trong một thời gian nhất định (đôi khi với cùng một họa sĩ) cho đến khi series bị ngưng trệ hoặc tác giả ấy tự ngừng. Sáng tác của tác giả ấy được gọi là “run”. Một trong số những run nổi tiếng nhất trong thập kỷ qua là run Batman của Scott Snyder và Greg Capullo, kéo dài 52 issue. Một ví dụ điển hình nữa là run Green Lantern của tác giả nổi tiếng Geoff Johns, kéo dài hơn 100 issue và thường được coi là đầu truyện Green Lantern hay nhất mọi thời đại.
Trong hình ảnh có thể có: trong nhà
Hình: Bộ sưu tầm run Green Lantern của Geoff Johns, đa số đều có chữ ký của tác giả! (nguồn: anh Trần Đào Tuấn Lộc trên group Comic Collectors Vietnam).
Nếu bạn đã hình dung được cách để tìm kiếm xuất phát điểm thì có thể nhảy sang phần 3. Những đầu truyện đề xuất cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu bạn hứng thú với những khổ sách (format) mà một volume có thể có thì hãy tiếp tục đọc.


1.2. Graphic novel (tạm dịch: Truyện họa hình)

Một graphic novel (còn được gọi là "phiên bản sưu tầm" - "collected edition" hay "trade") là một tuyển tập những số comic liên quan đến nhau dưới định dạng sách. Tưởng tượng đến phiên bản DVD của một show truyền hình đi. Mua một graphic novel sẽ rẻ hơn so với mua những số comic riêng lẻ, và graphic novel còn được bày bán rộng rãi ở các nhà sách online lẫn offline [3].
Không có mô tả ảnh.
Hình: Meme (nguồn: Hoang Anh‎ trên group Comic Collectors Vietnam).

Hình: Meme dịch (nguồn: Mel N Anita Shuman)

1.2.1. Trade paperback (tạm dịch: bìa mềm thương mại) và hardcover (tạm dịch: bìa cứng)

Hình thức xuất bản phổ biến nhất của graphic novel là trade paperback (TPB). Gần như mọi series comic xuất bản bởi DC sẽ được in dưới dạng TPB. Chúng được thương mại hóa rộng rãi với giá hợp túi tiền [4]. Một cuốn TPB tương ứng với một series hiện thời hoặc series mới thường sẽ sưu tầm khoảng 5 đến 6 issue (dày khoảng 150 trang) và thường cháy hàng 6 tháng sau khi xuất bản. Ví dụ, Batman, Vol. 1: I Am Gotham của Tom King sưu tầm 7 issue đầu tiên của đầu truyện Batman tương ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu một series bán rất chạy khi phát hành dưới dạng issue lẻ, DC có thể chọn sưu tầm những issue đó dưới dạng hardcover (HC) trước, dạng này đắt hơn nhưng sách cũng giữ được lâu bền hơn.
Video: Phân biệt bìa cứng với bìa mềm phần 1 (nguồn: Đầu Bự) https://www.facebook.com/shopdaubu/videos/636138270273334/
Video: Phân biệt bìa cứng với bìa mềm phần 2 (nguồn: Đầu Bự) https://www.facebook.com/watch/?v=246644636540576
Video: Các loại bìa cứng (nguồn: Đầu Bự) https://www.facebook.com/watch/?v=251094399606861
Do TPB là một khổ sách hái ra tiền nên DC thường xuất bản lại (reprint) các đầu truyện cũ dưới định dạng TPB để người mới đọc có cơ hội mua những câu chuyện đã được sáng tác từ nhiều năm về trước. Những phiên bản này thường sẽ dài hơn và sưu tầm nhiều issue hơn so với một cuốn TPB của một series mới ra. Ví dụ, The Flash by Mark Waid, Book 1 sưu tầm hơn 300 trang từ run The Flash của Mark Waid từ thập niên 1990.
Video: So sánh phiên bản Batman: Hush TPB cũ (2002) và mới (2009). Đây là một đầu truyện hot, được tái bản nhiều lần dưới nhiều định dạng (nguồn: Đầu Bự). https://www.facebook.com/shopdaubu/videos/551402072218649/

1.2.2. Deluxe (tạm dịch: Phiên bản chất lượng cao)

Phiên bản bìa cứng quá cỡ (oversized hardcover, OHC), hay DC thích gọi là Deluxe Edition là một tuyển tập hardcover lớn hơn so với một TPB hay HC tiêu chuẩn. Khổ sách này thường được dành riêng cho một vài đầu truyện chọn lọc mà DC nghĩ rằng cần phải được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" (không khó để biết rằng chúng thường có nhân vật Batman), nó đắt hơn nhiều so với TPB. Nội dung sưu tầm của một OHC tương ứng với một series đang tiếp diễn thường dài gấp 2 đến 3 lần một trade. Thông thường, một OHC sẽ chứa khoảng 200 đến 500 trang.
Không có mô tả ảnh.
Hình: Phiên bản Deluxe của Batman: The Killing Joke, với một đặc tính ưu việt là được họa sĩ tô màu lại so với bản gốc, đây là phiên bản được chào đón nhất của đầu truyện này, tuy nó hơi mỏng (nguồn: group Comic Collectors Vietnam).

1.2.3. Omnibus

Một omnibus có bản chất là deluxe chơi đá, nó sưu tầm hàng trăm trang truyện từ một run và sẽ hút máu khoảng $100 US (tương đương với khoảng 2,3 triệu ở Việt Nam). Khổ sách này đặc trưng cho việc sưu tầm hoàn toàn một run hay một sự kiện (event) với rất nhiều tie-in (tạm dịch là đầu truyện liên quan). Ví dụ, omnibus của đầu truyện Gotham Central sưu tầm 40 issue và dày hơn 900 trang.
Không có mô tả ảnh.
Hình: Bề ngang của Final Crisis omnibus (1512 trang). Rất dày phải không nào? (nguồn: group Comic Collectors Vietnam).
Không có mô tả ảnh.
Hình: Gần đây, DC đã quyết định tái bản đầu truyện Flashpoint dưới định dạng omnibus. Nó dày hơn rất nhiều lần (hơn 1500 trang) so với bản gốc TPB (khoảng 200 trang) do có bổ sung nhiều tie-in trong thế giới Flashpoint (nguồn: group Comic Collectors Vietnam).

1.2.4. Absolute

Phiên bản Absolute là khổ sách sang chảnh nhất của DC, chỉ dành cho những đầu truyện mà DC cho rằng có vị thế cao nhất trong lòng người đọc. Hoặc đơn giản là... hái ra tiền nhiều nhất. Những cuốn sách đắt tiền này tái bản những issue cũ trong khổ sách quá cỡ và cổ điển. Không nên mua những phiên bản này trừ khi bạn là fan cứng của đầu truyện tương ứng.
Không có mô tả ảnh.
Hình: Một vài phiên bản Absolute của những đầu truyện kinh điển như Watchmen Batman: The Killing Joke. Không cần sở hữu các phiên bản TPB hay HC của đầu truyện tương đương cũng đủ biết rằng chúng mỏng hơn nhiều so với những quyền trên (nguồn: anh Kiều Mạnh Hiệp trên group Comic Collectors Vietnam).
Không có mô tả ảnh.
Hình: So sánh sương sương giữa phiên bản Absolute và Deluxe của đầu truyện Batman: Hush (nguồn: Justice League Vietnam)

1.2.5. Original graphic novel (tạm dịch: Graphic novel nguyên bản)

Một graphic novel nguyên bản (original graphic novel, OGN) là một cuốn comic được xuất bản lần đầu trực tiếp dưới dạng graphic novel mà không trải qua giai đoạn xuất bản issue lẻ theo tháng. Chúng có thể có bìa mềm hoặc (chơi lớn) bìa cứng luôn và thường dài khoảng 80 đến 150 trang [5].
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Hình: Batman: Earth One vol. 1, một OGN (nguồn: Đầu Bự).

1.2.6. Single issue (tạm dịch: Issue lẻ)

Dù graphic novel hiển nhiên là lựa chọn rẻ tiền và tiện lợi khi đọc comic nhưng chúng sẽ không để bạn theo kịp mạch truyện gần đây nhất. Để làm vậy, bạn phải đọc issue comic mới nhất, nó có thể được nhận dạng dễ dàng bằng tiêu đề và số thứ tự của nó (ví dụ: Batman #85) [6]. 
Không có mô tả ảnh.
Hình: Một số issue nóng hổi của sự kiện mới nhất của DC là Death Metal (nguồn: anh Trần Đào Tuấn Lộc, group Comic Collectors Vietnam).
Cần chú ý rằng sau nhiều thập kỷ xuất bản comic, DC đã khởi động lại nhiều đầu truyện dài kỳ của nó, đặt lại số thứ tự về #1. Ví dụ, Detective Comics (cũng là series mang lại cái tên cho nhà xuất bản) lần đầu được xuất bản vào năm 1937, khởi đầu với issue Detective Comics #1 và kết thúc bằng issue Detective Comics #881 khi nó được khởi động lại vào năm 2011. Series khởi động lại vẫn bắt đầu từ Detective Comics #1. Đôi khi, thuật ngữ "volume" được dùng để phân biệt những series không "dây mơ rễ má" này, tuy rằng gần đây, thay vào đó, các trang web comic đã dùng năm phát hành để phân biệt chúng. Chẳng hạn, "volume" đầu tiên của Detective Comics dùng để nhắc đến Detective Comics (1937), còn volume thứ hai dùng để nhắc đến Detective Comics (2011).
Hình: Một ví dụ khác là Action Comics. Việc đánh số lại đầu truyện dài nhất (từ 1938) vào thời kỳ New 52 là một bước đi táo bạo của DC Comics. Công cuộc tái thiết được chọn mặt gửi vàng cho huyền thoại Grant Morrison, trước đó đã giành được ba giải thưởng Eisner cho tác phẩm All-star Superman.
Đôi khi, một series sẽ bao gồm cả các issue phụ không nằm trong phần đánh số. Đây có thể là những issue đặc biệt (special issue), issue #0 hoặc những issue không cần thiết được dùng để làm tiền. Một issue đặc biệt mà bạn sẽ thường gặp là Annual. Comic được phát hành vào thứ Tư và hầu hết các đầu truyện được ship theo tháng. Chúng thường nhắm một trong bốn thứ Tư của tháng để phát hành theo cung cách thích hợp. Tuy nhiên, một vài tháng có thể có năm thứ Tư, đó cũng là lúc mà Annual xuất hiện. Những issue phụ thường là những câu chuyện độc lập (standalone) và sẽ được phát hành vào thứ Tư thứ 5 đấy để các cửa hàng comic có gì đó để bán.
Action Comics (1938 DC) Annual comic books
Hình: Một issue Annual.
[Phần tiếp theo nói về cách mua comic ở Mỹ, không thể áp dụng cho Việt Nam do nhiều yếu tố, mà trên hết là độ phổ biến. Là một người Việt Nam, để tiếp cận với comic, các bạn có thể tham khảo phần [3] ở ghi chú phía dưới cùng]

2. Giải thích sơ lược về dòng thời gian

Như đã nói, khi bạn mới bắt đầu chơi comic, điều quan trọng nhất khi nhắc đến dòng thời gian là quên hẳn luôn đi. Tuy nhiên, khi thảo luận về DC, không sớm thì muộn bạn có thể bắt gặp một vài thuật ngữ liên quan đến mạch truyện. Dưới đây là lời giải thích sơ lược về ý nghĩa của chúng.

2.1. The Golden Age (tạm dịch: Thời đại vàng hoặc Thời kỳ hoàng kim)

The Golden Age là thời đại kéo dài từ cuối thập niên 30 đến đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Nó đánh dấu sự trỗi dậy của các siêu anh hùng comic. Có người có thể nói nó bắt đầu từ lần xuất hiện đầu tiên của Superman, cùng với những siêu anh hùng nổi tiếng khác như Batman, Wonder Woman và Flash. Đa số những đầu truyện này được truyền cảm hứng từ Thế chiến II và rơi vào nhiều thể loại như lãng mạn, tội ác, miền Tây và kinh dị. Chú ý rằng nhiều anh hùng nổi tiếng xuất hiện lần đầu trong thời đại này khác xa so với phiên bản thời hiện đại tương ứng. Ví dụ, Green Lantern là một ông bạn tên là Alan Scott và không có Green Lantern Corps (tạm dịch: Quân đoàn Green Lantern) nào cả. Người ta cũng ít quan tâm về dòng thời gian vì comic được tạo ra để chuyển giao và bán tống bán tháo. 
Video: Lịch sử của Golden Age trong comic.

2.2. The Silver Age (tạm dịch: Thời đại bạc hoặc Thời kỳ bạch kim)

Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, nhờ sự xuất hiện của "đạo luật" Comics Code Authority (đại khái như luật sáng tác comic), comic đã rời xa khỏi những chủ đề về kinh dị, tội ác và lãng mạn, đồng thời tập trung vào những câu chuyện về siêu anh hùng. Cũng giống như trước đây, không ai thực sự quan tâm đến dòng thời gian, các tác giả chỉ đơn giản tạo ra những Trái đất song song (T/N: từ nay sẽ gọi là Earth, vì nó mang tính thuật ngữ) để sáng tác những câu chuyện họ muốn kể. Nhiều hình tượng siêu anh hùng thường thấy trong comic DC thời hiện đại đã "chớm nở" trong thời đại này. Ví dụ, Green Lantern của Silver Age là Hal Jordan, anh là một phần của một quân đoàn du hành không gian, còn Flash của Silver Age là Barry Allen, lúc này đã sở hữu bộ đồ đỏ quen thuộc.
Video: Lịch sử của Silver Age trong comic.

2.3. Post-Crisis (tạm dịch: Hậu khủng hoảng)

Năm 1985, DC đã xuất bản Crisis on Infinite Earths (tạm dịch: Khủng hoảng trên vô hạn Trái Đất, dịch là khủng hoảng không gây ấn tượng bằng crisis nên người dịch sẽ giữ nguyên, vừa đáp ứng tính thuật ngữ), đây là một sự kiện siêu to khổng lồ đã phá hủy hầu hết các Earth song song của Đa vũ trụ DC (DC's Multiverse) và thống nhất lịch sử của DC thành một và chỉ một dòng thời gian. Sự kiện này đánh dấu khởi điểm của thời kỳ mà nhiều người công nhận là thời hiện đại của thế giới comic. 
Amazon.com: Crisis on Infinite Earths: 35th Anniversary Deluxe ...
Hình: Crisis On Infinite Earths (COIE), sự kiện này đã được chuyển thể thành crossover cùng tên của Arrowverse (2019).
Dòng thời gian giữa các đầu truyện được quan tâm hơn rất nhiều, đồng thời nhiều tác giả cùng hợp sức để sáng tác những câu chuyện dài kỳ và theo thứ tự, phát triển và cải tiến các nhân vật qua nhiều năm mà không đơn thuần viết nên những câu chuyện đơn giản đến mức viết xong bỏ ngỏ. Vào năm 2005, kết cấu của Đa vũ trụ được tái thiết bằng sự kiện Infinite Crisis, với 52 Earth được ra đời. Vũ trụ Post-Crisis thường được dùng làm nên tảng cho nhiều phương tiện chuyển thể khác nhau, bao gồm show truyền hình, video game và phim ảnh.
Infinite Crisis Omnibus HC (2020 DC) 3rd Edition comic books
Hình: Sự kiện Infinite Crisis có thể được coi là hậu truyện của Crisis On Infinite Earths, bao gồm kết cục của các siêu anh hùng còn sót lại từ các Earth khác nhau sau khi sự kiện COIE tàn phá hết Earth của họ, như Superman/Powergirl của Earth 2, Superboy của Earth Prime và Alexander Luthor của Earth 3.

2.4. Post-Flashpoint (tạm dịch: Hậu Flashpoint)

Năm 2011, DC khởi động lại toàn bộ vũ trụ DC bằng câu chuyện Flashpoint. Hàng thập kỷ phát triển vũ trụ DC giờ cô đặc lại thành 5 năm, nhiều anh hùng huyền thoại cũng được loại bỏ khỏi dòng thời gian để được thay thế bằng phiên bản Silver Age tương ứng. Cốt truyện của DC cũng trở nên đen tối và edgy hơn. Giờ đây, những graphic novel của thời kỳ tái khởi động này được đánh dấu thương hiệu New 52.
Flashpoint (comics) - Wikipedia
Hình: Flashpoint (Geoff Johns, Andy Kubert). Trong sự kiện này, Barry Allen (Flash) chạy về quá khứ để cứu sống mẹ mình nhưng vô tình gây ra hiệu ứng cánh bướm, đảo lộn dòng thời gian tuyến tính. Giờ đây, tộc Amazon và tộc Atlantic khởi chiến làm cho trăm họ khốn đốn, tàu của Superman chưa bao giờ hạ cánh xuống Metropolis mà thuộc về chính phủ, Bruce Wayne chết thay cho bố mẹ dẫn đến việc Thomas Wayne tiếp quản danh hiệu Batman. Liệu Flash có thể sữa chữa lỗi lầm của mình? Một điều quan trọng là vũ trụ DC sẽ không còn như trước! Đầu truyện này cũng đã được chuyển thể thành phim hoạt hình Justice League: The Flashpoint Paradox, cũng là khởi đầu của Vũ trụ phim hoạt họa DC (DCAMU).
Amazon.com: Justice League, Vol. 1: Origin (The New 52 ...
Hình: Một volume của đầu truyện Justice League trong thời kỳ New 52, đây là một trong những đầu truyện khởi đầu tốt nhất của newbie DC, với tính dễ đọc (và dễ đoán), được viết bởi tác giả huyền thoại Geoff Johns và họa sĩ huyền thoại Jim Lee. 
Vào năm 2016, DC cố gắng khôi phục lại một vài nét lịch sử đã mất sau khi khởi động New 52 bằng thời kỳ DC Universe: Rebirth (T/N: rebirth là tái sinh). Những series được tung ra trong thời kỳ này được đánh dấu Rebirth. Comic DC giờ vẫn đang nằm trong vũ trụ Post-Flashpoint. Tóm lại, New 52 và Rebirth đều là hai xuất phát điểm hợp lý.
Amazon.com: DC Universe: Rebirth Deluxe Edition (0761941340135 ...
Hình: Sự kiện Rebirth của DC (2016).

2.5. Elseworld (tạm dịch: Thế giới khác)

Ngày nay, elseworld là một thuật ngữ dùng để chỉ các câu chuyện nằm ngoài dòng thời gian chính, không thuộc thế giới Earth 0 (còn được biết đến là "New Earth" hay "Prime Earth"). Những câu chuyện elseworld thường có những ý tưởng bóp méo một vài điểm về một siêu anh hùng (chẳng hạn như sẽ ra sao nếu Superman là một đồng chí cộng sản trung kiên - Superman: Red Son), hoặc đơn giản là những câu chuyện không nằm trong dòng thời gian chính.
Amazon.com: Kingdom Come (9781401220341): Mark Waid, Alex Ross: Books
Hình: Kingdom Come, một đầu truyện elseworld tiêu biểu, diễn ra trong bối cảnh 10 năm sau khi Superman rửa tay gác kiếm. Việc Superman “treo áo” đã kéo theo một chuỗi hiệu ứng domino, khiến các anh hùng mất đi một nguồn cảm hứng và một người lãnh đạo. Phần lớn trong số đó đã quyết định lui về ở ẩn, trong khi một số ít khác vẫn tiếp tục ở lại và chiến đấu. Thế giới mất đi một lượng lớn các anh hùng chính nghĩa. Thay vào đó, một làn sóng anh hùng mới nổi lên, nhưng làn sóng mới này phần lớn chỉ là những kẻ thích khoe mẽ, tự phong, và chẳng giúp gì hơn ngoài việc đặt những con người vô tội vào vòng nguy hiểm. Dưới bối cảnh đó, thế giới trở thành một nơi đen tối, hỗn loạn và hi vọng là một thứ xa xỉ đối với con người... (nguồn: https://vietcomic.net/kingdom_come-25)

3. Những đầu truyện đề xuất cho người mới bắt đầu

Dưới đây là chỉ dẫn nhanh về một số nhân vật DC nổi tiếng nhất. Những cuốn sách này được bày bán rộng rãi ở các cửa hàng sách hoặc các dạng số hóa. Chúng được tuyển chọn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, như có phổ biến về mặt in ấn không, có phù hợp với người mới đọc không, giới phê bình đánh giá ra sao, ý nghĩa văn hóa như thế nào, tầm ảnh hưởng sẵn có và cuối cùng là tác giả. Để được đề xuất sâu hơn, hãy ghé thăm trang wiki của chúng tôi ở https://www.reddit.com/r/DCcomics/wiki/recommended. Cảm ơn u/DJTNBA vì đã tạo nên những bức ảnh này!

3.1. Những anh hùng mang tính biểu tượng

3.2. Những tổ đội siêu đẳng

3.3. Và hơn thế nữa

Lời vỹ thanh là một bức ảnh của Đấng mà mình thích. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau:
Hình: Batman: The Dark Knight Master Race (Frank Miller), Batman v Superman: Damn of Justice. The Art of the Film và figure Funko Pop của Batman phiên bản B v S (nguồn: Đầu Bự).

[1] Retcon là một hành động thay đổi tình tiết, nội dung câu chuyện bằng nhiều cách khác nhau. Cách phổ thông nhất là kể lại câu chuyện, thêm tình tiết để làm rõ và dựa vào đó để thay đổi sự kiện đã được kể trước đó. Retcon xuất hiện từ rất sớm trong văn học. Đơn cử như sự trở về của Sherlock Holmes trong quyển The Return of Sherlock Holmes (1905) là một sự retcon, xóa bỏ thực tế trước đó là Sherlock Holmes đã chết cùng với Moriaty (trích và lược bớt theo bài viết tương ứng của Hội hâm mộ Marvel). Việc retcon thường là do ý muốn riêng của tác giả, nhưng hầu hết là phục vụ người đọc, chẳng hạn do thám tử Sherlock Holmes rất được ưa chuộng nên các độc giả không chấp nhận việc Sir Arthur Conan Doyle giết nhân vật này chỉ vì muốn ... quy ẩn, dẫn đến việc retcon. Lấy ví dụ thời hiện đại, bộ phim Batman v Superman: Dawn of Justice đã phạm sai lầm ở việc để Wonder Woman ở ẩn 100 năm và lánh xa khỏi nhân loại, trong khi nhân vật này là một biểu tượng rất "người", và chọn rời xa đảo Themyscira để cải thiện thế giới loài người. Bộ phim Wonder Woman của đạo diễn Patty Jenkins đã retcon điều đó.
[2] Một arc truyện có thể hiểu đơn giản là một đầu truyện của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Batman: The Long Halloween hoặc Superman: Unchained.
[3] Điều này phổ biến ở các quốc gia phương Tây, nhất là Mỹ. Ở Việt Nam từng có nhưng mình không biết rõ. Các bạn có thể tham gia các nhóm trên facebook có chung mục đích (Comic Collectors VN) hoặc liên hệ với các dealer nhất định (mình có hai chỗ quen là shop Đầu Bự [của DC Vietnam, do anh Vũ Thành Minh quản lý] và anh Trần Đào Tuấn Lộc, facebook cùng tên). Nếu bạn muốn đọc online, có thể ghé thăm trang vietcomic.net (comic Việt hóa) hoặc readcomiconline.to (tiếng Anh).
[4] Ban đầu mình chơi hardcover vì muốn giữ được sách lâu bền (bìa mềm TPB dễ gây rách bìa khi lưu trữ và lấy ra lấy vào) nhưng giờ mình chỉ chơi TPB hoặc omnibus, do TPB giá cả phải chăng còn omnibus thì đầy đủ. Trên hết, TPB có thể được bao bọc bằng bọc sách giáo khoa.
[5] Thông thường tác giả và họa sĩ sáng tác OGN chỉ được trả nhuận bút sau khi hoàn thành nguyên một cuốn sách, do đó thường phải chờ lâu mới có một cuốn được sáng tác. Điển hình như bộ Earth One, riêng Batman: Earth One vol. 2 đã ra mắt độc giả từ năm 2016 nhưng đến nay (2020), bản thảo của Batman: Earth One vol. 3 mới được ra đời và hiện chưa có quyết định xuất bản. Thậm chí cho đến nay, thế giới Earth One vẫn chưa thành lập được Justice League dù đã ngót nghét 10 năm!
[6] Các dealer phía trên hiện nay cũng đang mở danh sách preorder các đầu truyện hot hiện giờ, đơn cử như Death Metal, Batman: Joker War và Three Joker.
Đọc thêm: