Ảnh: Sasha Freemind
Thoạt đầu nghe có vẻ như đây là suy nghĩ rất chung chung và phi dân chủ, kéo ra một khoảng cách mơ hồ về một thế giới quyến rũ kỳ dị nơi mà sự cô lập lại tồn tại như phần bù quan trọng của nền văn hóa Lãng mạn (Romantic culture) - thứ khiến người ta có được cảm giác vượt trội về mọi mặt (kể cả khi việc nổi trội này khiến chúng ta cô đơn hơn người trong thiên hạ) và được phép bỏ qua các kỹ năng giao tiếp xã hội như một đức tính được tôn sùng. 
Do đó, điều quan trọng ở đây là chúng ta phải tường tận về ý nghĩa của trí thông minh đươc định nghĩa thế nào cho thỏa đáng. Nó không liên quan gì đến bằng cấp hay bất kỳ tiêu chí nào mà chúng ta thường đo lường về sự thông minh (đại trà). Sự thông minh ở đây tôi muốn nói chính là trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence - EI), tồn tại (hoặc không) trong mọi tầng lớp xã hội.
Trí tuệ cảm xúc thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc khác. Trí tuệ xúc cảm là nhánh nghiên cứu tương đối mới của ngành tâm lý học. Do đó, định nghĩa về trí tuệ xúc cảm không ngừng thay đổi.
Ngoài ra, EI còn được hiểu nôm na là cánh cửa mở ra những khía cạnh thú vị hơn, ít dễ chấp nhận hơn của bản thân khi đối diện với những người lạ và đồng thời chúng ta cũng nhận lại những trải nghiệm khó quên lẫn cảm giác đẹp đẽ, kỳ dị và sâu sắc rồi khắc họa lại trong tâm trí thành hình dung về một người/một việc nào đó bạn từng tiếp xúc.

Chúng ta không cố tình làm quen với việc khắc họa này. Thậm chí chúng ta (nghĩ) chẳng lưu giữ lại chút gì về mấy câu nói vô thưởng vô phạt của đám bạn cho tới khi ta phát hiện ra cảm xúc của mình thật sự đã rời khỏi quán nước và theo chân những người bạn ấy (tiếp tục những suy tư và khắc họa về lời họ vừa nói và tìm cách luận giải chúng). Chúng ta chặt chẽ tách mình ra khỏi sự khác biệt của chính mình và tự trấn an bản thân bằng quan niệm về những người bình thường là như thế nào, điều đó có nghĩa là chúng ta đã loại trừ rất nhiều hình mẫu dễ gặp (thường là người có khái niệm mang tính chung chung nhất: ví dụ như tầng lớp người giàu nhất, người dễ tính nhất, người vui vẻ nhất...mà không hề lai tạp hay bị tì vết bởi bất cứ yếu tố nào khác) - về những gì chúng ta thực sự cảm thấy, ta muốn và ta nghĩ là thế chứ không thể khác được. Chúng ta tái thiết lập mọi định nghĩa về một người bình thường ở phương diện hào phóng hơn, hoang dã hơn, nóng nảy hơn, đáng sợ hơn,...theo cách nghĩ của chúng ta; chỉ để lại chiếc vỏ bọc được xã hội chấp nhận và một hình tượng mang tính nghệ thuật trả lời cho câu hỏi chúng ta là ai. Và đồng thời, chúng ta giữ suy nghĩ chắc nịch rằng sẽ không bao giờ rời xa thứ niềm tin được xây thành lũy vững chắc (kể cả niềm tin xuất phát từ bên trong hay hành động bên ngoài) mà nếu lỡ rời đi rồi thì bản thân sẽ chệch ra khỏi đường rây của đời mình (nghĩa là làm chúng tôi trở thành phiên bản khác trước đây). Vì bám trụ ở một hình mẫu quá lâu nên chúng ta đã bỏ lỡ những rắc rối kỳ diệu xuất hiện trên cuộc hành trình trí tuệ cảm xúc này. Hầu hết những gì trong tâm trí của chúng ta vẫn còn chưa được khám phá và không được nhìn thấy, đôi khi chúng chỉ gây rắc rối cho chúng ta trong khoảng thời gian ngắn chứ không phải là phản ứng kéo theo cả đời. Biểu hiện rõ nhất cho sự rắc khối mà tôi vừa đề cấp là chứng mất ngủ - một loại trả thù tàn nhẫn và từ từ cho tất cả những cảm xúc mà chúng ta cố gắng chối bỏ và trốn tránh vào ban ngày.

Trong bối cảnh này, trí tuệ cảm xúc bật lên như một anh hùng bước ra từ những trang sử, nó giúp ta chiến thắng nỗi sợ hãi kỳ lạ thẩm sâu bên trong chứ không phải là kẻ thù hiện hữu bên ngoài. Trên hết, một người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao nhất định là một người biết tự khai thác chính mình như một phóng viên tận tâm trong nghề. Họ là người hiểu rõ nhất về trạng thái bên trong của họ. Hoặc, như Emerson đã từng nói:
Trong suy nghĩ của các thiên tài, chúng ta lại lần nữa tìm thấy những suy nghĩ bị lãng quên của chính chúng ta.'
Gần như chắc chắn rằng những người đã tận lực tự nhìn thẳng một cách thẳng thắn và tận tụy về ''bản ngã'' của mình luôn trong vùng nguy hiểm vì họ có khả năng rất cao (trên mức trung bình) vướng phải sự khác biệt với cộng đồng của họ. Họ luôn bị gắn mác khó hiểu, khó chịu, luôn trong tầm ngắm của người khác hoặc luôn thấy buồn chán - và cô đơn lạc lõng giữa chốn đông người vì không thể chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ hoặc vấn đề của bản thân. Suy nghĩ của họ (có thể là về chính trị hoặc kiến trúc, cuộc sống gia đình hoặc giới tính) một khi nói ra người nghe sẽ có cảm giác đe dọa, dữ dội, vượt quá cảm xúc của người bình thường hoặc dịu dàng hơn mức cho phép.
Sự thông minh, nhạy cảm và khác biệt đó đã khiến họ cô đơn hơn, nếu như đó là một người có xu hướng đóng khung tâm trạng theo cách như thế này. Đơn giản là không có quá nhiều người thực sự hiểu rõ chính mình với lòng dũng cảm trung trực, nhìn thẳng vào bản thân với một trái tim nhạy cảm và bao dung vô tận. Và do đó, để có thể làm được điều mà người khác không thể, nhóm người có EI cao này buộc phải đánh đổi sự cô đơn để có thể tìm được trạng thái cuộc sống mà họ thực sự muốn được sống.
Tuy nhiên, có một cách thức đặc biệt phù hợp để giải quyết những cảm giác mất kết nối trong trường hợp bạn là một người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao: nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật là cuốn nhật ký bí mật của nhân loại: là tất cả ghi chép về những gì bạn không thể bày tỏ trong bối cảnh xã hội thông thường. Thông qua hình thức nghệ thuật nào đó, bạn đã tìm thấy một ngôi nhà ấm áp và an toàn để những cuộc giao tiếp chân thực, gần gũi hơn có thể diễn ra giữa một tác phẩm nghệ thuật với khán giả. 
Thư viện, rạp chiếu phim và các phòng trưng bày trên thế giới là kho lưu trữ vô tận cho thứ cảm giác không dễ dàng biến thành các tương tác tiêu chuẩn thông thường và chứa đựng những gì chúng ta cần bật thốt ra, những khao khát được lắng nghe nhưng vẫn giữ nguyên vẹn trạng thái cô đơn của chính chúng ta.
Do đó, khi những người thông minh về mặt cảm xúc có thể gặp khó khăn khi không ở trong trạng thái cô đơn với một người nào đó, họ có thể dễ dàng tìm kiếm một người đồng hành khác từ căn phòng giao trực quan này, thuật ngữ ưa thích mà chúng ta đặc tả sự trức quan chính là nghệ thuật.  
Có lẽ mỗi chúng ta đều có những quan niệm tiêu chuẩn nhất định về tình bạn. Chúng ta có thể phải chấp nhận rằng những người bạn thân nhất hay tri kỷ tâm đầu ý hợp nhất của chúng ta có thể đã chết 250 năm trước - và họ đang trò chuyện với chúng ta thông qua những vệt sơn hoặc trong các khối hình lập phương sắp xếp rời rạc theo dụng ý nghệ thuật.
Điều đó có nghĩa rằng nghệ thuật không nên là mục tiêu của xã hội nơi mà sự cô đơn ngày càng dày đặc và bủa vây. Có lẽ đó là một xã hội nơi nghệ thuật kỳ lạ và cô độc nên thưa thớt dần - bởi vì chúng ta đã sống hạnh phúc hơn khi biết cách chia sẻ và bày tỏ nhiều hơn về con người thật của mình trong những khoảnh khắc bình thường của cuộc sống; nơi chúng ta đã tìm thấy một con đường trực diện và đáng tin cậy hơn từ sự cô đơn của chúng ta chứ không phải là con đường nhập nhằng khó lý giải của trước kia.
Bài viết có tham khảo từ các bài viết của The school of life.