Khám phá “thuyết gắn bó” để hiểu mình.
Attachment Theory (Thuyết gắn bó) một lý thuyết tâm lý học giải thích sự gắn bó về mặt cảm xúc trong các mối quan hệ của con người (bố mẹ và con cái, cặp đôi, hoặc bạn đời).
Giới thiệu lần đầu bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby giữa thế kỷ 20.
Ông tin sự gắn bó là nhu cầu sinh học cơ bản, cần thiết cho sự phát triển và hạnh phúc của con người.

4 Kiểu gắn bó

Kiểu gắn bó của một người có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ trong suốt cuộc đời.
1. Secure Attachment (Gắn bó an toàn)
Đây là kiểu gắn bó lý tưởng nhất, có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc, thể hiện sự quan tâm, tình cảm, sự dựa dẫm vào người khác, tin tưởng đối phương nhưng cũng không ngại ngần lo lắng khi phải ở một mình.
2. Anxious Attachment (Gắn bó lo âu)
Lo sợ bị bỏ rơi, lo lắng không được dành tình cảm nhiều cho mình, nhạy cảm thái quá với sự việc, muốn kiểm soát, bám đuổi người kia, không dễ tin, liên tục cần sự đảm bảo từ đối phương. Có thể do từ nhỏ thiếu hụt sự quan tâm và sự yêu thương.
3. Avoidant Attachment (Gắn bó né tránh)
Thường cực kỳ độc lập, không thích dựa dẫm hay quá thân mật, phần lớn dùng lý trí để giải quyết các vấn đề và luôn có phương án rút lui bất kỳ lúc nào. Né tránh bạn đời, gạt sang một bên hoặc cảm thấy phiền khi xuất hiện nhiều.
4. Disorganized Attachment (Gắn bó rối loạn)
Đây là kiểu phức tạp nhất, thường kết hợp gắn bó lo âu + gắn bó né tránh + đi kèm những vấn đề tâm lý khác, có thể do từng bị bạo hành hoặc gặp phải biến cố tâm lý lớn, muốn được quan tâm nhưng lại sợ sự thân mật và ràng buộc, không biết cách thông cảm, hay nghi ngờ, có những hành vi khó đoán.
Thuyết gắn bó được sử dụng để hiểu bản thân và cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và trong tình yêu.
Lưu ý, một người có thể có nhiều kiểu gắn bó cùng lúc nhưng sẽ chỉ có một kiểu vượt trội.
Kiểu gắn bó hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và luyện tập. Tuy nhiên có thể là tốt hơn hoặc tệ đi.
MeoToMo sẽ giới thiệu chi tiết từng kiểu gắn bó, đừng quên nhấn Follow để đọc tiếp nhé.