Chuyện đi làm #4: Sếp bao giờ mới hiểu nhân sự?
Có vẻ như đây là câu chuyện muôn thuở dù ở bất kỳ công ty hay lĩnh vực nào....
Có vẻ như đây là câu chuyện muôn thuở dù ở bất kỳ công ty hay lĩnh vực nào.
Nó cũng giống như chuyện: Bố mẹ chưa hiểu con cái - Chức vụ “bố/mẹ” cũng là lần đầu tiên họ được làm vậy.
Câu cửa miệng có lẽ chúng ta đã từng nghe rằng: “Vì muốn tốt cho con cái nên bố/mẹ mới làm vậy”
Tuy nhiên dưới góc nhìn/quan điểm của chúng ta thì không hề muốn cái sự tốt đấy từ bố mẹ.
Như chuyện chúng ta cũng không hề muốn cái sự tốt đấy từ sếp. Nhưng vì đồng lương cuối tháng nên mới im lặng tuân thủ.
Rồi nó dần dần được tích tụ tới đỉnh điểm để rồi sự giao tiếp chỉ gói gọn 3 từ: Em xin nghỉ.
Tại sao chúng ta đi làm?
+ Tiền
+ Sự phát triển
+ Vui
Tại sao chúng ta xin nghỉ?
+ Sếp
+ Sếp
+ Sếp
Dù là quyền lợi vị trí, lộ trình thăng tiến/ đào tạo hay văn hóa công ty thì người có quyền thay đổi và quyết định duy nhất đó là sếp.
Nhưng quyền lựa chọn vào hay ra công ty là chính mình.
Chúng ta đều hiểu rằng 2 quyền quyết định này hoàn toàn tách biệt.
Giá trị của bản thân và giá trị mà sếp nhìn thấy rất khó lúc nào cũng nằm ở điểm cân bằng.
Nhưng.
Rồi chúng ta sẽ tới thời điểm làm sếp hay làm bố/mẹ.
Tới lúc đấy chúng ta mới hiểu rõ việc lo vận hành công ty ổn, tăng trưởng ổn, nhân sự ổn, gia đình con cái ổn cùng 1 lúc khó đến nhường nào.
Vì khi mới bắt đầu đi làm chúng ta chỉ tập trung vào 1 việc đó là làm công việc nào đó được giao. Hết nhiệm vụ.
-
Ôi, giờ chúng ta đi làm cần phải hiểu cho cả sếp nữa à?
Có một câu hỏi khác thú vị hơn cần được đặt ra đó là: Ok, giờ nếu hiểu được chuyện này thì chúng ta được lợi cái gì?
Khi chúng ta đi làm có nghĩa là chúng ta đang nằm dưới sự kiểm soát của người cao nhất của công ty đó.
Để độc lập, tự do được thì có các hướng như xây thương hiệu cá nhân, có kỹ năng chuyên môn giỏi, sản xuất ra sản phẩm nào đó,...
Nhưng dù là độc lập, tự do theo các hướng đó thì chúng ta vẫn phải làm việc với con người, dù là khách hàng hay nhân sự chúng ta quản lý.
Câu chuyện lại xoay vòng: Có lẽ chúng ta đã trở thành sếp lúc nào không hay.
Tuy nhiên để tới bước độc lập đó thì cần có một bước đệm trước đó là: Giỏi hơn sếp.
Đó là sự chuẩn bị rất nhiều về: Tiền bạc, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ,...
Nhưng nói thì dễ, thực tế thì …
“Em làm tệ quá”, “Em không làm được đâu”, “Em sao chậm hiểu thế”
Đau không? Đau chứ. Ai mà lại không đau được.
Chúng ta sẽ có đôi lúc nghĩ mình đúng hơn, hay hơn, giỏi hơn sếp. Nhưng khi trình bày thì 99,9% trường hợp sẽ bị gạt ra.
Rồi chúng ta kỳ vọng một nơi có văn hóa cởi mở đón nhận ý tưởng. Khi có rồi lại yêu cầu thêm sếp phải hiểu tâm lý, phải luôn giúp đỡ, phải luôn hiểu năng lực và giá trị của mình,...
Về bản chất thì lòng tham của con người là không có giới hạn. Nếu chỉ tập trung vào lợi ích bản thân thì không bao giờ người đối diện có thể làm thỏa mãn chúng ta cả.
Trong bộ phim “The Gentlemen” có một đoạn hội thoại mình nhớ là: “Đừng để người đối diện biết chú nghĩ gì, hãy cư xử bình thường đồng thời chuẩn bị trước mọi tình huống”
Đi làm là để thử độ lì lợm của bạn tới mức nào. Độ lì lợm đó cũng chính là bí kíp sinh tồn cần phải có để bạn có thể đương đầu với bất kỳ con đường độc lập nào sau này.
Sếp: “Tiêu đề này sao dở thế” -> Bạn hãy thử về viết lại 100 ý tưởng tiêu đề khác có cơ sở khoa học rồi đưa lại cho sếp
Sếp: “Ý tưởng này không được đâu” -> Bạn hãy thử triển khai ý tưởng này trên chính mạng xã hội của bạn hay những đồ cũ bạn muốn bán
Sếp: “Kịch bản này nhàm rồi” -> Bạn có máy điện thoại đúng không?
Trong 1 cuốn sách mình gần đây có đọc thì trong đấy có đề cập tới 1 người vẽ hình hoạt được trả công rất cao (được xem như top ngành luôn), với mỗi ngày chỉ cần có 1 bức vẽ đơn giản là được.
Có phải họ giỏi không? Đúng nhưng chưa đủ. Để có 1 bức vẽ được trả công đó thì họ đã phải bỏ đi hơn 500 bức mỗi ngày. Nhấn mạnh lại: Mỗi ngày đều như vậy.
Sếp luôn đúng cho đến khi kết quả của bạn lên tiếng. Đây là kỹ năng cần có của một người lì lợm.
Đôi khi sếp không phải muốn từ chối ý tưởng nào đó của bạn. Mà thật ra góc nhìn của sếp rộng hơn nhiều đến từ các khía cạnh trong doanh nghiệp như: rủi ro, quản trị, nguồn lực, thời gian,...
Và góc nhìn từ phía nhân sự cũng có thể rộng hơn nếu xem hiện tại chỉ là bước đệm cho nhiều lựa chọn sau này nữa.
-
Nói thật để làm được chuyện bị từ chối 1 nhưng lì lợm làm 100 rất dễ mệt và kiệt sức nha.
Có thể chúng ta có năng lượng một vài lần đầu vì sự lì lợm nhưng nếu bị từ chối 100 cái nữa thì cũng chớt lên chớt xuống.
Tuy nhiên điều thú vị là như thế này.
Chúng ta sẽ học được từ những lần bị từ chối chứ không phải đồng ý. Vì khi được đồng ý nhiều khi chúng ta chả biết vì sao cả :))
Đừng để cho chỉ mỗi sếp đánh giá, hãy để cho những người trên cộng đồng mạng đánh giá. Đây chính là cách để tận dụng thế mạnh của xã hội công nghệ hiện nay.
Đương nhiên xoay quanh đó là sự phán xét, chê bai nữa. Nhưng đó cũng là một phần khiến chúng ta không còn thất vọng khi bị sếp chê nữa :)) Vì có khi bị chê nhiều rồi quen haha.
Và tự cười trên chính khuyết điểm của bản thân cũng là cách để cứng rắn hơn với tiêu chuẩn kép của xã hội này.
Nhưng đã có lần mình viết rằng có lẽ chúng ta sẽ chỉ trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu.
Có đau đớn, có chịu đựng, có hiểu nhầm, có bất công nhưng chúng ta vẫn vượt qua được đúng không.
Hy vọng rằng bạn sẽ tới gần hơn thời điểm phá kén.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Cường.
Bạn đọc thêm bài viết của mình tại đây nha:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất