Chuyện cổ tích đều là lời hằn học, trừ "Sự tích dưa hấu"
Tạo hình nhân vật: Rác Chả là mới xem Beauty & The Beast , thấy một mô-tuýp nhân vật của truyện cổ tích thì nhân vật muốn kết thúc...

Tạo hình nhân vật: Rác
Chả là mới xem Beauty & The Beast, thấy một mô-tuýp nhân vật của truyện cổ tích thì nhân vật muốn kết thúc có hậu đều phải thuộc dạng:
1. Con ông cháu cha: Vốn sẵn là hoàng tử, công chúa, con ông cháu cha... (vô dụng, ăn chơi sa đọa gì đấy, xong rớt xuống đáy xã hội, rồi giác ngộ trở lại địa vị xưa kia, sống hạnh phúc mãi mãi từ đó về sau)
2. Hot girl, hot boy: Xinh đẹp nhất thế gian (đã đẹp thì trốn ở cái hóc-pà-tó nào thì thiên hạ nó cũng đào cho ra, thậm chí có rồng bảo vệ thì rồng cũng chết,... rồi thế là cưới được tuýp nhân vật số 1, sống hạnh phúc mãi mãi về sau)
3. Siêu năng lực: Nhân vật đẻ ra đã có super-power, một loại năng lực đặc biệt nào đó không có ai có được (và nhờ năng lực đó nên đã chiến thắng đủ thứ thử thách, giành được người yêu, có được gia tài, sống hạnh phúc mãi mãi về sau)
4. Khôn lỏi: Những nhân vật kiểu như truyện cổ Grim, truyện ngụ ngôn, hầu hết đều ca ngợi mấy trò khôn lỏi vặt vãnh, ăn thua đáp trả nhau mấy trò mèo...
Những nhân vật kiểu truyện cổ tích chỉ khiến tụi con nít ảo tưởng, giúp tăng trí tưởng tượng thì được, chứ chẳng học hỏi được gì. Chắc chỉ là yếu tố "câu view" của người xưa.
Giá trị cốt lõi: Rác nốt
Chưa hết, mô-tuýp cốt truyện thì chả có cái nào thật sự kiểu "giúp thế giới tốt đẹp hơn". Toàn kiểu mặc định phù thủy là độc ác, phải giết. Mấy con rồng hoặc mấy con gì lạ lạ xấu xấu thì tính là ác hết, phải tiêu diệt. Không thì chỉ đơn giản là phá giải được một khúc mắc của bản thân, chấm hết.
Đại khái nó dạy trẻ con rằng "hạnh phúc mãi mãi về sau" có nghĩa là phải có những điều sau:
1. Thỏa mãn cá nhân: Đạt được mong muốn của cá nhân như cưới được người đẹp, trở lại vị trí cao quý như xưa, giải quyết được mong muốn cá nhân...
2. Tiền hoặc địa vị: Có nhiều tiền, có địa vị cao, tìm được kho báu, lấy được công chúa hoàng tử gì đó, hoặc được lên làm vua.
3.
4. (Hiểu ngầm và hiểu nhầm) Chỉ có những tuýp nhân vật trên thì mới có thể đạt được hạnh phúc này.
Vậy nên, cần nhiều "sự tích dưa hấu" hơn...

Tại sao? Vì đây là truyện hiếm hoi có những yếu tố sau:
- Nhân vật chính là đại diện cho đại đa số người dân: xuất thân bần hàn, không có siêu năng lực gì hết, cũng không phải kiểu hot boy sáu múi gì cả.
- Đi lên bằng thực tài và nỗ lực: Không phải là kiểu đẻ ra đã có một năng lực gì đó phi thường, mà chỉ đơn giản là người biết nghĩ, biết làm, chịu khó, không ngại vất vả, dám chịu trách nhiệm...
- Cốt truyện gần gũi, thực tế, không mơ mộng: Đọc truyện giống như cuộc sống bình thường. Everyone can relate to. Xuất thân khổ cực, chăm chỉ tiến thân, xong vì thật thà quá mà mang vạ, lại bị đạp xuống đáy, xong vẫn tiếp tục chiến đấu tiến lên và tiếp tục đạt được thành công nhờ công thức cũ: dám nghĩ, dám làm, cần cù, chịu khó...
- Định nghĩa lại "hạnh phúc mãi mãi về sau": Đó không phải chỉ là thỏa mãn bản thân, mà còn là trách nhiệm đối với gia đình, phụng sự xã hội, và để lại di sản cho đời sau (không chỉ là dưa hấu, mà còn là văn hóa gắn liền với dưa hấu...). Đây là điều đáng quý nhất mà hầu hết các câu chuyện khác không có (mà theo mình nghĩ là ích kỷ). Câu chuyện này đã mở ra một cái gì đó mới trong truyện cổ tích, có lẽ đã được truyền cảm hứng từ một giai thoại có thật. Rất tiếc là có quá ít truyện như thế này (dường như dân mình thích kiểu content phim Hàn hoặc hoạt hình Disney hơn).
Truyện "sự tích dưa hấu" còn nhiều cái hay lắm, mà có lẽ nên để các bạn tự nghĩ thì hay hơn. Mình thì thấy rằng Mai An Tiêm là dân khởi nghiệp đích thực "tay trắng làm nên". Còn lại hầu hết đều là kiểu mơ hão hoặc hằn học bất mãn chế độ....
--Một ngày stress xíu nên viết xíu

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
nguyenbaopc
Bạn có bao giờ nghĩ Ngô Bảo Châu sẽ quay lại tìm thầy giáo dạy toán cấp 3 của ông và nói? "Kiến thức của thầy chẳng bằng 1 phần 10 của tôi hiện nay" không?
Một người đầu bếp top 10 thế giới có quay lại nói với mẹ mình rằng "Đồ ăn của mẹ không ngon bằng của con, mẹ dùng gia vị chẳng đúng kiểu cách gì hết..." không?
Những cái phân tích của bạn có lý đấy, nhưng nói thẳng ra là nó vô dụng. Bởi vì một đứa con nít 6 tuổi bình thường sẽ không hiểu được (nên truyện cổ tích nó mới đơn giản), còn một người 20~30 tuổi mà có chí cầu tiến họ đã đọc những cuốn sách khác. Nói chung là người nào việc nấy!
Bạn nghĩ 7 tỉ người hiện nay hay bao nhiêu thế hệ con người trên trái đất này không đủ thông minh mà đi kể chuyện cổ tích - cái mà bạn gọi là rác hằng đêm cho trẻ em sao?
So please mind your words!
- Báo cáo

Cáo Nhỏ
phản biện của bạn hay quá

- Báo cáo

Sweetie Cherish

Đọc cmt mà ưng quá. Đọc truyện cổ tích trên tâm lý của 1 ng trưởng thành. Thế giới ngoài kia chưa đủ giông bão hay sao mà còn muốn cổ tích nó thực tế? Btw, sọ dừa hay cây tre trăm đốt, thạch sanh cũng toàn nv nghèo khổ sao bác í k đề cập nhể?
- Báo cáo

Ken Tran
Bạn có thể nêu điểm hay của sọ dừa và cây tre trăm đốt không? Đó là một trường hợp có thể đại diện cho một người bình thường chăng? Sọ dừa chẳng phải là có "siêu năng lực" sao? Còn anh chàng nông dân trong cây tre trăm đốt chẳng phải là một đứa chỉ biết khóc lóc và chờ đợi phép lạ sao?
- Báo cáo

Sweetie Cherish

Như bạn nói, cổ tích là sản phẩm của những ng nông dân thấp cổ bé họng, họ ngoài khóc lóc thì làm gì đc hơn? Chỉ có thần tiên, bụt mới giúp được. Trẻ em thì cũng cần mơ mộng chứ, nếu ngày xưa mấy ô đạo diễn Holywood k lớn lên bằng tr cổ Grim hay Nghìn lẻ 1 đêm, sao h có hoạt hình hay các phim viễn tưởng để chiếu cho mn xem đc? Còn mình cũng đồng ý là Tấm Cám kết ác nhé.
- Báo cáo

Ken Tran
Mình thích phản biện của bạn.
Mình vẫn nói ở trên là ý kiến cá nhân mình thôi. Nhưng các ví dụ của bạn là thì mình nghĩ chưa phù hợp lắm với việc phát triển nhân cách, trí tưởng tượng, hay tâm lý con người. Tất nhiên, giống như Vật Lý, trước hết bạn phải học Vật lý Newton, rồi sau đó học Vật lý Lượng tử, thì hóa ra cái trước lại sai, nhưng phải học cái sai trước rồi học cái cao hơn. Vả lại, chúng ta có bao nhiêu Ngô Bảo Châu?
Nhưng đối với tâm lý con trẻ, đồng ý là những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ "không ra gì" vẫn có thể thành công, trở thành vĩ nhân, và là tấm gương cho xã hội. Nhưng tỷ lệ đó, mình nghĩ là rất thấp. Hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong môi trường "không lành mạnh" từ nhỏ, thì lớn lên đều có vấn đề, và phải đòi hỏi những cơ duyên hiếm có, nhưng nỗ lực phi thường,... thì mới có thể vượt qua được. Theo mình, truyện cổ tích loại phổ biến nhất chính là một trong những thứ "không lành mạnh" đó.
Tất nhiên, có những đóa hoa sen "gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn". Chỉ tiếc là, không phải ai cũng là sen....

- Báo cáo
nguyenbaopc
Bạn cũng hiểu là phải học Vật lý Newton mới học tới Vật lý lượng tử đấy thôi. Và nói chuẩn hơn thì cái trước không sai, cái trước chỉ không đủ bao quát, cái sau sẽ bao quát được cái trước.
Tôi đưa ra ví dụ đơn giản hơn. Cấp 1 bạn học số Tự Nhiên, cấp 2 bạn học số Nguyên (bao gồm 0 và số âm, số dương).
Bạn Yêu cầu 1 em cấp 1 đếm số Táo trong giỏ, do đã học tập số Tự nhiên em đó đếm được. Nhưng bạn yêu cầu em đó giải bài toán mượn nợ 2 quả táo thì em đó không giải được, do chưa được học số âm.
Lúc này em nhỏ đó sẽ BÍ. Nhưng yêu cầu cho lứa tuổi này đếm được số táo là được rồi. Chờ em đó lớn lên sẽ dạy cho em đó số Nguyên, em đó sẽ làm được. Chắc bạn cũng đồng ý với điểm này, và bạn cũng không bảo là số Tự nhiên là vô dụng trong việc phát triển trẻ em.
Anh Khoai cũng như thế, anh ấy được xây dựng đóng khung tính cách là thật thà và chỉ biết là cần làm việc chăm chỉ, nên khi gặp Mưu kế của Địa chỉ thì anh ấy cũng BÍ. Tức là sau khi đã làm những gì có thể làm, anh ấy mới khóc, và bởi vì anh ấy đã làm hết sức những cái anh ấy có thể, BỤT mới xuất hiện. Chứ bạn phân tích anh ấy chỉ biết khóc thì OAN LẮM THAY!!! (Tấm cũng phải ra đồng bắt cá, Lọ lem cũng phải quần quật làm việc nhà)
Như vậy yêu cầu giáo dục cho trẻ em phải sống thật thà, chăm chỉ đã hoàn thành. Phần còn lại để sau này chúng lớn ta dạy tiếp.
(Tôi ko phủ nhận việc phải tùy vào đứa trẻ mà đưa ra bài học phù hợp với trình độ của nó)
==================================
Mọi việc sẽ tốt khi nó ở đúng chỗ của nó.
Xin bạn đừng xông vào phòng tắm rồi Phân tích Ở TRUỒNG là bất lịch sự.
Đừng xông vào chuyện cổ tích với tư duy "SELF HELP" rồi bảo nó là rác. Nếu bạn thích "SELF HELP" thì tìm đọc những cuốn sách hay về chủ đề này rồi lên đây chia sẻ những điều đã học được thì sẽ hữu ích hơn nhiều.
Còn muốn phân tích cho truyện cổ tích cũng đầy tính "SELF HELP" thì đây là một ví dụ
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/196404/nguoi-my-day-bai-hoc--co-be-lo-lem--nhu-the-nao-.html
- Báo cáo

Đỗ Minh Hòa
Em ít chữ nên em nói gì sai anh chỉnh lại nhé
Em cũng từng đọc một bài viết trên
Blog wordpress về phê phán truyện Sự tích bánh chưng, bánh dày
Như ai cũng biết, cổ tích đa phần có nguồn gốc từ người dân thấp cổ bé họng, họ gửi gắm vào đó ước mơ, thông điệp cá nhân để tự " thẩm du tinh thần"( nói thẳng ra là vậy, ha)
Biết là thế nhưng cổ tích vốn là cho trẻ con đọc là chủ yếu, em đang dạy các cháu tầm lứa tuổi tiểu học nên em cảm thấy góc nhìn của trẻ con nó không sâu xa như người lớn tiếp nhận
Truyện cổ tích vẫn có những giá trị của nó, không hẳn là cần phải đào sâu rồi phủ nhận gần nó
Dạ đấy là ý kiến của riêng em
- Báo cáo

Ken Tran
Đồng ý. Chỉ là chúng ta cần thay đổi thôi. Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn đều giúp trẻ em tăng cường khả năng tưởng tượng. Và đó là cái theo mình là đáng quý nhất. Nhưng hầu như truyện nào cũng sẽ giúp tăng khả năng tưởng tượng (tốt nhất là đừng quá mức đến nỗi suốt ngày chỉ lo mơ hão, ảo tưởng, chờ thời...)
- Báo cáo
3J0H22A
Theo mình thì cổ tích vốn là để cho trẻ thơ đọc để nó dần hình thành nhân cách cơ bản nên càng phân biệt tốt- xấu, nói về nhân quả một cách đơn giản càng tốt. ngay cả bạn và tôi cũng đều lớn lên và trưởng thành nhờ những câu chuyện đấy nhưng dần dần chúng ta có thế giới quan riêng của mỗi người. Ít ra thì chuyện cổ tích cũng đã hoàn thành tốt vai trò của nó đối với trẻ con
- Báo cáo

Ken Tran
Đồng ý là truyện cổ tích cần phải đơn giản và rất cần thiết cho trí tưởng tượng của trẻ em. Chỉ là chúng ta cần nhiều hơn những truyện như "sự tích dưa hấu" mà thôi (Theo ý kiến cá nhân của mình)
- Báo cáo
thitboxaodua
Khi mình còn là một đứa trẻ, mình rất thích đọc truyện cổ tích. Nhiều đứa trẻ khác chắc chắn cũng như thế. Và trong trí nhớ của mình, cái tồn tại sau mỗi câu chuyện là những người sống thành tâm, sống có đạo đức và làm điều thiện sẽ nhận được hạnh phúc. Không hề có tâm thức cho rằng chỉ có những người giàu, xinh đẹp hay phải là công chúa hoàng tử mới có được cuộc sống hạnh phúc. Thực tế là sau này lớn lên vào đời rồi mới nảy sinh ý nghĩ này.
Truyện cổ tích giống như một thế giới thần tiên để những đứa trẻ được sống trong sự mộng mơ và cho nó bài học giáo dục đầu đời về thiện ác. Giống như khi bạn lớn, bạn xem phim và cảm thấy hứng thú với bộ phim hơn nếu các diễn viên đẹp trai xinh gái hơn vậy, yếu tố hoàng gia, thần kì của truyện cổ tích cũng thế thôi, đừng quá áp đặt xuất thân để giải thích nặng nề như thế. Mình không dám nói tất cả, nhưng hãy thử hỏi những đứa trẻ thấy gì ở truyện cổ tích, có lẽ bạn sẽ nhận được câu trả lời đúng nhất về giá trị của những câu chuyện ấy, hơn là áp đặt tiêu cực suy nghĩ của một người trưởng thành (vốn không phải đối tượng của truyện).
- Báo cáo
Vinavo
Hoàn toàn đồng ý với bạn. Trước giờ truyện cổ tích VN mình thấy nó rất nhảm nhí. Ai đầu óc ngây thơ, tư duy mơ hồ thì sẽ bị cuốn theo logic nhân-quả được vẽ ra trong những câu chuyện cổ tích này. Còn những ai biết suy nghĩ và đặt câu hỏi ngược sẽ thấy nó phi lý và bất công, bất mãn vô cùng. Ví dụ:
- Con Tấm nó cũng thâm và ác nhất truyện Tấm Cám, sao nó lại được hạnh phúc về sau
- Rõ ràng vua Hùng thiên vị và chơi bẩn với chàng Thủy Tinh. Con Mị Nương thì ngu si, không có chính kiến
...
Và đúng chỉ có duy nhất truyện 'Sự tích dưa hấu 🍉 ' là mình thấy câu chuyện có tính thực tế, có tính giáo dục, tính công bằng. Nhân vật Mai An Tiêm mang nhiều tính chất của 1 con người văn minh, tự lực tự cường, trung thực, tự trọng, chăm chỉ lao động, xứng đáng là hình mẫu để mọi người dân Việt học tập. Vì vậy mình hay nói vui là 't không phải con rồng cháu tiên, ko phải con cháu vua Hùng. T là con cháu Mai An Tiêm'. Cản ơn bạn về bài viết hay
- Báo cáo

Ken Tran
Cảm ơn bạn. Mình nghĩ chắc sẽ có vài truyện khác giống Mai An Tiêm, mà giờ chưa tìm ra :))
- Báo cáo