Chúng ta hãy cùng tưởng tượng rằng phía trước là một chiếc đồng hồ cát. Chúng ta đang nhìn vào nó, quan sát từng lượt cát chảy từ trên xuống. Chắc hẳn đây có thể lần đầu bạn làm vậy vì chúng ta sẽ nhìn nó như vậy tới khi nào nó ngưng thì thôi. Chắc có người sẽ cảm thấy lâu bởi họ chỉ đơn giản là nó sẽ rất tốn thời gian.
Thế giới này có muôn vạn cách nhìn khác nhau dù chỉ về một thứ. Thời gian cũng không ngoại lệ. Năm phút trôi qua, có người than sao mà nhanh thế, người thì thấy giống như năm năm vừa qua vậy. Sự khác nhau này nằm ở cách mỗi người nhận thức về thời gian như thế nào. Vấn đề này gọi là  Time-distortion hay sự bóp méo thời gian. Vì vậy cách nhận thức mỗi người về thời gian cũng bị bóp méo theo nhiều cách khác nhau.
Sự bóp méo thời gian hay time-distortion là gì?
Time distortion được định nghĩa là sự thay đổi trong cách nhận thức về thời gian của một người.

Biểu hiện:

1. Khó nắm bắt thời gian hiện tại
2. Quên mất thời gian của minh dành cho một việc hiện tại
3. Gặp khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức thời gian
4. Luôn đi trễ trong các buổi hẹn
và còn nhiều hơn nữa
Ví dụ:
Bạn đang coi phim và thấy đồng hồ là 8 giờ tối. Sau khi coi xong bạn coi lại thì thấy là 10 giờ tối. Dù là suốt hai tiếng trôi qua nhưng bạn không cảm nhận được là thời gian vừa đi ngang qua.
Bạn thức dậy và thấy đồng hồ là 7 giờ sáng, biết mình trễ học, bạn cuống cuồng chạy đi sửa soạn đồ đạc và chạy tới trường. Trên đường, bạn thấy đồng hồ là 7 giờ 20 mà bạn thấy 20 phút trôi qua rất nhanh vậy.

B. Nguyên nhân

Distractions-Những thứ gây xao nhãng

Distraction là những thứ gây mất tập trung, hướng sự chú ý của chúng ta vào nó.
Bạn đang làm việc, quyết tâm chạy hết deadline trong tối nay thì một thông báo tíng lên, bạn ngay lập tức check phone liền. Khi chúng ta bị phân tâm vào một thứ xao nhãng như tin nhắn hay thông báo từ tiktok, facebook, thì bộ não ngay lập tức hướng chúng ta phải xem đó là gì. Để giải thích cho điều này, theo ý kiến chủ quan từ người viết thì đó có thể do trí tò mò của con người, nó không xấu chỉ là không cần thiết ngay lúc đó.
Khi bộ não chúng ta biết hay trải qua một thứ gì đó mới thì nó sẽ tiết ra dopamine-hoóc môn hạnh phúc khi ta đạt được gì đó ta có cảm giác sung sướng, khoan khái.Và nó sẽ tiếp túc thúc đấy ta cố gắng để nó tiếp thêm. Đó là lý do vì sao chúng ta dễ bị lôi cuốn theo các short video từ tiktok, chúng ta cứ lướt liên tục.
Việc này rất tốn thời gian và khi bạn quay lại nhìn đồng hồ thì cảm nhận là mình vừa mới tốn chừng đấy thời gian vào mạng xã hội. Dù khi lướt bạn rất ít khi cảm nhận rõ thời gian đang trôi.
Vì vậy lần sau có lướt tiktok hay facebook nhớ tự nhủ bản thân rằng mình sẽ chơi bao lâu. Nếu được hãy đặt thêm đồng hồ bên cạnh để tránh quên đi deadline vẫn còn đang làm.

Cảm xúc

Theo nhiều bài nghiên cứu thì các nhà khoa học chỉ ra rằng khi chúng ta vui bộ não sẽ tiết ra các hoóc môn hạnh phúc. Khi đó đồng hồ thời gian bên trong bạn sẽ chạy nhanh hơn. Những cảm nhận về thời gian xung quanh sẽ thay đổi
Còn với các cảm xúc tiêu cực ( sợ, căng thẳng, lo âu, tức giận, buồn chán,...) thì hiện tại bản thân người viết còn phân vân là khi chúng ta trải qua những cảm xúc tiêu cực thì sự nhìn nhận về thời gian của mỗi người sẽ nhanh hơn hay chậm lại.
Ví dụ
Trong ví dụ về đi học ở trên phần A, khi bạn đang căng thẳng vì lát có bị ghi sổ đầu bài vì đi trễ hay không, là lúc bạn chỉ tập trung lo nghĩ đến chuyện đó thôi mà quên đi thời gian hiện tại.
Đặt trường hợp khác là bạn đang đợi xe cấp cứu tới chở ai đó đi bệnh viện. Phải là lúc đó bạn chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ và than phiền rằng sao xe tới lâu vậy. Lúc này bạn thấy một giây trôi qua nhìn như rất lâu có lẽ vì bạn đang tập trung về thời gian hiện tại.
Một trường hợp khác nữa là ai đi học mà gặp mấy tiết thầy cô giảng như ru ngủ thì thấy thời  gian trôi rất lâu. Bởi lúc này đây bạn đang chán nên thấy dường như thời gian hôm nay đi chậm hơn.

Độ tuổi

Chúng ta nhớ nhiều về những kỷ niệm tuổi 17 nhiều hơn là lúc 7 tuổi. Vì  sao vậy? Không phải chỉ vì tuổi 17 theo nhiều người gọi là tuổi thanh xuân mà do bộ não hết.
Khi chúng ta mới sinh ra bộ não đang trong giai đoạn sơ khai, những chức năng của bộ não vẫn còn đang phát triển. Tốc độ xử lý của bộ não vẫn còn chậm. Vậy nên một đứa con nít 7 tuổi hiển nhiên sẽ hơi “ choáng váng" trước những kiến thức, thông tin chúng vừa nhận được cách đây không lâu. Chúng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xử lý.
 Theo thời gian bộ não ngày càng được hoàn thiện chúng sẽ nhanh chóng thu nhận cũng như phân tích những thông tin vừa gặp. Cho nên khi còn nhỏ khi mà nghĩ về Tết năm sau, chắc sẽ thấy lâu lắm. Thời gian đối với chúng ta khi còn nhỏ cứ như dài vô tận vậy, những đứa trẻ nhìn thời gian qua lăng kính chậm hơn người trưởng thành nhiều.
Khi đã lớn tuổi hơn, bộ não được mài dũa, va chạm với nhiều kiến thức, vấn đề nan giải hơn khi đó chúng ta còn để tâm gì đến thời gian nữa. Bộ não khi ở phiên bản hoàn thiện thì sẽ xử lý nhanh hơn và phải đáp ứng lượng thông tin, kiến thức ngày càng chất chồng lên mỗi ngày. Hệ quả tất yếu là bộ não sẽ không tránh khỏi những " chấn thương". Bộ não người trưởng thành xử lý thông tin nhanh hơn, có nhiều vấn đề phải lo hơn. Nên nhiều người hay nói là “Mới chớp mắt mà đã tới Tết rồi”, “Mới đó mà đã qua một năm”.

C. Ví dụ điển hình

Nếu các bạn có để ý rằng điểm chung của các ví dụ mình đưa ra từ đầu bài thì các bạn sẽ nhận thấy rằng chúng ta quên đi thời gian hiện tại và cũng không màng gì tới thời gian. Sau một lúc chúng ta sẽ cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn. Deep-work hướng chúng ta đến sự tập trung tuyệt đối khiến bạn không thể rời bỏ việc làm hiện tại. Bạn chăm chăm làm đúng việc đó. Bạn rửa chén bạn tập trung rửa kỹ từng chỗ trên cái chén đó. Lúc đó bạn đã bị cuốn vào việc rửa chén rồi thì làm sao biết mấy giờ.
Có thể ví dụ rửa chén nhiều người bảo là họ có thể tập trung rửa nhanh nên họ thấy thời gian chẳng thay đổi nhiều. Vậy chúng ta qua một ví dụ mà ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời.
Các siêu thị, mall sẽ tìm cách cho bạn không để ý tới thời gian để giữ khách hàng lâu hơn khi đi mua sắm. Họ sẽ không gắn đồng hồ hay không có cửa sổ. Cốt là để bạn quên đi mình vào đây lúc mấy giờ, khi nào mình sẽ ra. Điều này giúp họ giữ chân bạn lâu hơn.
Cách đánh vào sự nhận thức về thời gian của mỗi người còn áp dụng trong văn học nữa. Khi người viết biết cách sử dụng chiêu thức này sẽ thu hút nhiều đọc giả hơn cũng như là giữ chân với cuốn sách lâu càng lâu càng tốt.
Cách viết này cũng khá đơn giản. Đôi lúc bạn sẽ viết chậm lại, có nghĩa là diễn tả từng hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật theo cách cầu kì, kỹ lưỡng, chân thật hơn khiến cho người đọc dường như đang hóa vai thành nhân vật trong câu chuyện.
Chúng ta thử so sánh hai ví dụ sau đây viết về khai cuộc của một trận đấu tennis.
(1) Authur Ashe, hai chân dang ra, đầu gối hơi chùng xuống một chút, tung quả banh tennis lên không trung. Cú ném đó cao và thẳng về phía trước. Nếu quả bóng được cho phép rơi, nó sẽ như vậy,  hay theo Ashe nghĩa là,” sẽ là một đường cong parabol về phía 3 feet trước đường biên.” Anh ấy đã tập ném trái banh tennis này cả ngàn lần rồi. Nhưng lần này anh ta sẽ đánh trúng trái này.
Hai chân anh co lại. Anh đứng thẳng lưng và hơi nghiêng về phía trước hơn cả điểm cân bằng. Anh ấy đáp xuống. Trọng lực cũng như sức đẩy từ các nhóm cơ chân đến tay cộng lại khi anh ấy vung vợt lên và đập mạnh trái banh.
Anh ta nặng một trăm năm mươi lăm pounds; cao sáu feet và thuận tay phải. Cơ thể anh ta như vậy hiếm mà có thể bị cho là yếu ớt, sự kết hợp ấy phi thường đến mức khi trái banh ra khỏi mặt vợt với một tốc độ ghê gớm. Với một bước về phía trước để dừng lại việc đáp đất, anh di chuyển để tiếp tục.
 (2)Authur Ashe bắt đầu trận đấu bằng cách giao bóng.
Dĩ nhiên cả đoạn văn thứ nhất lẫn thứ hai chỉ diễn ra trong vài giây ngắn ngủi ngoài đời. Nhưng đoạn (1) chọn làm chậm lại mọi thứ để người cảm thấy như đang trong một trận quần vợt thực thụ.
Time-distortion đôi lúc làm chúng ta trễ làm hay deadline. Nhưng ít ra nó cũng giúp ta trong việc viết lách trở nên chính xác, chân thật hơn. Vấn đề này nằm ở sâu trong bộ não mỗi người hay đến từ nhiều nguyên nhân khác. Thời gian vẫn cứ trôi theo nguyên tắc một phút bằng sáu mươi giây, một giờ bằng sáu mươi phút dù có người cảm thấy nó đang chậm lại hay nhanh hơn.
Mong các bạn thông cảm ở phần dịch cuối cùng bởi kỹ năng dich thuật của mình cũng không quá giỏi , nên có gì sai xót mong mọi người comment xuống phía dưới. Bài viết này mình thu thập thông tin từ khá nhiều nguồn khác nhau và viết lại theo cách hiểu của mình.