Chúng ta nên nghe ý kiến từ ai?
Hôm trước mình mới làm xong một mối hàn dây điện vào một bảng mạch arduino. Tại đây là trải nghiệm lần đầu, mình vui vẻ post lên facebook....
Hôm trước mình mới làm xong một mối hàn dây điện vào một bảng mạch arduino. Tại đây là trải nghiệm lần đầu, mình vui vẻ post lên facebook. Có anh bạn liền nhắn tin, "gắn nó vào abcxyz". Mình chợt thấy hơi sượng nhẹ :"tao làm cái này có mục đích mà, đâu cần mày chỉ đâu ?".
Đợt rồi mới nhận được một công việc nghiên cứu ở một trường bên Bắc Kinh. Chia sẻ với thằng bạn nói chuyện từ bé tới giờ, nó hỏi mức lương bao nhiêu. Mình cũng trả lời. Rồi nó bảo sao không tìm việc ở công ty hay trường có mức lương cao hơn. Mình lại sượng: "Ủa, biết chỗ nào không thì chỉ tao đi, tưởng muốn tìm là được hả !? ".
Còn có đợt về tết thăm nhà, có bà dì trong họ hỏi "Sau này học xong, cháu tính làm ở đâu ?". Mình bảo cháu muốn về làm ở đây. Dì phản ứng ngay lập tức "trời, đừng về con, ở bên đó đi cho sướng". Mình chỉ chợt nghĩ "hỏi lí do vì sao cháu muốn về đi dì !"
Còn một vài ví dụ nữa, chỉ là lúc này thì mình không nhớ ra.
Nhìn chung con người có xu hướng thích đưa ra lời khuyên, mặc cho người đối diện có muốn nghe hay không. Lí do cho hành động này thì cũng vô vàn. "Tao quan tâm nó nên tao cho lời khuyên", đây có lẽ là lí do phổ biến nhất. Lí do thứ hai là để thỏa mãn cái tôi của họ. Cho lời khuyên cũng được xem như là giúp người khác. Mình biết có nhiều người thích giúp người khác bởi họ thích cảm giác được người khác mang ơn, lúc nào cũng phải nhớ đến họ. Cuối cùng, lí do đặc biệt của việc thích đưa ra lời khuyên là vì cho một lời khuyên thì dễ lắm. Ai làm cũng được nên ai cũng thích cho lời khuyên, có mất gì đâu cơ chứ.
Chuyện nghe những lời khuyên hay ý kiến từ người khác một cách ép buộc như vậy làm cho bản thân mình khá lấn cấn. Những câu chuyện giao tiếp như vậy thật không dễ tiêu hóa được. Đặc biệt với những người suy nghĩ độc lập, việc đưa ra lời khuyên lúc chưa được yêu cầu đôi lúc cũng bị xem như là lời xúc phạm. "Ai mướn ?!."
Nguyên tắc quan trọng của một cuộc giao tiếp hiệu quả là "không được hỏi thì đừng cho lời khuyên", lắng nghe thôi sẽ được đánh giá cao hơn nhiều. Nếu thực sự muốn cho lời khuyên thì hãy hỏi trước "mày muốn nghe ý kiến của tao không ?". Cuộc sống sẽ thú vị hơn khi có nhiều cuộc trò chuyện dễ đi vào lòng người như vậy.
Nguyên tắc quan trọng của một cuộc giao tiếp hiệu quả là "không được hỏi thì đừng cho lời khuyên", lắng nghe thôi sẽ được đánh giá cao hơn nhiều. Nếu thực sự muốn cho lời khuyên thì hãy hỏi trước "mày muốn nghe ý kiến của tao không ?". Cuộc sống sẽ thú vị hơn khi có nhiều cuộc trò chuyện dễ đi vào lòng người như vậy.
Quay trở lại câu hỏi đặt ra ở tựa bài viết, ta nên nghe ý kiến từ ai ?
Sống trên đời nên thực tế. Lúc nhỏ ta phải nghe ( hoặc giả vờ nghe) bố mẹ. Lớn lên thì nghe (hoặc giả vờ nghe) sếp. Vì sao? Bởi bố mẹ lúc nhỏ hay sếp lúc lớn là người quyết định trực tiếp chén cơm của ta có thịt hay là cơm trắng. Vậy nên dù muốn hay không, thì cũng phải nghe (giả vờ nghe) bố mẹ và sếp thôi.
Vậy nếu muốn thực sự nghe ý kiến từ ai đó mà không phải giả vờ, thì ta nên nghe ai? Hãy đi tìm những người có trải nghiệm tương tự. Như khi bạn đang băn khoăn về tình cảm hay công việc, hãy tìm những người có những trải nghiệm gần giống như bạn để xin lời khuyên hoặc chí ít là nghe cách họ vượt qua những khó khăn. Những ý kiến như vậy sẽ có giá trị vô cùng!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất