Chúng ta đang phán xét hay đóng góp ý kiến (P2)?
Phải chăng chúng ta có đang nhầm lẫn giữa khái niệm phán xét và đóng góp ý kiến cho một ai đó? Một nhận xét được coi là đóng góp và mang tính xây dựng khi bản thân nó không chứa những yếu tố ...
Để hiểu liền mạch câu chuyện, các bạn có thể đọc lại phần 1 mà mình đã viết lần trước. Link mình để ở đây nhé:
Câu chuyện vừa rồi là một trong rất nhiều tình huống khiến người đọc chia ra thành 2 luồng ý kiến. Một bên đồng cảm và đưa ra những lời khuyên thiết thực cho em ấy. Bên còn lại sẽ chỉ trích và đánh giá phẩm chất của người con gái kia.
- Thật sự thấy thương em quá, vừa bước ra đời đã gặp phải một kẻ đểu cáng như vậy rồi!
- Em ơi, chị nghĩ trong tình huống này, mình nên …
- Cái thể loại con gái dễ dãi như vậy bị như thế cũng chẳng có gì khó hiểu. Giờ người xấu nhan nhản ra đấy. Cấp 3 cũng lớn rồi chứ đâu phải chưa ý thức được đâu.
…
Bạn có thấy quen với những kiểu nhận xét vừa rồi không?
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ không xét đến khía cạnh phải, trái, đúng, sai mà sẽ đi sâu vào phân tích liệu chúng ta đang phán xét hay đóng góp ý kiến.
Đây là vấn đề mình thấy rất phổ biến, có thể nói là xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta.
Trong môi trường công sở, làm cùng bộ phận với nhau, khi cá nhân nào đó đưa ra đề xuất, ý kiến cho một dự án, hỏi thì chẳng ai lên tiếng. Thậm chí, đó có là một ý tưởng hay hoặc có ích cho sự phát triển của dự án. Nhưng tuyệt nhiên, giữa các đồng nghiệp với nhau, sự ganh đua và tầm nhìn ngắn hạn đã khiến cho việc xây dựng và đóng góp trở thành điều gì đó quá xa xỉ. Bởi vì ai cũng muốn giữ lại cái hay, cái tốt cho bản thân mình. Nói ra thì sợ người khác cướp phần mất, nên thôi, im lặng là vàng hoặc chỉ đưa ra những ý kiến, đánh giá bề nổi, tệ hơn là phủ nhận đóng góp cá nhân cho qua chuyện.
Nhưng điều hay là, nếu dự án thành công thì không sao, còn nếu thất bại, thể nào người đưa ra sáng kiến cũng sẽ nhận về những bình luận như: “Thấy chưa? Đã bảo rồi mà không nghe, ý tưởng đó sẽ chẳng đi đến đâu”. Vậy thì thử hỏi, tại sao lúc đầu khi họp bàn, mọi người không cùng nhau đóng góp, đưa ra ý tưởng hay ít nhất là chỉ ra khiếm khuyết của sáng kiến kia? Để đến cuối cùng, khi mọi thứ đã xong xuôi, các bạn mới bình phẩm và đưa ra những nhận xét mà bản thân mình cho rằng “mang tính xây dựng”.
Phải chăng chúng ta có đang nhầm lẫn giữa khái niệm phán xét và đóng góp ý kiến cho một ai đó? Mình đã từng phạm phải lỗi lầm này trong một mối quan hệ thân thiết, cho đến khi nhận ra và biết được bản thân đã sai ở đâu.
Một nhận xét được coi là đóng góp và mang tính xây dựng khi bản thân nó không chứa những yếu tố chủ quan, bao gồm trải nghiệm, ý kiến hay góc nhìn của một cá nhân. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh điều kiện khá giả, cha mẹ từ sớm đã dạy bạn những kiến thức về đầu tư tài chính, thì bạn có thể sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao người bạn đồng trang lứa với mình lại cho rằng, đầu tư là cái gì ngu ngốc nhất trần đời.
Tất nhiên, trong chúng ta, ai rồi cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nền tảng mà mình được giáo dục, cũng như niềm tin đã được thiết lập qua thời gian sẽ rất khó để thay đổi. Như chuyện “người giàu ưu tiên đầu tư, người nghèo ưu tiên tiết kiệm” ta thường nghe. Hay khi đặt mình vào hoàn cảnh người ngoài cuộc để xem xét câu chuyện như đã kể ở phần 1, mỗi người sẽ dựa vào góc nhìn chủ quan của mình để đưa ra ý kiến, nhận xét về cô bé đó. Đấy là điều tất yếu không thể không có, ý kiến chủ quan vẫn nên được đặt để tham khảo và điều quan trọng là mỗi người hãy có tư duy cởi mở để đón nhận hoàn cảnh, trường hợp của người khác. Điều đó tạo nên sự đóng góp trong cộng đồng.
Ví dụ, bạn là người theo kiểu mẫu truyền thống, bạn cho rằng con gái không được quá dễ dãi và dễ tin tưởng một người lạ. Khi đọc xong câu chuyện về nhân vật nữ chính ở phần 1, mặc dù niềm tin có sẵn và cho rằng em này đã sai ngay từ đầu. Nhưng với tư duy đóng góp, bạn sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của em ấy, trước hết để hiểu cảm nhận của đối phương, sau đó đưa ra ý kiến phù hợp giúp người đó bằng cách này hay cách khác (tinh thần, giải pháp…). Quá trình này chính là bạn đang cởi mở bản thân để đón nhận những điều khác với niềm tin chủ quan của mình. Hay nói cách khác, chính là tôn trọng cảm xúc của người khác.
Còn về bình luận phán xét, tại sao mình lại nói chúng ta dễ bị nhầm lẫn với khái niệm đóng góp ý kiến? Hãy xem trường hợp sau.
A: Sắp tới mình sẽ mua Macbook Air để phục vụ cho công việc này.
B/C: Mình thấy Macbook Pro xịn và có nhiều tính năng hơn, giá cả cũng chênh lệch chút xíu. Tại sao bạn không chọn?
A: À… Vì tính chất công việc chỉ cần đáp ứng (abc) thôi. Nên sau khi tìm hiểu, mình nghĩ chọn dòng Air là phù hợp.
B: Okay. Vậy bạn có thể chọn những dòng có cấu hình và tính năng như này nè… (hoặc) ...
Thay vì vậy, C sẽ trả lời: Không phải đâu, tiền nào của nấy cả thôi! Bạn nên tìm hiểu kỹ lại thì hơn, vì Air chỉ trơn tru thời gian đầu, sau này giật lác ngay.
Chúng ta đều thấy mục đích của B và C đều đang hướng đến lời khuyên hoặc giải pháp cho A đúng chứ? Nhưng thay vì tôn trọng và cởi mở như B, thì C lại đề cao ý kiến chủ quan của mình, dựa trên mặc định có sẵn để đưa ra kết luận sự tìm hiểu của A là sai. Trong quá trình này, C đã mắc phải lỗi sai trong giao tiếp khi đã vô tình hoặc cố ý phán xét nhận định của người khác. Sẽ chẳng khó hiểu nếu A cảm thấy khó chịu hay bị xúc phạm bởi câu trả lời của C. Thậm chí sẽ vạch rõ khoảng cách với người này nữa!
Và sau tất cả những gì C cho rằng đó là “ý kiến đóng góp” mà chỉ nhận lại thái độ vô tâm, hời hợt như thế từ A thì lại bảo: “Đã đóng góp cho như thế rồi mà còn không chịu nghe. Đúng là cái người …”

Vậy chúng ta có thể rút ra bài học gì từ đây để phân biệt khi nào là phán xét, khi nào đang đóng góp ý kiến? Mình cho rằng nên quay lại những giá trị cốt lõi như tôn trọng cảm nhận, suy nghĩ, ý kiến của người khác; Chuẩn bị sẵn tâm thế, tư duy cởi mở khi tiếp nhận điều gì đó mới hoặc khác với niềm tin của mình; Và điều quan trọng, đừng bao giờ áp đặt một khung có sẵn cho bất kỳ ai khi mình chưa hiểu hết về họ hay đứng trên hành trình của họ để cảm nhận.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Bùi Hữu Hoài Nam
Ông ơi. Có lắm lúc ấy, mà ông không muốn góp ý 1 tí nào luôn ấy. Tức là cái vấn đề đó nó sẽ gây cho ông 1 cái cảm giác muốn chôn nó và đừng cho nó đẻ trứng ấy. K chiều đk dư luận đâu. Chúng ta k thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy hãy làm hài lòng nhiều người nhất có thể hoặc dễ hơn làm hài lòng kẻ cầm đầu, kẻ đk lòng của nhiều người nhất.
Câu chuyện góp ý hay phán xét trên mạnh xã hội hay cuộc sống nó vô vàn lắm, nên tôi tự suy ra cho mình câu nói "kệ".
- Báo cáo

Thảo MiY
Dạ. Mình cũng đồng ý với bạn ở đời "9 người 10 ý". Mình ko sống chạy theo miệng đời thế gian được. Cũng như việc nên biết khi nào thì tham gia, khi nào không vào những drama đời sống vẫn tiếp diễn hàng ngày. (Theo mình đoán thì bạn đang giải thích cho một ý trong bài viết của mình chỗ "im lặng là vàng").
- Báo cáo

Bùi Hữu Hoài Nam
Cũng k hẳn im lặng là vàng. Kiểu nếu như việc đó mình đã biết thế nào là đúng là sai. Mà đám đông tranh luận 1 cách gọi là hét vào mặt nhau thì mình bỏ qua đi thôi
- Báo cáo
longanh007
Theo tôi mọi thứ đều nằm ở chuyện- bạn tập trung vào vấn đề hay tập trung vào chính bản thân bạn. Nếu tập trung vào vấn đề- ta phát biểu và đóng góp ý kiến dựa vào những đặc điểm của vấn đề. Nếu tập trung vào bản thân, chúng ta sẽ xem việc đóng góp ý kiến như là 1 công cụ để khoe mẽ khả năng của bản thân.
Phán xét cũng vậy- nếu tập trung vào vấn đề- chúng ta sẽ bỏ qua dc những tâm lý như kiểu: đấy nói rồi mà không nghe" Vì rõ ràng khi bị phớt lờ hay loại bỏ ý kiến- thể nào cái tôi cũng trỗi dậy và có 1 chút gì đó đau.
Tốt nhất là tập trung hoàn toàn vào vấn đề và quên cái tôi của mình đi.
- Báo cáo

Thảo MiY
Cảm ơn đóng góp của bạn nhiều nhé. Theo như mình hiểu thì thông điệp của bạn chốt lại nằm ở việc "tập trung vào vđề hay tập trung vào cái Tôi của bản thân".
Vậy câu hỏi lúc này đặt ra là liệu khi tập trung hoàn toàn vào vấn đề, thì mình đã gọi là "đóng góp" chưa? Hay chỉ đang dựa trên góc độ chủ quan của bản thân và nhận định đó là đóng góp cho người khác rồi?
- Báo cáo
longanh007
tất cả mọi thứ bạn làm hay nói đều là chủ quan. đóng góp tức là mình đã tập trung hoàn toàn vấn đề. Cái tôi nhấn mạnh ở đây là" hoàn toàn tập trung vào vấn đề" chứ không phải dựa vào việc đưa ra ý kiến đóng góp nhằm show cho người ta biết là ta đây giỏi- chính là " tập trung vào bản thân" qua việc đóng góp. Khi bạn hoàn toàn " đóng góp" thì khi người khác phản bác, hay sửa ý của mình. Bạn sẽ ko nổi điên , ko tự ái, ko tức giận vì người khác. Mà bạn sẽ nhận định, tiếp thu cái phản biện của người khác- dựa theo logic mà phản biện, hoặc hòa hợp ý của ng khác với ý của mình.
Tập trung vào vấn đề để đưa ra ý kiến mục đích là muốn tốt cho người khác. Nhấn mạnh cho người khác. còn ý kiến bạn làm cho người ta có đúng hay ko thì đó là do trí tuệ của mỗi người- có thể nhìn thấy sự thật khách quan của sự vật sự việc- đâu phải ai cũng thấy dc rõ ràng. Thông quan chủ quan của bản thân để nhìn thấy dc khách quan của vấn đề- đó là phạm trù của trí tuệ, của kinh nghiệm sống, của đầu óc logic, của trực giác...........
- Báo cáo

Thảo MiY
Giống như ví dụ minh hoạ của B và C vậy. Cả 2 đều đang "tập trung vào vđề đưa ra lời khuyên/giải pháp cho A". C nó cũng nghĩ "mình đang tập trung giải quyết vđề mà" và đôi khi nó cũng ko ý thức được là mình đang dùng cái Tôi để phán xét người khác.
- Báo cáo
longanh007
Đúng thế, cái ranh giới của cái Tôi này nó chỉ lóe lên trong 1 sát na, Có khi bạn đang bị điều khiển và phản ứng bằng "Cái tôi" chứ không phải bằng lí trí. do đó luôn luôn phải tự check lại bản thân xem mình có đang bị bản ngã điều khiển hay không. Nhưng rất dễ phân biệt dc khi bị người khác phản bác lại. Cái tôi thường sẽ đem lại phản ứng cảm xúc rất mạnh. trong khi nếu suy xét bằng lí trí khi gặp lại sự phản bác từ người khác hay chính đối tượng bạn đang góp ý. Tâm sẽ không giao động mà li trí sẽ vào phân tích để phản biện.
Tôi thấy luyện cái này cực cực khó nhưng ko phải ko làm dc. Bạn có thể tham khảo qua sách của Ryan Holiday- vượt qua bản ngã để tham khảo thêm.Chưa kể nhé. khi mà chúng ta ko bị cái tôi ảnh hưởng quá nhiều- sự đau đớn phẫn uất khi bị người khác bật lại- hoặc họ phản ứng quá mạnh- chả hạn chửi rủa- mức độ này sẽ giảm đi rất nhiều.
- Báo cáo