Chúng ta có may mắn không nhỉ?
Có phải chúng ta đang may mắn sống trong thời kỳ tuyệt vời nhất đã từng xuất hiện trên trái đất này. 1. Là thời kỳ hòa bình nhất từng...
Có phải chúng ta đang may mắn sống trong thời kỳ tuyệt vời nhất đã từng xuất hiện trên trái đất này.
1. Là thời kỳ hòa bình nhất từng đạt được
Dưới sự “bảo kê” của vũ khí hạt nhân (nhiều bạn sẽ phản đối). Nhưng nhờ có vũ khí hạt nhân (với tổng lượng có thể hủy diệt trái đất vài lần có dư) mà các cường quốc đều nhận thức được rằng chiến tranh sẽ chỉ là trò tự sát tập thể. Và một quốc gia, không thông thường bất ổn như một cá nhân, sẽ không bao giờ tự kết liễu đời mình cả, lịch sử cũng chưa từng ghi nhận một quốc gia nào từng tham gia trò chơi này. Những cuộc xung đột diễn ra trên thế giới hiện nay được mọi người chú ý tới không phải là do nó diễn ra quá nhiều mà là vì nó QUÁ ÍT.
2. Là thời kỳ đoàn kết nhất từng đạt được
Nhờ có sự tập hợp, tin tưởng vào những tôn giáo lớn nhất trên thế giới (Dù có mâu thuẫn nhau), như Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Đô la giáo, kinh tế thị trường, ô nhiễm môi trường, smartphone, facebook, .... Hãy biết rằng, trước đây, có hàng ngàn tôn giáo cơ đấy.
3. Là thời kỳ mà chúng ta tự do hơn rất nhiều.
Chúng ta được tự do sinh sống ở nơi mình thích, làm việc mình giỏi, lấy người mình yêu thương... Tự do đi du lịch khắp các quốc gia, dân tộc, tìm hiểu các nền văn hóa, truyền thống, và cả những hủ tục, định kiến trong cuộc sống hàng ngày của họ và của cả trong cách tư duy của chính ta. Chỉ đơn giản như việc nếm trải hương vị của tự do trong lời nói, được nói ra những điều mình nghĩ hoặc yêu thích mà không sợ bị phán xét hay ghét bỏ, không vì lợi ích hay để được nổi tiếng ...., đó thực sự là một cảm giác rất Yomost ^.^.
4. Chúng ta bình đẳng hơn rất nhiều, giữa các quốc gia cũng như ở cấp độ các cá nhân, ít nhất là trên mặt ngữ nghĩa của ngôn từ trong các biên bản, hiến pháp, công ước quốc tế và trong luật pháp của mỗi quốc gia.
5. Ta cũng ít lo lắng hơn nhiều so với tổ tiên
Thay vì ta phải lo lắng trời mưa do nhà dột thì ta chỉ phải lo về số bánh xe của nhà hàng xóm có nhiều hơn của ta không, hoặc lo hơn nữa khi bên đó không có cái bánh xe nào (trượt thăng chẳng hạn :v).
Thay vì lo lắng bị hổ vồ khi đi trong rừng rậm, ta chỉ phải lo lắng về kẹt xe, khói bụi vì ngồi di chuyển trong những động cơ chạy bằng xăng khi đi trong thành thị hiện đại.
Thay vì lo lắng sẽ bị bộ tộc bỏ rơi vì làm những việc điên rồ, ta chỉ phải lo lắng về số lượt like của cộng đồng faceber vì ta không đủ điên trên fb.
Thay vì lo lắng ngày mai ta sẽ hái được loại quả gì để nhét đầy dạ dày, ta chỉ phải lo lắng về việc phải tặng quà gì cho người yêu vào ngày sinh nhật.
Thay vì lo lắng tìm kiếm cái lá cây nào đó để che, ờ, chỗ ấy, thì ta chỉ phải lo về việc nên mặc gì để đi làm, đám cưới, đi chơi hôm nay.
*Hay là ta lo lắng hơn nhỉ?*
6. Ta, thật may mắn khi (hay đen đủi nhỉ -_-)
Facebook và internet chưa thuần hóa hoàn toàn được con người (chúng ta vẫn có thể thoát khỏi nó đấy chứ :v).
Khi robot chỉ mới chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường thay thế lao động chân tay. Khi AI chỉ mới thai nghén chưa đủ hình dạng. Nhưng sớm thôi, AI sẽ lấy đi cả công việc sáng tạo của loài người. Và đó sẽ là thảm họa, không phải vì chúng ta sẽ chết đói, không phải. Nếu chúng ta làm đúng, AI có thể sẽ giải quyết được đói nghèo, bệnh tật, xây dựng cả thiên đường trên mặt đất cho hàng chục tỷ người, nhưng nó sẽ cướp mất đi giá trị, ý nghĩa của công việc, và quan trọng nhất đó là cướp đi thước đo phổ biến nhất để đo lường giá trị của bản thân (đó là công việc, khả năng, sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong việc đóng góp xã hội).
Khi mà khoa học chưa đủ khả năng để “Giết chết Thần Chết”. Bởi vì, ngay khi điều đó xảy ra, nó cũng sẽ tạo ra một sự bất mãn. Khi đó, những tỷ phú sẽ không còn khoe khoang được nằm trong danh sách Forbers nữa mà là trong danh sách những vị thần bất tử của đỉnh Olympus, và phần còn lại của thế giới sẽ làm gì? Sẽ cố gắng kiếm đủ tiền để trèo lên đỉnh Olympus, nhưng đa số sẽ không thể làm được và bất mãn. Còn đối với những vị thần trên đỉnh, có thể rồi họ cũng sẽ cảm thấy trống rỗng như những robot mà thôi, bởi khi không có thời hạn để chết, mọi mục tiêu, động lực sẽ tiêu tan; câu hỏi cuộc sống có ý nghĩa gì sẽ không còn cần thiết nữa khi mà ta không còn “cuộc chết” nữa...
Chúng ta có may mắn không nhỉ?
*Tham khảo: Sapiens: Lược sử loài người.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này