Một trong những điều tồi tệ trong tranh luận, theo tôi, là việc mọi người luôn muốn và cố gắng khiến người khác phải hiểu ý mình.

I. Như thế nào là hiểu?

Hiểu biếtmột quá trình tâm lý liên quan đến một đối tượng trừu tượng hoặc vật lý, chẳng hạn như một người, tình huống, hoặc tin nhắn theo đó người ta có thể suy nghĩ về nó và sử dụng các khái niệm để xử lý đầy đủ với đối tượng đó. Hiểu biếtmối quan hệ giữa người biết và một đối tượng hiểu biết. - Wikipedia Tiếng Anh
Bạn có hiểu dòng định nghĩa trên của Wikipedia không? 
Những dòng trên, hay kể cả những lời nói đao to búa lớn của những người tranh luận sôi nổi đều là những thứ khó hiểu. Khi cần giải thích một khái niệm này, họ lại dùng nhiều khái niệm khác lồng ghép ở trong và chúng ta phải cùng lúc phân tích nhiều thứ. Thế là lại không hiểu hoặc bỏ qua mất.
Thế nên tôi tóm gọn lại theo ý hiểu của mình: Hiểu biết tức là một kiểu đoán mò với độ chính xác cao.
Để tôi làm rõ hơn một chút về khái niệm của mình:
Độ chính xác ở đây dao động từ 1 -> 99% và tùy thuộc vào lượng thông tinkỹ năngngười đoán có. Tức là không bao giờ có kiểu hiểu một điều gì đó như nắm trong lòng bàn tay, không bao giờ.
Nếu như ở đoán mò thuần chủng, người đoán có khá ít thông tin hoặc không có chút thông tin gì như thầy bói hay những kẻ thích thể hiện trò hiểu rõ người khác (thật ra nhiều thầy bói đọc nguội khá tốt, nhưng thông tin thường có tính phổ quát và độ chính xác không cao lắm).
Kỹ năng ở đây là các phương tiện, công cụ như phương pháp thống kê, phương pháp logic, các phương pháp luận,... hay các công cụ hỗ trợ như khả năng tư duy được mài dũa hẳn hoi hay một chương trình máy tính xịn nào đó.
Tức là, thông thường chúng ta chỉ dùng những điều chúng ta đã biếtnhững phương pháp chúng ta đã được học để đưa ra một suy đoán nào đó với độ chính xác dao động đâu đó tầm 1 -> 99%. Nhưng liệu chúng ta có biết quá nhiều và có nắm được quá nhiều phương pháp suy luận khoa học? Chúng ta có hiểu rõ người khác như cách Mark Zuckerberg hiểu rõ ta?

II. Tại sao chúng ta cần hiểu nhau?


Nếu như Facebook phải thu thập rất rất nhiều thông tin của người dùng, từ những cú click tới những thao tác lăn chuột,... sau đó xử lý thông tin bằng một chương trình phức tạp được viết ra bởi nhiều bộ não thiên tài và duy trì bằng một sever cực khủng thì chúng ta thường chẳng biết quá nhiều từ người khác, và lại còn ngu nữa. ¯\_(ツ)--/¯
Thế thì, tại sao những con người khác nhau, với nhân sinh quan khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau, quan điểm khác nhau phải hiểu nhau?
Tại sao một người sống ở thời bình phải hiểu cuộc sống của một người ở thời chiến? Và vì sao không hiểu được lại là một điều đáng ghê tởm?
Tại sao tôi phải hiểu lý do vì sao anh phản đối ăn thịt chó? Tại sao việc anh là người như thế nào lại ảnh hưởng đến cuộc tranh luận của chúng ta?
Thế rồi chúng ta lao vào những cuộc tranh luận nơi mà mọi người đều cố khiến người khác hiểu ý của mình và vô hình trung chẳng ai chịu hiểu cho ai cả. Điều tồi tệ là chính những điều chúng ta muốn mọi người hiểu chưa chắc đã là điều đúng đắn, nhưng sự cố gắng muốn thuyết phục cả thế giới khiến chúng ta có cảm tưởng như mình đang nắm giữ chân lý.
Chúng ta muốn cái "chân lý" ấy to lên, to như cái tôi của chính mình, bao trùm cả căn phòng, bao trùm lên mọi người, đè bẹp những ý kiến trái chiều và thấm vào đầu từng con người trong đó. Việc khao khát muốn người khác hiểu mình khiến ta bị kích động, cao giọng, mặt đỏ, run người và mất dần sự tự chủ khi xuất hiện ý kiến trái chiều. Chúng ta không thể chấp nhận việc ai đó không hiểu ta và xem đó là một điều đáng ghê tởm.
Nhưng thế thì giải quyết vấn đề gì?
Nhiều người có cách bỏ qua những kẻ khao khát muốn được người khác hiểu bằng cách ậm ừ cho qua chuyện. Có những buổi họp ở các cơ quan, mọi người gật gù ra vẻ đã hiểu ý nhau nhưng rồi khi rời bàn họp lại ai làm việc của người nấy, theo một cách cũ rích quen thuộc và chẳng dính dáng gì đến nhau.
Nhiều người nghĩ rằng mình hiểu, nhưng thật ra cũng đã sai lệch ít nhiều. Ví dụ 10 người nghe miêu tả 1 con heo, 10 người có trong đầu 10 con heo khác nhau nhưng vẫn nghĩ rằng đang nghĩ chung về một con heo. Tệ hơn nữa, những người cố gắng hiểu ý người khác thường sẽ cho rằng điều người kia nói là thật và cho rằng bấy nhiêu là đủ.
Chỉ khi người ta không hiểu hoặc cảm thấy chưa hiểu, họ mới cố gắng để hiểu và thông qua quá trình tư duy của chính họ, những điều kia sẽ phát triển thành một thứ hay ho khác. Sự "không hiểu" cũng là tiền đề cho những luồng tư duy phản biện xuất hiện. Và dù đôi khi nó không hoàn toàn đúng đắn, nhưng cũng chẳng cần lắm.

III. Học cách thôi bắt người khác hiểu ý mình


Những kẻ luôn muốn người khác hiểu mình rất hay đoán. Khi tranh luận, họ thường thiếu thông tin về đối thủ và thường bù lấp bằng cách... đoán.
Ví dụ: Họ đoán một đứa trẻ sinh năm 2000 sẽ hời hợt, trình độ kém cỏi nên chưa thể hiểu được ý họ. Hay họ sẽ đoán những người thuộc thế hệ 7x, 8x có tư duy thủ cựu, khó có thể thay đổi. Hay thậm chí họ sẽ đoán bạn là một kẻ cố chấp vì sinh ra ở Hà Nội chẳng hạn.
Và những kẻ này thường tự tin vào suy đoán của mình, cho mình là Sherlock Holmes hay gì đấy đoại loại vậy và gật gù tự tán thưởng.
Tại sao muốn biết thêm về người khác chúng ta không hỏi mà lại đoán?
Muốn biết họ nghĩ gì? Hãy hỏi. 
- Bạn có thích ăn thịt chó không?
- Không.
- Vì sao?
- Vì mình đéo thích.
Đấy, đơn giản thế thôi. 
Muốn biết cô ấy có bạn trai chưa? Hãy hỏi.
Căn bệnh tinh vi này không chữa dễ thành nan y, chúng ta suy đoán mọi thứ, suy đoán mọi người. Chúng ta đoán rằng đồng nghiệp sợ mình vì họ hay né ánh mắt của ta. Chúng ta đoán rằng ai đó từ chối lời hẹn vì họ muốn tránh mặt mình. Chúng ta đoán người viết bài này là một thằng nhóc đang lên mặt dạy đời mình.
Có thể đúng, có thể không. Nhưng nói ra một điều có thể đúng, có thể không thì thôi tốt nhất là học cách câm mồm lại vài phút để suy nghĩ thêm một tí thì hay hơn.
Những kẻ muốn người khác hiểu mình và hay đoán thường hoặc là đánh giá quá thấp, hoặc là đánh giá quá cao bản thân. Họ liên tục nghĩ rằng việc ai đó không hiểu ý của họ là do họ dở tệ trong việc bày tỏ quan điểm. Hoặc theo hướng khác, họ nghĩ những kẻ không hiểu họ là những kẻ dở hơi cám lợn.
Chúng ta chẳng cần hiểu nhau làm gì, chẳng cần đoán mò linh tinh làm gì, hãy học cách thẳng thắn với nhau.
Đến với các cuộc họp, các cuộc tranh luận, hãy bày mọi thứ bạn có lên bàn, một cách ngăn nắp.
Ví dụ:
Tôi muốn cái job này phải hoàn hảo. Tôi muốn có một video phải trẻ trung giống cách Jennifer Lawrence cười với con lợn màu hồng của bạn mình nhưng phải có nét lãng mạn giống như tâm trạng của một cô bé đang ngồi ị trên một đồi cỏ thơ mộng trong một đêm đầy trăng và sao. Các bạn hình dung được và hiểu ý tôi chứ? 
Xin lỗi, tôi đéo hiểu.
Hãy nói thế này:
Tôi cần một thước phim về một cô gái đang cười. Chi tiết tôi đã nêu ở bản draft, về góc máy, bố cục,... Phần còn lại tùy theo cách của cậu. Hãy đảm bảo rằng cô ấy không khóc là được. À còn cô thì theo hỗ trợ cậu này nhé, hãy làm theo ý của cậu ta. Còn cậu, đừng miêu tả bất kì một con lợn màu hồng đang ị nào cả nhé, hãy cứ nói một điều đơn giản, phần còn lại cứ để mọi người làm theo cách của họ.
Bạn biết không? Khi bạn yêu cầu một thứ đơn giản và dễ hiểu, mọi người đều có khả năng đáp ứng yêu cầu của bạn. Đừng miêu tả quá chi tiết và đi sâu vào các tính từ, vì có thể "dễ thương" theo cách hiểu của mọi người khác của bạn. Việc bạn cố gắng miêu tả một cách mơ hồ chỉ thể hiện rằng bạn chả có tí ý niệm gì về việc bạn nói cả. Và mọi người không có nghĩa vụ phải hiểu ý bạn.
Ví dụ khác:
Theo kinh tế học cổ điển,.. asdjskfla djkaoskdj ajskfdslaf saljdskaljfhjdkasdlkwqjwaiosJFLKASJSDLA;jklsj. Những thằng theo kinh tế học hiện đại như cậu thì chả hiểu mẹ gì. Hãy nghe tôi, dá;jewqpoaidosa;kdskajfkl;jds jdksjfaksdfjka jfdksalj kasdjfk lj k jlk.  Cậu thấy đấy, mấy điều cậu nghĩ sai mẹ hết.
Ok anh, tôi đéo hiểu, cũng đéo thèm hiểu luôn.
Khi tranh luận, hãy cứ nói lên quan điểm của bạn một cách rõ ràng khác. Họ không hiểu? Có quá nhiều lý do để ai đó không hiểu ý bạn. Bạn nói về kinh tế học ở các cuộc tranh luận trên mạng và mong mọi người hiểu bạn? Bạn nói về suy nghĩ của mình về việc tử hình hay không và mong mọi người hiểu bạn? Bạn nói về chuyện LGBT và mong mọi người hiểu bạn? Họ không hiểu thì làm sao? Chả làm sao.
Thật kì lạ khi có những kẻ không hiểu chính mình nhưng lại luôn cố gắng khiến người khác phải hiểu họ.
Chúng ta hãy cứ nói, một cách tốt nhất, rồi mọi người nghe và tự lọc ra những thông tin bằng màng lọc của chính họ. Chúng ta cũng nên lắng nghe người khác như vậy. Chúng ta cảm thấy thằng đó quá ấu trĩ và không thể hiểu được? Thì đừng hiểu. 
Có những điều bạn nói ra mọi người hiểu được 10%, một số khác nhiều hơn, một số khác nhiều hơn nữa. Nhưng việc họ có hiểu bạn hay không, không khiến điều bạn nói trở nên đúng đắn. Việc của bạn là nói, mọi người đồng ý hoặc phản đối, tiếp thu hoặc tẩy chay,... từ đó điều bạn nói mới phát triển thêm được. Và bạn cũng sẽ nhận được những phản hồi ngược lại, và thực hiện một quá trình tiếp nhận tương tự.
Việc bắt người khác phải hiểu ý mình và ám ảnh với điều này chỉ khiến ta trở thành một kẻ cực đoan. Chúng ta sẽ khó chấp nhận sự khác biệt hơn, thủ dâm cùng những điều mình biết.
Việc mọi người cố gắng hiểu nhau chỉ khiến lan truyền nhiều hơn những điều nhàm chán và thiếu chính xác, đôi lúc nó còn giết chết sự sáng tạo.
Chúng ta không cần hiểu nhau làm gì, chỉ cần tử tế với nhau là đủ.

Thật ra khi chúng ta thôi bắt người khác hiểu ý mình, chúng ta sẽ hiểu được ý của nhau tốt hơn. Đó chính là mấu chốt của toàn bộ bài viết này. Người viết không có ý bảo rằng mọi người không nên hiểu ý nhau, chỉ mong rằng chúng ta không cần phải cố gắng khiến người khác phải hiểu ý mình làm gì. Và như thế, mọi người sẽ hiểu nhau. Hãy chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận rằng mọi người không thể hiểu nhau hoàn toàn. Và việc không hiểu nhau cũng chẳng có gì to tát.
À mà thôi các bạn cũng chẳng cần hiểu ý mình để làm gì.