Cá nhân mình nghĩ nếu bạn có tìm hiểu sơ qua về chữ nho thì thấy mọi thứ gần như là rắc rối. Vì một mặt thì nói chữ nho của người việt nhưng do người hán sáng tạo hay chữ nho là chữ hán mà người Việt đọc theo âm việt. Chữ nôm là chữ của người Việt nhưng giống giống chữ nho. Bài viết này sẽ giải đáp tường tận các câu hỏi: Chữ nho là gì? Các âm Hán-Việt là gì? Mối quan hệ của âm Hán -Việt với chữ nho. Chữ nôm là gì? Âm thuần việt là gì?
Chúng ta sẽ không bắt đầu bằng chữ mà bắt đầu bằng ngôn ngữ. Hàng nghìn năm trước như bao nhiêu dân tộc khác, tộc Kinh có ngôn ngữ riêng của họ. Họ chỉ nói tiếng Việt mà không hề nói thứ tiếng ngoại bang khác. Năm 111 TCN quân của Hán Vũ Đế sang xâm chiếm nước ta, kết quả là có 1000 năm bị đô hộ. Khi này người hoa sang cai trị cùng dân thường để đồng hóa. Tại thời điểm đó người Hoa nói một thứ tiếng người Kinh nói một thứ tiếng, chả có liên quan gì sất. Dần già người Việt thấy người Hoa nói cũng bắt chước theo từ đó mà sinh ra các từ Hán-Việt. Ví dụ như thấy người tốt, hiền từ, người Hoa Bảo bảo 人侯 bằng tiếng Trung mình đọc nhân hậu giống na ná với cách họ đọc. Như đợt dịch vừa rồi từ test trong tiếng anh vốn không quá phổ biến với đại chúng nhưng qua đợt dịch dù người có cổ hủ, bảo thủ, truyền thống thế nào cũng biết 'tét' là kiểm tra, nói từ 'tét cô-vít mười chín' cho dễ chứ không qua trường lớp sao nói /test ˌkoʊ.vɪd.naɪnˈtiːn/ được. Người Kinh xưa không qua trường lớp, sao có thể phát âm giống như người Hán được nên mình cứ thấy từ nào đó giống giống thì gán từ đó vào. Từ đây trở về sau tiếng Việt gồm 2 loại từ: Từ thuần Việt, từ Hán -Việt. Từ thuần Việt là mấy từ ai ai cũng hiểu được mà chả cần tra cứu gì sất như từ trời, ghế, cô, dì, chú, cái cốc, con gà, mặt trời, mặt trăng,... còn những từ Hán-Việt là từ mà bạn nửa hiểu nửa ngờ khi dịch từng chữ: nhân hậu là từ mọi người dùng để nói đến tính cách hiền từ, bao dung, từ bi nhưng dịch sát nghĩa thì thấy hơi cấn nhân(người)+ hậu(đẹp) -> người đẹp, người tốt. Thủy tinh: thủy(nước) + tinh(hợp) -> một dạng vật liệu được nước kết hợp lại.Văn tự: văn(thuần việt) + tự(chữ) -> chữ viết về văn bản. Bất chính: bất(không) + chính(lẽ phải) -> không thuộc lẽ phải.
Vì sao các từ Hán-Việt lại phổ thông đến vậy? Vì tiếng Hán có nhiều từ mà tiếng Việt không có. Người Việt cổ gặp thủy tinh họ không biết đọc thứ vật liệu này là gì cả, người Hán gọi nó là 始并 mình thấy từ thủy tinh gần giống cách đọc của họ nên đọc theo, từ đó phổ biến ra cả đất nước. Chẳng ai lại đi nói 'kiểm tra cô vít' cho dài dòng mà nói 'tét cô vít' cho nhanh. Chúng ta phải công nhận rằng người Hán đi trước chúng ta rất nhiều bước về tri thức ở những thế kỷ đầu. Các khái niệm, vốn từ về khoa học, trời-đất, tính cách, sự vật-sự việc,.. của họ rất rộng khi ta tiếp xúc đến những tri thức đó thấy rằng tiếng Việt không có từ nào để miêu tả, ví dụ: không có từ nào miêu tả vật liệu trong suốt, mà người Hán đã có rồi nên đọc theo họ thôi. Nghĩa là từ Hán Việt là mấy từ của người Hán mà đọc theo cách Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến tận sau này về từ vựng học thuật cũng như từ vựng đời sống hằng ngày của dân ta. khoảng 30% từ vựng trong giao tiếp hằng ngày là từ Hán-Việt còn trong văn bản học thuật số lượng có thể lên đến 70% như: Trung bình, trung trực, tứ giác, đa giác, khẩu hình, tổng thể,... 100 năm trước trở lại đây Pháp có đô hộ mình nên rất nhiều từ của Pháp mình cũng đọc theo cách Việt Nam như: xà bông(savon), ô-tô(auto), ba-lô(ballot), bơ(beurre), búp bê(poupée), cục pin(pile),... Thế nên bây giờ tiếng Việt bao gồm: thuần Việt, Hán-Việt, Pháp-Việt, Anh-Việt,... tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ. Vì số lượng Hán-Việt vô cùng dồi dào nên việc học tiếng Trung của người Việt dễ hơn nhiều so với các quốc gia khác. Tôi rất khuyến khích bạn học tiếng Trung vì đây là lợi thế mà 1000 năm bắc thuộc mang lại, tiếng Trung du nhập vào Việt Nam nhiều vô cùng nếu không sử dụng lợi thế này thì quá uổng phí.
Bây giờ tôi sẽ bàn luận về chữ Nho. Xét ở bối cảnh từ năm 1919 trở về trước chữ Nho giống như một thứ ngoại ngữ. Ai đến trường thì được học loại ngoại ngữ đó, còn người không đi học thì không biết thứ ngoại ngữ này. Gọi là ngoại ngữ vì chữ Nho căn bản có từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của người Trung Quốc chả liên quan gì đến mình sất. Tôi dùng từ 'giống như một thứ ngoại ngữ' vì học chữ, ngữ pháp của người Trung nhưng đọc theo cách Việt Nam. Bạn hãy tưởng tượng chữ Nho vào thời đó cũng như mình học tiếng Anh bây giờ. Ai đọc lưu loát, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh thì giỏi, thì hay. Thứ ngôn ngữ này vốn có từ vựng, ngữ pháp khác chúng ta. Ngày xưa mà học tiếng Anh sẽ học từ vựng, ngữ pháp của tiếng Anh còn cách đọc là cách đọc của người Việt như: 'Hello I'm from England' các thầy đồ sẽ dạy: 'Hế lô am phom ing lân'. Trong một câu chữ Nho:"千呼萬喚始出來", chữ, từ vựng, ngữ pháp của người Hán còn cách đọc là cách đọc người Việt đọc leo theo người Tàu: "Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai". Chữ Nho là của người Hán, người Hán lên trường lớp sẽ học thứ chữ này y như người Việt. Người Hán học sao người Việt học y vậy. Cho một thầy đồ văn bản của người Hán xưa viết thì thầy đồ đó cũng hiểu hay cho một người Hán văn bản của người Việt xưa họ cũng hiểu nhưng hai bên nói chuyện sử dụng ngôn ngữ khác nhau do đó không hiểu nhau được. Bây giờ bạn nói chuyện với người nước ngoài : "Queo com tu việt nam, ai am háp pi tu si du hia" sao ông đấy hiểu được. Cách hiểu chữ Nho là một ngoại ngữ cũng chưa hẳn là đúng, đây cũng là phần rắc rối của vấn đề. Phải hiểu chữ Nho không phải ngôn ngữ hằng ngày của người Hán nó là sự tinh gọn. Để truyền tải một ý cần nói nhiều, dài dòng nhưng khi ghi lại bằng chữ viết cần ngắn gọn xúc tích. Ví dụ như tôi muốn nói "Cô gái này rất xinh đẹp, thật xứng đáng làm vợ của mình" khi viết sẽ viết: "Gái đẹp đáng làm vợ". Xúc tích, ngắn gọn là đặc trưng của chữ Nho. Tổng kết vấn đề là như này: Người Hán nói tiếng Trung Quốc, họ ghi lại các câu nói bằng chữ Nho cho ngắn gọn, đỡ tốn giấy, nhưng vẫn đủ ý. Người Hán dùng chữ Nho trong văn bản hành chính, thơ, văn,.. người Việt mình cũng thế y trang họ truyền tải ý bằng chữ Hán, cấu trúc ngữ pháp của người Hán chỉ riêng cách đọc là đọc leo theo họ vì không phát âm chuẩn được. Bây giờ các bài văn, thơ của vua thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn,.. đưa cho một người Trung Quốc có học cổ văn thì họ hoàn toàn hiểu được, căn bản đây là ngôn ngữ của chính họ nhưng cấu trúc ngữ pháp có phần phức tạp để câu cú tinh gọn hơn. Giờ đưa cho thầy đồ các văn bản nhà Minh thầy vẫn hiểu được bình thường.
Và nãy giờ vấn đề chỉ là tiếng Hán được người Việt đọc leo theo thành Hán-Việt. Thế bây giờ muốn ghi lại tiếng Việt mình thì sao. Căn bản chữ Nho cũng chỉ là ghi lại tiếng Hán đọc theo cách người Việt. Quốc gia chúng ta rất cần ghi lại ngôn ngữ của chính người Việt. Sau khi Ngô Quyền kết thúc trò chơi chính trị của quân Nam Hán thì liền tạo ra chữ Nôm để ghi lại âm Việt dựa trên chữ Hán. Một người Việt Nam đọc chữ nôm thì như đọc chữ quốc ngữ hay như đọc bài viết này vậy , họ rất dễ dàng hiểu được vì là ngôn ngữ của mình, bất kỳ ai đọc được hay nghe được đều hiểu. Điều này giải thích cho việc các bài văn, thơ nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,.. dù được viết ở thứ chữ như chữ Hán nhưng đọc ra tiếng Việt rất dễ hiểu. Đọc thơ nôm của Hồ Xuân Hương sinh ra ở thế kỷ 16-17 cũng như nghe được lời nói của bà vọng lại hàng trăm năm trước. Nhưng chữ nôm quá khó để học, bây giờ ta dùng chữ quốc ngữ để ghi lại lời nói.