Phức cảm thượng đẳng - The Superiority Complex
Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây: Phức cảm thượng đẳng , hay phức cảm ưu việt (superiority...
Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây:
Phức cảm thượng đẳng, hay phức cảm ưu việt (superiority complex) được từ điển tâm lý học của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ định nghĩa như sau: trong lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred Adler, phức cảm thượng đẳng là ý nghĩ phóng đại của một người về khả năng và thành tích cá nhân xuất phát từ cảm giác tự ti quá lớn (APA, 2019). Nói ngắn gọn thì đây là cảm giác "Tôi tốt hơn tất cả mọi người". Đây là một thuật ngữ được đề ra bởi chuyên gia tâm thần học Alfred Adler, người sáng lập trường phái tâm lý học cá nhân.
Tại sao lại gọi là một "complex" - phức cảm, phức hợp? Lý do chính là nguyên nhân của chính nó. Một người có phức cảm thượng đẳng, trớ trêu thay, lại luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Cảm giác tự ti ấy nằm ở phía sâu xa của tâm trí một người, nên dễ dàng được bao bọc bởi sự thượng đẳng, bởi suy nghĩ rằng họ tốt hơn những người khác.
Khi phức cảm này được biểu lộ ở một người, nó có thể sẽ phát triển trở thành Rối loạn nhân cách phức cảm thượng đẳng (Superiority Complex Personality Disorder), Rối loạn ái kỷ (Narcissistic Disorder), hoặc bệnh hoang tưởng (Megalomania) (hai rối loạn ở cuối có thể được xếp vào cùng với rối loạn đầu tiên). Những người có phức cảm này thường không phân biệt được giữa bản thân lý tưởng và cách nhìn nhận bản thân, có nghĩa rằng họ lẫn lộn giữa những gì họ muốn trở thành với những gì họ nghĩ họ là. Nó không hẳn là tỏ ra mình giỏi hơn người khác, mà còn là thực sự tin điều đó.
1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho phức cảm thượng đẳng, bao gồm cả nguyên nhân dễ suy luận được và nguyên nhân được quan sát từ nghiên cứu.
Nhà tâm bệnh học phát triển Kristin Valentino, người chuyên nghiên cứu trẻ em bị ngược đãi hoặc bị thờ ơ từ thuở niên thiếu và một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện một khoảng cách giữa sự tự tin biểu lộ ra ngoài và cách nhìn nhận và định giá bản thân của các em nhỏ.
"Ví dụ, những em nhỏ bị ngược đãi đánh giá quá cao mức độ yêu thích của chúng từ những em nhỏ khác và năng lực của bản thân. Cùng lúc đó, các em bị ngược đãi lại có phản ứng tiêu cực với hình ảnh của chính mình trong gương. Hơn thế nữa, Giáo sư Valentino và đồng nghiệp của mình cũng phát hiện thấy những trẻ em bị bố mẹ thờ ơ khi được khuyến khích nghĩ về bản thân chính là những em có suy nghĩ tiêu cực nhất về chính mình sau những thí nghiệm về ký ức vô thức, hơn hẳn so với những em không bị ngược đãi. Thí nghiệm về ký ức vô thức là một thí nghiệm được đưa ra sau một chuỗi những thí nghiệm trước đó để làm cho thí nghiệm này dễ dàng hơn mà không làm cho đối tượng thí nghiệm ý thức được chúng đã xảy ra. Kết quả của nghiên cứu này chính là những em nhỏ bị ngược đãi hoặc bị thờ ơ có thể tự nhận rằng các em rất tuyệt, nhưng những thí nghiệm với ký ức và gương ở trên cho thấy một cái nhìn về bản thân rất xa khỏi sự tuyệt vời tự thừa nhận đó." (Anita E. Kelly Ph.D., 2010)
Lần tới nếu thấy ai đó tỏ ra thượng đẳng làm cho bạn cảm thấy mình ngu ngốc hay kém hấp dẫn, có lẽ bạn nên bắt đầu nghĩ tới những mặt tiêu cực mà họ đang cố che giấu nhỉ?
Tất cả mọi người đều ý thức được rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà ai ai cũng đều muốn chứng tỏ bản thân mình. Ai ai cũng đang chứng kiến những người bạn hoặc thậm chí người nào đó ta không biết trở nên nổi tiếng hoặc đang rất thành công trong chính lĩnh vực mà ta theo đuổi. Không hề quá lời khi nói, xã hội và trực tiếp là mạng xã hội cùng với truyền thông đã đặt lên vai mỗi người một gánh nặng về việc họ nên và phải mặc gì, cư xử thế nào và họ nên xuất chúng ra sao, khéo léo thế nào thì mới có thể tồn tại. Cạnh tranh lành mạnh hay đôi khi sự không hài lòng sẽ có tác động tốt tới chúng ta, nhưng nếu những thay đổi trong môi trường sống này làm cho ta cảm thấy stress hay phát triển những bệnh tâm lý thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Chính vì lẽ đó, phức cảm thượng đẳng hoạt động như một cơ chế tự phòng vệ khi một người cảm thấy thượng đẳng hoặc che giấu những cảm xúc tự ti của mình.
Theo Adler, mỗi con người đều sẽ cảm thấy tự ti vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời mình. Thực ra đây là một điều tốt, khi cảm giác tự ti có thể trở thành động lực để khiến chúng ta cố gắng trở nên xuất chúng và để đạt được mục tiêu của chính mình. Nói đơn giản hơn thì nó là một lực đẩy hoặc một động lực dẫn dắt ta đằng sau nhu cầu được trở nên xuất chúng. Đôi khi người ta lại không thể xử lý được những tiêu chuẩn thay đổi liên tục từng phút một trong thời đại mới, và họ cuối cùng rơi vào hai trạng thái: Phức cảm Tự ti, thiếu lòng tự trọng, và Phức cảm Thượng đẳng, một cảm giác quá phóng đại về tầm quan trọng của bản thân.
Theo Adler, mỗi con người đều sẽ cảm thấy tự ti vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời mình. Thực ra đây là một điều tốt, khi cảm giác tự ti có thể trở thành động lực để khiến chúng ta cố gắng trở nên xuất chúng và để đạt được mục tiêu của chính mình. Nói đơn giản hơn thì nó là một lực đẩy hoặc một động lực dẫn dắt ta đằng sau nhu cầu được trở nên xuất chúng. Đôi khi người ta lại không thể xử lý được những tiêu chuẩn thay đổi liên tục từng phút một trong thời đại mới, và họ cuối cùng rơi vào hai trạng thái: Phức cảm Tự ti, thiếu lòng tự trọng, và Phức cảm Thượng đẳng, một cảm giác quá phóng đại về tầm quan trọng của bản thân.
2. Triệu chứng
Có nhiều triệu chứng của phức cảm thượng đẳng ở dưới đây:
a. Viện cớ
Người đó đổ lỗi lên người khác hoặc những tác nhân từ bên ngoài cho khuyết điểm của họ và luôn xoay quanh những lý do bao biện cho thất bại của họ, hoặc trong những trường hợp khác là trở nên thờ ơ với chúng bằng việc coi chúng không quan trọng.
b. Hung hăng
Những người với phức cảm này có một nhu cầu được nhìn nhận như cách họ nhìn nhận bản thân, thế nên điều này thường được thể hiện bằng một thái độ hung hăng, đôi khi thô lỗ, gây tổn thương và thậm chí bạo lực. Họ thường hay buộc tội, suy bụng ta ra bụng người và giảm tầm quan trọng của mọi thứ.
c. Tự tách biệt
Tự tách biệt ở đây không phải là tách biệt với mọi người mà chính là vấn đề với cái tôi và lòng tự trọng của người đó, sự tự ti ẩn sâu bên trong. Họ thường lảng tránh hoặc kìm nén vấn đề ấy và chọn một hình ảnh vừa vặn với hình ảnh họ muốn cho người khác thấy.
d. Lo âu
Những người này thường lo âu và họ luôn phải đấu tranh giữa bản sắc cá nhân của họ và hình ảnh họ tự đặt ra.
e. Phủ nhận
Họ phủ nhận những đấu tranh nội tâm của mình và tự hạn chế khả năng của chính mình để tránh phải đương đầu với những chủ đề hoặc tình huống đụng chạm tới việc đó.
f. Kiểm soát bản thân quá mức
Họ kiểm soát bản thân tới mức tiêu cực, bao gồm kiểm soát cảm xúc và hành vi để không lỡ lộ ra bản chất thật với người khác.
g. Khẳng định mình đúng một cách độc đoán
"Tôi luôn đúng và bạn sai". Họ không đồng tình với quan điểm của ai và sẽ thường không tôn trọng đối phương nếu người đó không đồng tình với họ.
h. Thái độ nhập nhằng
Khi sự thiếu hiểu biết và thiếu kỹ năng của họ bị lộ tẩy, họ thường tỏ ra nhập nhằng và không rõ ràng để lảng tránh.
i. Tự hợp lý hóa
Người đó đổ lỗi lên người khác hoặc những tác nhân từ bên ngoài cho khuyết điểm của họ và luôn xoay quanh những lý do bao biện cho thất bại của họ, hoặc trong những trường hợp khác là trở nên thờ ơ với chúng bằng việc coi chúng không quan trọng.
b. Hung hăng
Những người với phức cảm này có một nhu cầu được nhìn nhận như cách họ nhìn nhận bản thân, thế nên điều này thường được thể hiện bằng một thái độ hung hăng, đôi khi thô lỗ, gây tổn thương và thậm chí bạo lực. Họ thường hay buộc tội, suy bụng ta ra bụng người và giảm tầm quan trọng của mọi thứ.
c. Tự tách biệt
Tự tách biệt ở đây không phải là tách biệt với mọi người mà chính là vấn đề với cái tôi và lòng tự trọng của người đó, sự tự ti ẩn sâu bên trong. Họ thường lảng tránh hoặc kìm nén vấn đề ấy và chọn một hình ảnh vừa vặn với hình ảnh họ muốn cho người khác thấy.
d. Lo âu
Những người này thường lo âu và họ luôn phải đấu tranh giữa bản sắc cá nhân của họ và hình ảnh họ tự đặt ra.
e. Phủ nhận
Họ phủ nhận những đấu tranh nội tâm của mình và tự hạn chế khả năng của chính mình để tránh phải đương đầu với những chủ đề hoặc tình huống đụng chạm tới việc đó.
f. Kiểm soát bản thân quá mức
Họ kiểm soát bản thân tới mức tiêu cực, bao gồm kiểm soát cảm xúc và hành vi để không lỡ lộ ra bản chất thật với người khác.
g. Khẳng định mình đúng một cách độc đoán
"Tôi luôn đúng và bạn sai". Họ không đồng tình với quan điểm của ai và sẽ thường không tôn trọng đối phương nếu người đó không đồng tình với họ.
h. Thái độ nhập nhằng
Khi sự thiếu hiểu biết và thiếu kỹ năng của họ bị lộ tẩy, họ thường tỏ ra nhập nhằng và không rõ ràng để lảng tránh.
i. Tự hợp lý hóa
Họ luôn tự hợp lý hóa hành động của mình. Khi đối mặt với thất bại, họ tự thuyết phục bản thân rằng mục tiêu của họ cũng chẳng quan trọng, hoặc họ tự thuyết phục bản thân mình rằng kết quả ấy cũng có cái hay, và từ đó tiếp tục hành động sai.
j. Thay đổi tâm trạng đột ngột
Họ luôn phải đương đầu với bản thân quá nhiều đối lập và họ thường thay đổi tâm trạng đột ngột.
3. Giải quyết
Một số cách giải quyết được gợi ý bởi trang psychologenie.com:
- Trị liệu tâm lý.
- Họ phải được khuyến khích bày tỏ cảm xúc thực sự của họ mà không bị kích động.
- Phương pháp nghịch lý là phương pháp mà chính bạn hồi đáp hoặc hành xử cùng một kiểu với người đó để họ nhận ta họ đang tự phóng chiếu bản thân mình thế nào.
- Họ phải được khuyến khích bày tỏ cảm xúc thực sự của họ mà không bị kích động.
- Phương pháp nghịch lý là phương pháp mà chính bạn hồi đáp hoặc hành xử cùng một kiểu với người đó để họ nhận ta họ đang tự phóng chiếu bản thân mình thế nào.
- Trực tiếp nói thẳng với họ. Đôi khi điều này hơi khó khăn với họ nhưng nó sẽ có tác dụng.
- Phớt lờ hoặc tỏ ra không chịu ảnh hưởng từ họ. Cách này buộc họ xem xét lại hành động của mình.
- Phớt lờ hoặc tỏ ra không chịu ảnh hưởng từ họ. Cách này buộc họ xem xét lại hành động của mình.
- Dùng tên của họ một cách có chủ đích để họ nhận ra họ đang chịu trách nhiệm hoàn toàn với ngôn từ và hành động của bản thân.
- Thẳng thắn và quyết đoán khi đối xử với họ, nhưng cùng lúc đó kiên nhẫn và hiểu rằng hành vi này là kết quả của một thói quen từ lâu và không thể sửa được trong một sớm một chiều.
- Thẳng thắn và quyết đoán khi đối xử với họ, nhưng cùng lúc đó kiên nhẫn và hiểu rằng hành vi này là kết quả của một thói quen từ lâu và không thể sửa được trong một sớm một chiều.
4. Lời kết
Chúng ta đều có những lúc nhìn nhận sai về bản thân. Việc chấp nhận mình sai, hay việc thừa nhận mình còn có quá nhiều thứ để cải thiện mỗi ngày có thể rất khó khăn, nhất là theo thời gian khi ta dần trở thành "người lớn", khi thói quen đã được lặp lại quá nhiều lần. Việc chấp nhận mình có tổn thương hay có lỗi lầm hoàn toàn bình thường và là một điều đáng hoan nghênh. Điều đó không có nghĩa ta mất mặt hay cũng chẳng có nghĩa những gì trước đây ta xây dựng đều đổ sông đổ bể.
Cho dù tỏ ra thượng đẳng hay không, một người vẫn luôn đáng được tôn trọng và xứng đáng nhận sự kiên nhẫn của bản thân mình để có thể cải thiện nó.
Cuộc sống chính là luôn phát triển, và để trở thành một người phát triển hơn, ta phải có bước nhận lỗi - sửa sai. Đó là một phần của sự trưởng thành trong tâm hồn thực sự.
Nguồn tham khảo và đọc thêm:
An Insight into the Concept of Superiority Complex in Psychology
We live in a world that urges us to constantly compete with others in order to get to the level we want to be or to achieve something. But what happens when the battle is within yourself? One that rages on between your self-concept and true identity? The result maybe a mask that you wear each day in front of the world. We bring you the definition of the superiority complex, one of the results of such a mental battle.psychologenie.com
We live in a world that urges us to constantly compete with others in order to get to the level we want to be or to achieve something. But what happens when the battle is within yourself? One that rages on between your self-concept and true identity? The result maybe a mask that you wear each day in front of the world. We bring you the definition of the superiority complex, one of the results of such a mental battle.psychologenie.com
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất