Đọc đề mục thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết chủ đề hôm nay mình định bàn luận là vấn đề gì rồi phải không? Đúng vậy. Đó là Chủ nghĩa lãng mạn. Ở bài trước mình có nói sơ lược về chủ nghĩa tiêu thụ, mình nghĩ rằng những cái quảng cáo khô khan nồng nặc mùi tiền và chủ nghĩa tiêu thụ sẽ không thể nào có thể đánh lừa cả một bầy sinh vật có trái tim và óc tưởng tượng như chúng ta. Cũng giống như một bát phở nếu chỉ có bánh phở và thịt cùng nước dùng nhạt nhẽo thì chả ai thèm ăn, người chủ quán phải thêm muối, đường, bột ngọt vân vân và mây mây. Nói chung là gia vị thì mới cuốn được khách hàng. Một cái quảng cáo mà chỉ có cái sườn thôi chưa đủ, phải có thêm nhiều màu sắc bên ngoài thì nó mới hấp dẫn. Và mình nghĩ chủ nghĩa lãng mạng chính là gia vị để chủ nghĩa tiêu thụ phát triển như ngày hôm nay.

1. Chủ nghĩa lãng mạn là gì?

Tính từ ''lãng mạn'' được hiểu là con sóng tràn bờ theo nghĩa đen, nghĩa bóng thì được hiểu là sự phóng khoáng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc của luân lý. Chủ nghĩa lãng mạn được coi là sự chối bỏ các luật lệ, sự hài hòa, tiết chế, lý tưởng hóa và tính hợp lý mà chủ nghĩa cổ điển đặt ra. Ngoài ra, chủ nghĩa lãng mạn còn nổi lên như một phản ứng, mang thái độ chống đối với lý tính của phong trào Khai Sáng diễn ra trong thế kỷ 18.
Người ta nói về chủ nghĩa lãng mạng như nói về một kỷ nguyên lớn của văn hóa bao gồm: văn học, nghệ thuật, triết học và âm nhạc cuối cùng của Âu Châu. Chủ nghĩa lãng mạn tôn vinh ''cái tôi'' và nhấn mạnh tầm quan trọng của ''cái tôi'' trong việc cống hiến cho tri thức hay nhận thức của nhân loại. Điều này dẫn đến sự đề cao tài năng nghệ thuật.

2. Nguồn gốc

Cách mạng Tư sản Pháp(1789–1799) do lực lượng vô sản lật đổ chế độ phong kiến và giáo hội Công giáo tại Pháp. Đây là sự kiện quan trọng cho bước chuyển mình của Pháp và cả Châu Âu. Chế độ cũ bị sụp đổ, nhà nước mới được hình thành đã có một sự thay đổi mới mẻ trong mối quan hệ xã hội. Tầng lớp quý tộc thì cảm thấy quyền lợi của họ đã bị mất sau cách mạng, hoang mang vì tương lai phía trước, luyến tiếc sự cuộc sống xoa hoa trong quá khứ. Tầng lớp công dân lao động đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy thất vọng với thành quả thực tế của cuộc cách mạng không như họ mong muốn. Chính những phản ứng đối với xã hội thực tại, đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn.
Thời kỳ lãng mạng được hình thành sau cách mạng Tư sản Pháp 1789, khởi đầu ở Đức và kéo dài đến giữa thế kỷ XIX. Còn tính từ '' lãng mạn'' thì được sử dụng vào những năm 1970 khi August và Friedrich Schlegel viết về romantische Poesie (“thơ lãng mạn”). Những thuật ngữ này lại được phát triển bởi một nhà lãnh đạo, bà Madame de Staël trong cuốn De l’Allemagne (1813) viết về những chuyến du hành của bà qua nước Đức đã sử dụng khá nhiều thuật ngữ này. Ngoài ra, nhà thơ người Anh William Wordsworth, cũng là một trong những tiếng nói lớn của phong trào Lãng mạn.

3. Cơ sở nguyên lý

''Cảm xúc'', ''tưởng tượng, ''khát vọng'' là những khẩu hiệu mới cho thời kỳ này.
Cảm xúc: những ''hỷ, nộ, ái, ố'' của con người được lột tả rõ ràng nhất, miêu tả chi tiết và sinh động tình yêu và diễn biến nội tâm. Do đó chủ nghĩa lãng mạn chính là liều thuốc nuôi dưỡng những tâm hồn khô cằn. Chủ nghĩa lãng mạn chính là nhát dao đâm ngược lại chủ nghĩa cổ điển vốn đề cao, tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt kiềm hãm sự sáng tạo và tình cảm của con người.
Tưởng tượng: Xã hội đương thời mang sự trói buộc, đau khổ và chết chóc. Thực tế quá khốc liệt, với lối tư duy mơ tưởng của con người không thể chịu đựng và tồn tại dưới cái xã hội như thế. Do đó họ đã tự tạo ra cái thế giới mà họ muốn trong thế giới tưởng tưởng, họ quên đi cuộc sống đau khổ, họ sống thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng.
Khát vọng: vì họ luôn sống trong thế giới ảo, nên họ luôn có khát vọng sự tự do và thoát khỏi sự ràng buộc hiện tại. Chủ nghĩa lãng mạn cho phép người ta có tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng.
Chủ nghĩa lãng mạng được chia là hai loại:
Chủ nghĩa lãng mạng phổ quát: nhằm chỉ những người quan tâm chủ yếu đến thiên nhiên, tâm hồn và nghệ thuật. Hình thức này hưng thịnh ào những năm 1800. Họ cho rằng có một '' cái tôi'' thần thánh trong thiên nhiên và thiên nhiên chẳng qua làm một cái ''TÔI'' viết hoa. Nổi bật nhất trong thời gian này phải kể đến Friedrich Schelling(1775-1854) ông cho rằng thiên nhiên-linh hồn-vật chất đều là thể hiện của một cái tuyệt đối. Ngoài ra còn một số cái tên tiêu biểu như Friedrich Hölderlin (Đức), Johann Wolfgang von Goethe (Đức),William Blake(Anh), Vicomte de Chateaubriand(Pháp),..
Chủ nghĩa lãng mạn dân tộc: được phổ biến một thời gian sau đó kéo dài từ 1805 đến 1830. Chỉ những người quan tâm đến lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của ''nhân dân''."" Nhân dân'' ám chỉ một cơ thể sống đang nảy nở những tiềm năng bẩm sinh của mình. Giai đoạn này các tác giả bắt đầu sưu tầm những mẩu chuyển dân gian có thể kể đến Truyện cổ Grimm của anh em nhà Grimm. Người ta cho rằng truyện cổ tích là lý tưởng ăn chương của người người lãng mạn.
Cụm từ " cơ thể sống'' trong chủ nghĩa lãng mạn hầu như tất cả mọi thứ đều được xem là cơ thể sống. Một tác phẩm văn học, một bản nhạc, một kiến trúc, một bức tranh hay cả một dân tộc cũng được xem là cơ thể sống. Tại vì mọi tứ đều có hồn nên ở thời kỳ nãy đều mang lại những tác phẩm xuất sắc cho nền nghệ thuật hiện đại.
4. Phản ánh giá trị hiện thực.
Một nhà nghiên cứu văn học Pháp đã viết rằng: “Cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng mãnh liệt muốn thoát ra khỏi thực tại đó.''
Vào những năm 1800, những người tiên phong đầu tiên đánh dấu cho bước tiến phát triển của chủ nghĩa lãng mạn là những người trẻ. Đây có thể được gọi là Phong trào là cuộc trổi dậy của những thanh niên trẻ Châu Âu lúc bấy giờ. Điển hình là những sinh viên đại học với quan điểm chống đối tầng lớp trung lưu. Nhiều người lãng mạn chết trẻ, thường vì lao phổi, tự tử,...Những người sống đến già thường rời bỏ chủ nghĩa này và đầu quân cho kẻ thù trở thành tầng lớp trung lưu bảo thủ.
Những người theo chủ nghĩa lãng mạn luôn khao khát những thứ xa xôi không thể với tới. Họ không sống trong hiện tại, họ hồi tưởng về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ và mơ mộng về một tương lai tương sáng ở khoảng thời gian kế tiếp. Họ tự tạo cho chính mình một thế mới mà ở đó họ chính là ''Chúa Trời''. Và đối với họ thực tại chính là khổ đau. Nghĩa vụ của người lãng mạn là trải nghiệm (nằm mơ) bản thân vượt ra ngoài cuộc sống, làm những điều cao siêu. Còn những công việc bình thường hằng ngày thì chỉ dành cho bọn phàm phu tục tử mà thôi.
Đây có thể là liệu pháp tâm lý tạm thời cho nạn nhân của những áp lực xã hội hiện thực. Nhưng họ không thể bám víu vào lối sống này mãi, bởi vì nó chỉ xoa dịu nổi đâu tức thì không phải mãi mãi. Giống như khi bạn tiêm một liều thuốc phiện thì cảm giác lúc này của bạn chắc hẳn sẽ rất sung sướng nhưng khi hết thuốc, lúc bạn quay về với thực tại thì nó sẽ giằng xé bạn với toàn là đau khổ. Và điều đặc biệt là, bạn là người sống ở thực tại, ngày lúc này chứ không phải ở thế giới ảo mà bạn đã tạo ra.
Phần 2: Mình sẽ đi sâu vào văn học nghệ thuật.