Trong một phòng thí nghiệm, trước khi đưa cho người này một loại nước người ta liên tục nói với ông rằng loại nước này sẽ khiến ông nôn mửa. Sau khi uống xong cốc nước người đàn ông liền có các triệu chứng nôn mửa. thứ nước mà ông ta đã uống ở phòng thí nghiệm thật ra chỉ là nước đường.
Chúng ta hãy nói về hiệu ứng gây hại, ở đó cơ thể con người có một phản ứng bên ngoài tiêu cực với mối hại tiềm tàng. Trí não của bạn có khả năng tạo ra thế giới vật chất của riêng nó. Tại sao chúng ta lại ngáp khi thấy người khác ngáp và cười khi thấy mọi người cười?
Xuyên suốt lịch sử đã từng có rất nhiều vụ việc đã xảy ra : dịch nhảy múa năm 1518, đại dịch cười Tanganyika, phép lạ sữa của người ấn độ,...
Image result for dịch nhảy múa năm 1518

Dịch nhảy múa năm 1518 là một trường hợp của chứng nhảy múa điên cuồng xảy ra tại Strasbourg, Alsace, trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Sự bùng phát đại dịch bắt đầu vào tháng 7 năm 1518 khi một người phụ nữ tên là Troffea bắt đầu nhảy múa nồng nhiệt trên một con phố ở Strasbourg. Điều này kéo dài ở đâu đó giữa bốn và sáu ngày. Trong vòng một tuần, 34 người khác đã tham gia, và trong vòng một tháng, có khoảng 400 vũ công, chủ yếu là nữ. Một số người này sẽ chết vì đau tim, đột quỵ hoặc kiệt sức. Một báo cáo chỉ ra rằng trong khoảng một thời gian thôi mà dịch bệnh đã giết chết khoảng 15 người mỗi ngày. Vào thời điểm đó, đại dịch nhảy múa được cho là do một lời nguyền của Thánh Vitus gây ra. Tuy nhiên, một số nhà sử học hiện đại cho rằng, những người mắc bệnh nhảy múa điên loạn trên là do rối loạn tâm thần vì căng thẳng.
Ngày 30/1/1962, tại một trường nữ sinh do các nữ tu quản lý ở Kashasha, Tanzania, ba nữ sinh trẻ bắt đầu cười. Tuy nhiên, khác với những lần cười đùa kết thúc sau vài phút, ba nữ sinh trên vẫn cười liên tục và nhanh chóng lây lan ra toàn trường, kéo dài nhiều giờ, thậm chí hàng tuần, dẫn tới việc trường phải đóng cửa vào ngày 18/4/1962 do số lượng học sinh bị ảnh hưởng lên đến 60%. Kể từ đó, dịch bệnh kỳ lạ này được gọi là đại dịch cười Tanganyika. Tại một số giai đoạn của đại dịch cười, một số người mắc bệnh đã cười ra nước mắt, ngất xỉu và phát ban. Do vậy, một số trường học buộc phải đóng cửa. Theo ước tính, khoảng 1.000 người đã mắc chứng bệnh cười kỳ lạ trên. chứng loạn thần kinh lây lan ra các ngôi làng gần đó. Hàng ngàn trẻ em bị ảnh hưởng, và 14 trường học buộc phải đóng cửa. Điều đặc biệt là đối tượng mắc căn bệnh kỳ lạ này chỉ có trẻ em.
Ý tưởng về bệnh rối loạn lo âu, tự kỉ và trầm cảm có thể lây lan bằng cách liên lạc nghe có vẻ điên rồ nhưng đó là điều có thể. Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về sự khởi đầu của các chứng bệnh tâm lý, những cơ chế đã xác định cho đến nay đều chỉ theo nhiều hướng khác nhau.
Dù sao thì chúng ta đều biết rằng cảm xúc của 1 người có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người xung quanh, một hiện tượng được gọi là “ sự lan truyền cảm xúc “. Các triệu chứng cụ thể của rối loạn tâm lý, như chứng rối loạn ăn uống, đôi khi có thể lây lan giữa các đồng nghiệp.
Vài người tin đó là một phản ứng với căng thẳng. các nhà tâm lý học gọi nó là rối loạn chuyển dạng, ở đó cơ thể biến đổi theo căng thẳng tâm lý thành một chuỗi các triệu chứng thể chất. Kiểu hành vi chung này không chỉ giới hạn ở con người. ta biết là ở những cộng đồng nào đó, dưới 1 điều kiện cụ thể, một triệu chứng thể chất vô điều kiện phát triển từ một người đều có thể trở thành virus và lây lan từ người này qua người khác và sang người khác nữa cho tới khi cả cộng đồng bị nhiễm.
Tháng 6/1962, giới chủ đã buộc phải đóng cửa một nhà máy dệt tại Strongwill (Mỹ) vì một căn bệnh bất ngờ và khá kỳ lạ lan truyền trong công nhân. Thoạt đầu, có chừng chục phụ nữ và một người đàn ông phải vào viện vì các triệu chứng buồn nôn và phát ban. Các bác sĩ nghi ngờ thủ phạm là một loại sâu độc nào đó có trong những kiện hàng len được gửi tới từ Anh. Nhà máy đã phải đóng cửa, sau khi tiếp tục có tới 62 công nhân khác phải vào viện với các triệu chứng tương tự, cộng thêm với những cơn hoảng loạn liên tục. Các nhà côn trùng học đã lục soát khắp nhà máy nhưng không phát hiện được bất cứ dấu vết nào của loại sâu bọ đáng ngờ đó. Trường hợp trên được đánh giá là một chứng bệnh điên hàng loạt, hậu quả của việc lan truyền về tâm lý hay tự kỷ ám thị.
Về sau, người ta còn ghi nhận và phân tích được thêm 23 trường hợp lây kiểu này - thường là những dạng biểu hiện tập thể các triệu chứng bệnh, sau khi có một vài thành viên của tập thể đó cho rằng đang có một chứng bệnh kỳ lạ lan truyền. Phương tiện để lan truyền những lây nhiễm tâm lý tương tự chính là các lời đồn đại, trong một tập thể cách biệt nào đó, thông thường là các nhà tù, bệnh viện hay đơn vị quân đội.
Tuy nhiên, cũng có những bệnh dịch tâm lý có quy mô khá lớn. Ví dụ sau cái chết của công nương Diana năm 1997, người ta đã ghi nhận về một bệnh dịch ảo giác: Những người ái mộ Diana thi nhau khẳng định về việc linh hồn bà đã về thăm họ. Theo đánh giá, tin đồn về những người ngoài trái đất và những hiện tượng siêu nhiên đều lan truyền bằng lây nhiễm tâm lý kiểu này và người ta hay nhìn thấy những sự kiện kỳ lạ trên mỗi khi báo chí viết nhiều về chúng.
Sự hoảng loạn về đạo đức được định nghĩa là mối lo hay sợ hãi chung, trước một mối đe dọa có thể thấy đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Con đường đến với sự hoảng loạn đạo đức có vài điểm dừng. Đầu tiên là nỗi lo lắng. Nỗi lo này ban đầu còn hạn chế, rồi nó lan từ người này qua người khác được mở rộng bởi sức mạnh văn hóa cho tới khi nỗi lo hợp lý trở thành nỗi sợ phi lý. Người ta tin rằng có chuyện kinh khủng đang diễn ra, một chuyện mà họ không thể thấy, không thể kiểm soát. Nó xảy đến với những người khác, nó sẽ xảy đến với họ. Dù mối đe dọa là thật hay ảo thì phản ứng chắc chắn là thật và nó thường rất ác liệt.
Một số vùng trên thế giới tin tưởng vào quyền năng của phù thủy, song ở nhiều vương quốc, con người đổ lỗi cho dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man.
cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua
Trong tín ngưỡng châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, nhiều người châu Âu coi phù thủy là mối nguy hiểm lớn đối với nhân loại. Vì vậy, các chính phủ và xã hội tổ chức "săn" những người bị cáo buộc là phù thủy. Hàng ngàn người đã bị buộc tội và bị tra tấn hết sức dã man. 
cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

Chủ trương " săn lùng phù thủy” cũng được giới Tin Lành áp dụng ở Mỹ thời bấy giờ. Năm 1692,  tại thành phố Salem, hơn 160 người đã bị buộc tội là phù thủy. Trong số đó, ít nhất 25 người bị thảm sát, 19 người bị treo cổ, một số thì bị tra tấn đến chết hoặc chết trong tù ngục, nhiều người phải chạy trốn khỏi nơi ở của mình. Cuộc truy lùng kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 là một trong những trang sử đen tối và nhiều tội ác nhất của Công giáo La Mã và Tin Lành, với cao điểm cực kỳ dã man và tàn bạo trong 300 năm.
Đến thời hiện đại, giả thuyết " 27 Club " nổi lên sau hàng loạt cái chết của các nghệ sĩ nổi tiếng ở tuổi 27.
Image result for 27 club


 Đầu tiên phải nhắc đến Brian Jones, nhà sáng lập của nhóm nhạc The Rolling Stones sau một loạt các biến cố chứng nghiện ma túy cùng những hành vi bất thường của Brian Jones ngày càng tăng lên, cuối cùng anh bị “văng” khỏi nhóm nhạc, thay thế bởi tay ghi-ta Mick Taylor vào tháng 6/1969. Tới ngày 3/7/1969, người ta phát hiện Brian Jones đã chết đuối trong bể bơi tại nhà mình. Hơn một năm sau, ngày 18/9/1970, bi kịch lạ lại xảy ra khi tay ghi-ta huyền thoại người Mỹ, Jimi Hendrix, được phát hiện đã chết ngay trong căn hộ ở London. Tiếp đó, ngày 4/10/1970, 16 ngày sau cái chết của Jimi Hendrix, nữ nghệ sĩ solo Janis Joplin lại được tìm thấy đã tạ thế trên sàn nhà bên cạnh giường ngủ trong một motel ở Hollywood, California. Không đầy một năm sau, ngày 3/7/1971, nam ca sĩ Jim Morrison được phát hiện chết trong phòng tắm ngay trong căn hộ của anh ở Paris. Bẵng đi một thời gian, lại có một số cái chết có dính dáng đến lời nguyền “27 Club”, họ là Leslie Harvey, Ron McKernan, Gary Thain, Alexander Bashlachev, Mia Zapata... Tất cả các nạn nhân ấy đều qua đời trong độ tuổi xuân xanh 27. Mọi chuyện chỉ trở thành “sự kiện” trước cái chết của thủ lĩnh ban nhạc Nirvana, danh ca Kurt Cobain, vào năm 1994, khi anh qua đời ở tuổi 27 và Amy Winehouse được tìm thấy đã chết vào ngày 23/7/1011. Một lần nữa, lời nguyền về “27 Club” lại ám ảnh nền văn hóa âm nhạc hiện đại. Người ta ghi nhận rằng những cái chết “27 Club” đã từng diễn ra rất lâu trước thời điểm thập niên 1960, và tiếp tục diễn ra trong thời hiện đại. Gần đây tôi có nghe bạn kể chuyện về một người quen tự tử ở tuổi 27 sau khi anh ấy làm đủ những việc cần làm và trở nên thành công. 27 Club giống như một nỗi ám ảnh tâm lý khi người ta tin rằng 27 là 1 độ tuổi đặc biệt, khi người ta đã làm đủ và cần được nghỉ ngơi. Tất nhiên vẫn còn nhiều giả thuyết khác về căn nguyên của số 27.
Image result for 27 club

27 Club có thể xem như một sự liên quan với hiệu ứng Werther. Vào năm 1774, Goethe (đại thi hào người Đức) cho ra đời cuốn tiểu thuyết " The Sorrows Of  Young Werther " , trong đó nhân vật chính cuối cùng dùng súng tự sát vì thất tình. Cuốn sách không những làm cho tác giả trở nên nổi tiếng mà còn gây ra một làn sóng tự sát theo cách như vậy trên khắp châu Âu. Chính quyền một số nước thậm chí đã cấm lưu hành cuốn tiểu thuyết trên. Tại nước Nga, tác phẩm " Bebnaya Liza " ( Liza nghèo khổ ) của Karamzin cũng đã gây ra một tác động tương tự, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Một loạt thiếu nữ trẻ đã nhảy xuống hồ tự vẫn sau khi đọc tác phẩm này.
Năm 1981, tại Đức phát sóng rộng rãi một bộ phim truyện, trong đó mô tả chi tiết về những nỗi bất hạnh của một chàng trai trẻ, người sau đó đã tự sát bằng cách lao mình vào gầm xe lửa. Trong vòng 2 tháng sau khi bộ phim được trình chiếu, số lượng các vụ tự sát trên đường sắt tăng lên gần gấp đôi, riêng tỷ lệ của những thanh niên trong độ tuổi 15-19 tăng gấp 3. Lần "tái xuất" của bộ phim này hai năm sau cũng khiến cho tỷ lệ tự sát trên đường sắt tăng 20%.
Ngày nay, hiện tượng Werther kiểu trên đã được các nhà xã hội học chú ý nghiên cứu. Giáo sư David Philips tại Đại học California (San Diego, Mỹ) đã nghiên cứu số liệu thống kê các vụ tự sát tại Mỹ hơn 20 năm qua và phát hiện ra rằng, trong vòng 2 tháng sau khi báo chí cho đăng những tít lớn giật gân về một vụ tự sát nào đó, trung bình sẽ tăng thêm 58 vụ tự tử. Mức độ tăng thấy rõ nhất tại những bang mà thông tin về trường hợp tự sát được phổ biến rộng rãi.
Cơ chế lây nhiễm tâm lý có tác động không chỉ trong mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến hành động tự sát, mà còn đối với nạn bạo lực nói chung. Về những vụ sát nhân theo kiểu bắt chước, công luận đã nói đến khá nhiều từ khi xuất hiện điện ảnh và truyền hình, nơi thường xuyên trình chiếu những cảnh bạo lực. Đơn cử: năm 1993 tại Texas (Mỹ), một người đàn ông nhảy từ cabin chiếc xe tải và xả súng qua cửa sổ một quán cà phê đông đúc. Trước khi cảnh sát tới hiện trường, hắn đã kịp giết 22 người rồi dùng súng tự sát. Trong túi của hung thủ, cảnh sát tìm thấy cuống vé bộ phim Vua đánh cá có chiếu cảnh bạo lực tương tự.
Đôi khi, những sự kiện bi kịch không được lặp lại ngay lập tức, mà sau nhiều năm, với sự trùng hợp đáng ngạc nhiên về ngày tháng hay độ tuổi của những người có liên quan. Hiện tượng này được gọi là "hội chứng lễ kỷ niệm hằng năm": sau sự đột tử bất hạnh của một căn bệnh nặng nào đó của cha mẹ, những đứa con họ thường bị bệnh, gặp tai nạn hay rối loạn tâm lý vào đúng ngày xảy ra sự kiện trên trong những năm tiếp theo.
Trang Chu mộng hồ điệp: một ngày Trang Tử ngủ quên và mơ mình biến thành 1 con bướm, ông vỗ cánh bay trong nhiều giờ dưới ánh nắng mùa đông ấm áp cho đến khi không còn nhớ mình là Trang Chu nữa. Rồi đột nhiên ông tỉnh dậy và ông lại là Trang Chu, nhưng lúc đó ông không biết rằng chính mình, Trang Chu đã mơ biến thành bướm hay chính con bướm đã mơ mình biến thành Trang chu.
Related image

Một ảo giác bắt đầu như bao ý tưởng khác, như một quả trứng, giống hệt như vẻ ngoài thành hình rất hoàn hảo. Từ bên ngoài bạn sẽ chẳng biết điều gì xảy ra, nghĩa là chỉ thứ bên trong mới quan trọng.
Albert A có một ý tưởng, 1 hôm đang đi bộ thì anh bị vấp ngã, và trong 1 khoảnh khắc chân phải của anh không là của anh nữa, và đó là cách nó bắt đầu. Cái chân rõ ràng là của Albert vì nó gắn liền với cơ thể anh và khi ấn vào nó anh thấy đau. Nhưng ý tưởng vẫn cứ lớn dần lên thế là anh dùng 1 con dao để đâm chính chân mình. Đó là sức mạnh của 1 ý tưởng. Mỗi ngày trôi qua Abert ngày càng chắc chắn rằng đó không phải là chân mình. Anh ấy quyết định sẽ không như vậy nữa và một ngày anh ấy tới cửa hàng vũ khí và cắt chân mình đi.
 Vậy đấy, 1 ý tưởng thôi là chưa đủ. Ta luôn có những ý tưởng, những giả thuyết và suy nghĩ ngẫu nhiên, phần lớn chúng đều chết trước khi chúng kịp lớn lên. Để những giả thuyết lớn lên thì những ý tưởng phải lẽ khác phải bị khước từ, bị phá hủy, thì như thế những ảo tưởng mới có thể nở hoa thành chứng rối loạn tâm thần phát triển mạnh.
Ảo giác là 1 quan niệm và quan niệm thì lây lan. Con người là loài động vật luôn tìm kiếm khuôn mẫu nên chúng ta thích những quan niệm phù hợp với khuôn mẫu. Chúng ta không tin những gì mình thấy, chúng ta thấy những gì mình tin. Khi chúng ta căng thẳng hay niềm tin bị thử thách, khi cảm thấy bị đe dọa những quan niệm của chúng ta có thể trở nên phi lý, ảo giác này dẫn đến những ảo giác khác và tiếp tục khi tâm con người vật lộn để duy trì đặc tính của mình. Khi điều này xảy ra, những thứ ban đầu chỉ là quả trứng có thể biến thành quái vật. Và ý niệm về một căn bệnh cũng có thể trở thành một căn bệnh. Vậy thì còn điều gì mà chúng ta có thể chắc chắn về thực tại mà mình đang sống ?
tham khảo : legion season 2, werther-effect,..