*Credit là tín dụng. Credit giúp ta có thể tăng lượng chi tiêu cao hơn năng suất mà mình có thể làm ra. Tín dụng có 2 loại là tín dụng xấu và tín dụng tốt. Tín dụng xấu là tạo nên nợ (VD Mua các tiêu sản, tivi, điện thoại, nhà, xe.. ngoài mục đích công việc). Tín dụng tốn là tín dụng mà dựa vào nó sẽ tạo nên nhiều giá trị năng suất hơn khiến chất lượng cuộc sống mình tốt hơn và có khả năng trả được nợ (VD mượn tiền mở doanh nghiệp, mua thiết bị, công cụ để sản xuất).
*Các giao dịch sẽ đẩy nền kinh tế di chuyển.
*Lượng chi tiêu của mình sẽ là thu nhập của người khác.
+ Trường hợp 1: Khi kinh tế không có tín dụng - Đồ thị giống như đồ thị năng suất
Khi nền kinh tế không có tín dụng. Mọi người đều sẽ chi tiêu theo năng suất mà mình làm ra được. Nên đồ thị sẽ đi theo đồ thị năng suất.
+ Trường hợp 2: Khi kinh tế có tín dụng (Vay nợ sẽ tạo ra tín dụng)
- Khi nền kinh tế có tín dụng. Mọi người có thể vay nợ. Điều này sẽ khiến lượng chi tiêu của mình sẽ cao hơn năng suất mình làm ra. Mà lượng chi tiêu của mình sẽ là thu nhập của người khác. Do đó họ sẽ có thu nhập cao hơn. Và cứ tiếp tục như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Khi lượng chi tiêu cao hơn năng suất mình làm ra thì khi đó nguồn cầu sẽ cao hơn nguồn cung thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhưng Thị trường chứng khoán, giá cả hàng hóa tăng cao liên tục khi đó nguồn thu nhập của họ cũng tăng nên vẫn có thể quản lý được nợ nần mà mình tạo ra. Nhưng giá cả gia tăng (Nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát) và về dài điều này tạo nên bong bóng tài chính phình to.
- Để tránh việc lạm phát chính phủ sẽ gia tăng lãi suất, để có ít người có thể vay nợ đi. Giảm việc gia tăng tín dụng quá mức. Điều này  sẽ khiến cho người dân dần trả được nợ của mình. Nhưng bấy nhiêu đó thì không đủ, điều chỉnh tỉ lệ lãi suất chỉ có thể điều chỉnh trong các chu kỳ ngắn.
- Bong bóng tài chính phình to sẽ có ngày bị vỡ, nền kinh tế đi đến giai đoạn tái thiết lập (kéo theo nền kinh tế giảm, thị trường lao dốc… khiến cho nguồn doanh thu sẽ sụt giảm và mất khả năng trả nợ. Người dân phải bán đi các tài sản, nhà cửa để có thể đủ tiền trả nợ). Đến khi này thì chu kỳ sẽ đổi chiều. Khi này người dân phải chi tiêu ít hơn lượng năng suất mà mình làm ra để bù đắp cho phần trước.
- Nhưng không đơn giản như vậy, lượng chi tiêu của mình sẽ là thu nhập của người khác. Việc cắt giảm chi tiêu để trả nợ thì sẽ khiến doanh thu của người khác cũng bị giảm khiến cho xã hội không phát triển, người mượn nợ vẫn không thể trả được nợ (Thất nghiệp xảy ra do doanh nghiệp không trả được tiền nợ => Cắt giảm nhân sự, người dân không còn tin vào ngân hàng nữa và rút tiền do con nợ k được trả đúng hạn => khủng hoảng kinh tế) Từ đó ngân hàng trung ương phải in thêm tiền (tiền này chỉ có thể dùng để mua trái phiếu chính phủ). Từ số tiền mua trái phiếu này chính phủ mới dùng để mua lại các tài sản, kích cầu, tạo việc làm để cân bằng lại nền kinh tế (Nhưng sẽ đem lại nợ chính phủ, số tiền in ra sẽ bù đắp vào số nợ của dân).
- Khi tái thiết lập nếu như chính phủ cân bằng lại được lượng giảm phát và lạm phát thì sẽ khiến nền kinh tế khôi phục và bước qua chu kỳ mới. Nếu lạm phát cao hơn giảm phát thì sẽ khiến giá cả tăng cao, mất giá trị đồng tiền. Nếu giảm phát cao hơn lạm phát thì người dân vẫn k thể trả hết nợ. Tất cả tạo nên vòng chu kỳ để đẩy nền kinh tế vận hành.