Christ Crowned with Thorns (1470) - Antonello da Messina
“Chúa Kito đội mão gai” (Ecce Homo) (1470) Mô tả: Tên: “Chúa Kito đội mão gai” (Ecce Homo) Năm: 1470 Hoạ sĩ: Antonello da Messina...
Mô tả: Tên: “Chúa Kito đội mão gai” (Ecce Homo) Năm: 1470 Hoạ sĩ: Antonello da Messina (Antonello di Giovanni d'Antonio) (1430-79) Phương thức biểu đạt: Bảng vẽ thực hiện bằng sơn dầu và thuốc màu Thể loại: Tranh chân dung Phong trào: Thời kỳ Tiền Phục Hưng Địa điểm: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art), New York
Phân tích bức hoạ "Chúa Kito đội mão gai” của Antonello da Messina
Danh hoạ người Sicilian - Antonello di Giovanni d’Antonio, được biết với cái tên Antonello da Messina, là một trong những họa sĩ lớn có tạo ra nhiều sự đổi mới nhất hoạt động tại miền Nam nước Ý, trong kỷ nguyên của nghệ thuật thời kỳ Tiền Phục Hưng (1400-90). Cụ thể, ông là người tiên phong trong lĩnh vực vẽ tranh sơn dầu, một kỹ thuật mà ông học hỏi được khi còn đang học việc cho danh hoạ Niccolo Colantonio (c.1420-60/70). Bản thân Colantonio cũng là họa sĩ bản địa giỏi nhất ở Naples trong thời kỳ Phục Hưng Ý, và ông cũng là một chuyên gia về kỹ nghệ sơn dầu. Colantonio cũng là một tín đồ của dòng tranh Flemish và các trường phái khác của Phục Hưng Hà Lan, và nhờ xưởng vẽ tranh bận rộn của ông đã giúp Antonello được tiếp cận những tác phẩm của phần lớn các hoạ sĩ thuộc dòng tranh Flemish, bao gồm Jan Van Eyck (1390-1441) và Roger Van der Weyden (1400-64), cùng với những bậc thầy người Pháp xứ Provence, ví dụ như Enguerrand Quarton (1410-66). Thậm chí có thể chính Messina đã từng gặp gỡ người kế nhiệm của Van Eyck - Petrus Christus (1410-1485) - tại Milan vào năm 1456. Việc được đào tạo từ khi còn trẻ đã giúp cho Antonello kết hợp kỹ thuật làm chủ những chi tiết của người Hà Lan và sự chân thật kèm ám ảnh của nghệ thuật Phục Hưng Ý, cụ thể là mô hình điêu khắc và kỹ thuật sử dụng không gian hình ảnh trong kiến trúc, cũng như quan điểm nhân văn cho rằng con người là thước đo của vạn vật. Ví dụ minh chứng tiêu biểu là kiệt tác nghệ thuật Cơ Đốc Giáo này của ông.
Như tiêu đề đã giải thích rõ ràng, bức tranh mô tả Chúa Kito khi ngài xuất hiện cùng với Vương Miện Gai (Tin Mừng - Matthew 27:29; Mark 15:17; John 19:2), hoặc ngay trước đó, hoặc tại thời điểm mà tổng trấn Philatô đem ông ra chỗ mọi người với dòng chữ “Ecce Homo” (“Hãy nhìn người này!”) (John 19:5). Chủ đề “Chúa Kito đội mão gai”đôi khi cũng nhằm ám chỉ đến “Một con người bất hạnh đã quen với nỗi khổ đau” (Isaiah 53:3).
Như tiêu đề đã giải thích rõ ràng, bức tranh mô tả Chúa Kito khi ngài xuất hiện cùng với Vương Miện Gai (Tin Mừng - Matthew 27:29; Mark 15:17; John 19:2), hoặc ngay trước đó, hoặc tại thời điểm mà tổng trấn Philatô đem ông ra chỗ mọi người với dòng chữ “Ecce Homo” (“Hãy nhìn người này!”) (John 19:5). Chủ đề “Chúa Kito đội mão gai”đôi khi cũng nhằm ám chỉ đến “Một con người bất hạnh đã quen với nỗi khổ đau” (Isaiah 53:3).
Trên thực tế, trong khoảng từ năm 1470 đến 1475, Antonello đã tạo ra 4 phiên bản khác nhau cho chủ đề này, cũng như một phiên bản trước đó vào khoảng những năm 1460. Bức đầu tiên là bức “Chúa Kito đội mão gai” (1470, Bảo tàng Metropolitan, NYC). Thứ hai là Ecce Homo (1472, nằm trong Phòng trưng bày nghệ thuật của Bảo tàng Collegio Alberoni, Piacenza). Phiên bản thứ ba, Ecce Homo (1474, Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna) và cuối cùng thứ 4, Ecce Homo (1475, Phòng trưng bày Quốc gia của Cung điện Spinola, Genève). Phiên bản đầu tiên - cũng là chủ đề của bài viết này - được đối xử hoàn toàn khác biệt so với ba bức còn lại, tất cả đều là những biến thể khác nhau của cùng một thiết kế. Bức tranh năm 1460 là một mặt trong một bức tranh có hai mặt nhỏ, hiện đang nằm trong một bộ sưu tập tư nhân. Mặt sau là một tác phẩm theo phong cách Hà Lan tả cảnh Thánh Jerome trên sa mạc.
Antonello chưa bao giờ vượt qua được cái bóng của bức tranh này, mặc dù sau đó ông cũng đã tạo nên một vài bức chân dung phong cách Phục Hưng tuyệt vời khác, bao gồm bức “Chân dung người đàn ông” (1475, National Gallery, London) và Condottiero (1475, Louvre, Paris).
Tài liệu duy nhất của Antonello trên đất Ý là vào năm 1475-1476, khi ông đến thăm Venice, nơi ông đã có những cuộc thảo luận với Giovanni Bellini (1430-1516), nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thời kỳ Phục Hưng ở Venice, người thường được gọi là cha đẻ của “Bức tranh Venice” (từ năm 1450). Sau đó ông quay về Sicily, nơi ông đã dành nốt phần đời tương đối ngắn ngủi của mình tại đó.
Source:
TRANSLATOR & EDITOR: Vohavu
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất