Chết đuối hay những bế tắc tuổi 20?
[Thoughts for sharing] Đã bao giờ bạn biết về cảm giác sắp chết đuối nhưng bạn không kịp nhận thức được là người bên cạnh sẽ chết...
[Thoughts for sharing]
Đã bao giờ bạn biết về cảm giác sắp chết đuối nhưng bạn không kịp nhận thức được là người bên cạnh sẽ chết nếu giúp mình?
Khi họ đưa tay ra trong khi bạn sắp chết, bạn vô ý lựa chọn phụ thuộc vào họ để sống sót. Kết quả người giúp bạn chết đi vì thực tế họ không đủ khả năng để cứu bản thân sau khi đã cứu bạn. Và bạn tin rằng mình sẽ cảm thấy như thế nào sau lựa chọn A này?
Bạn có cảm thấy mình đáng sống? Hay có cảm thấy mình tội lỗi và bất lực vô dụng khi không có khả năng và liên lụy người khác? Và có thể sau đó cuộc sống sẽ trở nên tệ hại hơn bao giờ bởi vô số những suy nghĩ đen tối diễn ra trong đầu. Tức hoặc bạn hoặc là sẽ chết, và hoặc là sẽ không sống ổn sau khi đã được cứu.
Nếu sau kết quả này đúng là những cảm nhận tồi tệ như vậy thì rõ ràng bạn phải bằng cách nào đó không được để nó xảy ra. Nhưng bằng cách nào?
Nhận thức!
- Nếu không nhận thức được mình có thể gặp nguy nếu hành động theo cách mình nghĩ, thì bạn sẽ bị động gặp nguy mà không chuẩn bị trước. Nỗi sợ và sự áp lực kinh khủng của thời gian trong lúc đó sẽ giết bạn nếu bạn không kịp nhận ra đường thoát.
- Nếu bạn không nhận thức được về đặc điểm của những người xung quanh (qua việc tiếp xúc), và bạn không nhận thức được tác động tới họ qua những hành động bạn định làm thì lúc lâm nguy bạn không đủ thời gian để lường trước một hậu quả xảy ra như trên (thường là vậy).
- Như vậy thì sao? Cuối cùng và quan trọng nhất, bạn phải nhận thức được trách nhiệm của mình.
Để quyết định, đầu tiên bạn phải quyết định mình có sắp bước vào vòng nguy hiểm hay không? Nếu có, và nếu mình không đủ khả năng để sống sót, ai là người xung quanh sẽ giúp mình? Nếu những người đó, không đủ khả năng, và 1 trong 2 phía sẽ phải chết (các trường hợp khác các bạn tự cân nhắc), thì mình sẽ chọn làm gì ?
Khi đó chỉ còn 20s để thoát, các bạn chọn làm gì?
Hãy tĩnh lại và tập trung dựa vào tất cả nhận thức bản thân mà bạn có, để tìm lối thoát phù hợp. Nếu không may lâm vào tới câu hỏi cuối cùng này, hãy lắng nghe những gì mình nhận thức được, và quyết định.
Ví như trường hợp trên, khi bạn nhận thức được mục đích (purpose) hành động của mình và của người giúp, thì bạn sẽ nhanh chóng quyết định được. Mục đích của mình là thoát khỏi để sống cuộc sống của mình, và người giúp đỡ vì không muốn hối hận nếu không cứu, nên quyết định đưa tay ra. Nếu vậy bạn sẽ phải tự mình tìm cách khác, một cách nào đó tích tắt bạn nhận thức được, và sống hoặc chết cuộc đời của bạn.
Hãy thử suy nghĩ về tình trạng tồi tệ nhất của bạn, như cái ví (tình trạng) và gia đình (người trợ giúp) . Những kết quả và khoảng thời gian có thể dài hạn hơn nhưng nó vẫn sẽ là kết quả đó. Hoặc hãy thử đóng vai mình là một người sắp chết đuối, sau khi đã uống 5 ngụm nước và trong trạng thái hoảng loạn, đuối sức và không ngoi lên để thở được.
Và đó là 1 trong những lý do vì sao chúng ta cần giữ bản thân ở trạng thái tĩnh tâm (mindfulness), sự tập trung (focus) và sự chú ý (attention). Các yếu tố đó chính là những yếu tố giúp bạn có được nhận thức, đủ về lượng lẫn về chất. Và trong một khoảng thời gian dài để nghĩ về nó, hãy đừng để mất những yếu tố này, bạn sẽ cảm ơn bản thân mình vì bằng cách nào đó bạn đã thoát khỏi một cơn nguy mà có thể bạn không ngờ tới trong tương lai, còn lại những chuyện bạn đã ngờ tới (nhận thức được) thì ắc là bạn đã có lựa chọn của mình.
Keep yourself aware of what you choose to do
Một chia sẻ từ trải nghiệm thực của mình. Bài viết sơ lược, hãy hỏi thêm nếu các bạn muốn biết điều gì khác.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất