Dù đã gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) hơn mười năm(từ 2007) nhưng cho đến giờ nhìn chung nhiều người Việt vẫn chưa xây cho mình văn hóa kinh doanh. Từ người buôn bán nhỏ lẻ cho đến các lĩnh vực kinh doanh có giá trị kinh tế lớn như ti vi,xe máy, ô tô .. mà nhiều nơi, người bán vẫn không đề giá.
Ngày hôm qua mùng 3 tết được dịp đoàn tụ cùng anh chị em, chúng tôi đi thăm họ hàng xong xuôi, từ đi đền cầu may rồi đi ăn ốc, cuối cùng uống trà đều phải trả những khoản tiền ngoài sức tưởng tượng... giá tiền mỗi món trong khi đi ăn ốc gần như x2 ngày thường luôn vậy, ừ thì chấp nhận ngày tết thì tăng giá nhưng mà bát cút xào me 150k là không chấp nhận được(giá ngày thường 60-70 chục) chưa kể những món khác. 
Có những người nói tiên trách kỉ hậu trách kỉ( tự trách bản thân). Ai bảo không hỏi giá trước thì ok cũng chấp nhận thôi nhưng mà từ lần sau sẽ không bao giờ tôi đi quán đó nữa. Bên cạnh chỗ chúng tôi còn có mấy bạn cấp 3 có vẻ sành sỏi còn gọi 3 bát vị tri gần 500k mà còn không làm gì được -  "dân chơi cũng phải lắc đầu" chưa kể tụi nhỏ còn quay video chụp ảnh thì không biết hôm sau quán đó còn có khách không. Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là cách làm ăn của họ cũng chính là thói hư tật xấu của người Việt hám lợi nhỏ bỏ lợi lớn.
Mua một chai nước ngọt người bán sẽ nhìn mặt khác hàng đề quát giá 20 hay 25k. Vì cần nên dù biết là giá cao khách hàng vẫn phải mua. Mua thì bị chặt chém không thương tiếc. Còn không mua thì bị người bán mắng mỏ.
 Mua xong ra khỏi cửa hàng thì người bán phủi tay vì vậy nhiều người còn bị lừa mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng không trả hay đổi được. Ví như chiếc áo sơ mi, về nhà bị tuột cúc áo thì thôi tự đi mà khâu không có chuyện đổi trả.Người bán được lợi một lần mà không hiểu các cơ hội bán hàng giảm dần.
Đấy là chưa kể việc không đề bảng giá nhiều người mua hỏi giá cò kè mặc cả phải trả lời mất thời giờ cái lợi nhỏ một lần và một người làm người ta quên đi cái lợi lớn hơn: uy tín của cửa hàng.
Ông xích lô chở du khách nước ngoài vì không nói được tiếng Việt nên ông Tây mới ra hiệu hỏi giá tiền. Người chở xích lô xòe hai bàn tay giơ lên ý muốn nói giá tiền là 10 nghìn vnd nhưng không hiểu nên người nước ngoài rút 10 USD trả. Lẽ ra, chỉ lấy 10 nghìn đồng nhưng người chở xích lô lại tiếc vì sao không xòe bàn tay hai lần. Vì cái lợi nhỏ của mình mà quên đi cái lợi lớn của quốc gia, Vái sự tham của ông xíc-lô đã làm hại ngành du lịch làm hại quốc thể, Xin kể lại câu chuyện của nhà chí sĩ Phan Bội Châu :
Vào những năm đầu cảu thế kỷ XX, PBC đi sang Nhật. Vì lạ nước, lạ cái nên ông muốn đến ở khách sạn có người Việt Nam. Người phu kéo xe tay kéo ông đi hết cả ngày mới tìm ra nơi đó. PBC thấy áy náy trả thêm tiền cho ông ta nhưng người phu xe nói: Ông là người nước ngoài nên tôi phải có nhiệm vụ giúp đỡ ông, nếu tôi lấy thêm tiền của ông thì ông sẽ coi thường người Nhật và ông ta chỉ lấy số tiền mặc cả lúc ban đầu. PBC đã kêu lên: Than ôi ! ở một nước mà đến người phu xe cũng biết quý trọng cái danh dự quốc gia thì họ quá là văn minh. Mình là một tri thức vẫn phải học tập một người phu xe ở tinh thần như thế .
Tâm lý tiểu nông làm hại cho sự phát triển của cả dân tộc. Vì cái lợi chỉ là mấy nghìn bán sắt vụ nhưng một số người đã vặn ốc vít ở đường dài cưa những thanh sắc lớn ở cầu đang thi công  trèo lên cột điện công cộng tháo bóng đèn mà không biết cái hại lớn bao nhiêu lần cái lợi. 
Ông thầy tôi bảo rằng người Nhật họ biết tỏng nên mới giả giá công nhân Việt thấp hơn sức lao động để bù lại những cái khôn vặt(trộm vật liệu), mà đáng lẽ cái đó chính là sức lao động của mình, tưởng ăn người hóa ra chẳng được lợi gì còn mang tiếng xấu cho cả dân tộc... 
tài liệu tham khảo: sách Thói hư tật xấu của người Việt