Mạc Đĩnh Chi, Lưỡng quốc Trạng nguyên và bài phú Hoa sen trong giếng ngọc (Ngọc tỉnh liên phú) là một trong những câu chuyện lịch sử được truyền lại đậm tính giáo dục nhất.
Theo đó, Mạc Đĩnh Chi thi được điểm số, hoặc là đánh giá rất cao, song vua không vừa ý với tướng mạo xấu xí của ông, nên tỏ ý không muốn lấy đỗ Trạng nguyên. Lúc này, ông phải làm bài phú Hoa sen trong giếng ngọc, ý ví von mình với Hoa sen, để tỏ bày, và thành công thuyết phục vua, khiến vua chỉ có thể ban danh xưng Trạng nguyên cho mình.
Nhưng sự thật có phải là thế?

Hôm nay mình mới đọc một tin tương đối shock. Mạc Đĩnh Chi là môn khách của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc.

Các bạn biết đấy, Trần Ích Tắc, hay còn được gọi là Ả Trần, là một trong những kẻ phản bội vương triều, dân tộc và đất nước, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai, diễn ra năm 1285.
Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272, đến năm 1285 mới mười ba tuổi. Nghĩa là trước đó đã được thu nhận, tuy nói rằng Ích Tắc mở trường, bao nuôi, à nhầm bao ăn học rộng rãi cho người tài, nhưng cũng là số lượng có hạn đúng không ạ? Nghĩa là Mạc Đĩnh Chi có thể cũng là một kiểu thần đồng.
À quay lại, tiếp tục vấn đề. Ở một góc độ khác, Ích Tắc hàng giặc, Mạc Đĩnh Chi lại có thể như thế nào?
Không hàng, ok, tất nhiên, nhưng mà, về sau nếu như vua quan triều đình gặp ông sẽ đánh giá như thế nào? Ôi trời, cá mè một lứa hết mà, ai biết lại phản quốc bao giờ đúng không?

Chưa hết, năm 1287, kháng chiến Mông - Nguyên lần thứ 3, làng Bàng Hà, quê hương của Mạc Đĩnh Chi theo giặc.

Nhà Trần sau chiến thắng đã trị tội cả làng, bắt dân làm lính hầu cho các vương hầu nhà Trần, không cho làm quan, nhưng sau này năm 1304, Mạc Đĩnh Chi vẫn được ứng thi và làm quan.
Cả làng theo giặc, chà, cho dù bạn không theo giặc đi nữa thì... Bạn hiểu mà, đúng không? Cả đất nước đang còng lưng đánh giặc, có cái làng ất ơ nào đó hàng giặc, chỉ đường cho giặc, không phỉ nhổ hết cái làng đó thì thôi ấy!
Và đổi một góc độ khác, việc đồng ý cho Mạc Đĩnh Chi thi có thể nói thêm rằng Mạc Đĩnh Chi thực sự giỏi, và nhà Trần cũng tiếc tài.
Suy diễn một chút về bài phú này, có một đoạn:
"Há rằng trống rỗng bất tài Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay Nếu ta giữ mực thẳng ngay Mưa sa gió táp xem nay cũng thường Sợ khi lạt thắm phai hương Mỹ nhân đến lúc muộn màng hết xuân"
Có thể là nói đến chính mình chăng, không hẳn đã là cái xấu xí của tướng mạo ngăn trở mình, mà là cái bùn nhơ của thế tục làm cho mình dính lây. Hoa sen mọc giữa bùn, cái này mới là ám chỉ đúng đắn hơn, nhỉ? Chứ tướng mạo xấu xí và Hoa sen hình như cũng không liên quan cho lắm? (Tất nhiên mình không biết tại sao lại là Giếng Ngọc đâu, ai giải thích hộ đi nhé!)
Về tài năng và giai thoại đi sứ của ông mình không nói nữa nhé, mọi người chưa biết có thể chủ động tìm đọc, cũng ngắn à.
Nhưng mà, có thể mọi người sẽ tìm thấy một vài thử thách mà vua Trần đặt ra cho ông. Ở góc độ thuyết âm mưu mà nói, mình cảm thấy vua Trần cũng không hoàn toàn tin tưởng ông, kiểu vậy, luôn tìm cách này cách khác thử xem sao.
Nữa là về việc đi sứ, mọi người biết đấy, đi sứ không đơn giản, có khi là xương trắng quê người cũng có, vì phải đấu tranh ngoại giao, đấu tranh chính trị, ném cho ông đi, cũng là một dạng thử thách còn gì. Mà ông mạnh thật, không vinh không nhục, thành chuyện kể ngàn đời sau.
Một điểm nữa mà người ta hoài nghi về tướng mạo của ông là nhà Nguyên thấy ông dáng người thấp bé. Cái này có thể tính là một phần của "xấu xí". Nhưng mà, mọi người ơi, nhà Nguyên á, gốc Mông Cổ du mục trên lưng ngựa á, ai cũng cao to lực lưỡng, nên tính ra thư sinh bên mình, dưới mức trung bình xíu xíu, là có thể bị họ chê rồi, vậy, chưa chắc Mạc Đĩnh Chi xấu lắm đúng không?
Cuối cùng, bằng chứng cuối cùng đây: Trong thời gian đi sứ Trung Hoa, sứ bộ nước Việt giao lưu rất thân thiết với sứ bộ nước Cao Ly. Sự tương đồng hoàn cảnh của hai nước trước cường quốc Trung Hoa, cùng với tài năng của Mạc Đĩnh Chi làm sứ thần Cao Ly mến mộ. Vị sứ thần Cao Ly đã mời ông sang chơi và gả cháu gái cho ông. Người thiếp này sinh được 1 nữ, và lần ông đi sứ thứ hai thì sinh 1 nam, từ đó lập ra một dòng họ ở bên đó.
Cái này không chứng minh Mạc Đĩnh Chi đẹp, nhưng ít nhất mình nghĩ không thể nói Mạc Đĩnh Chi xấu, hoặc có thể xếp hạng tạm được, đúng không?
Còn về phần tại sao lại lưu truyền, lại chép sử thành như thế, thì quả thật mình không rõ, mọi người có thể thử bàn luận xem sao?