Cây đàn và bầu rượu của người thầy
Hà Nội một ngày tháng 6 mưa gió, mưa dầm rả rích, dễ khiến người ta bực mình, càng dễ khiến người ta thốt lên: “Đm, mưa lằm mưa lốn”....
Hà Nội một ngày tháng 6 mưa gió, mưa dầm rả rích, dễ khiến người ta bực mình, càng dễ khiến người ta thốt lên: “Đm, mưa lằm mưa lốn”. Trong những ngày mưa ấy, có một thằng nhóc, vừa thi THPT QG xong, trong đầu vẫn ngổn ngang tâm trạng, lo lắng, suy nghĩ, ngồi nhà vì không đi đá bóng được, nó ngồi lục lại tập sách cũ, cũ lắm rồi, nó tình cờ bắt gặp tập “Chuyện hoa chuyện quả” của Phạm Hổ. Cuốn sách ấy có khi nhiều tuổi gần bằng nó, nó bắt gặp trong đó những câu chuyện tưởng như rất “trẻ con” nhưng cách viết đầy lôi cuốn, hơi buồn của Phạm Hổ khiến nó như hòa theo từng giọt mưa rơi ngoài cửa sổ. Trong tập sách ấy, chuyện “sự tích cây ngô đồng” để lại cho nó quá nhiều cảm xúc, cảm xúc không rõ là gì…
Câu chuyện nói về một người thầy dạy nhạc với những ước mơ dang dở, cách viết của tác giả như tiếng đàn của người thầy trong chuyện, nhẹ nhàng, sâu lắng, phảng phất buồn, và dường như đối tượng của câu chuyện không phải chỉ là những đứa trẻ muốn nghe sự tích, nghe cổ tích, mà là tất cả mọi người, và ai đọc xong đều thấy lặng mình, như hòa theo từng tiếng đàn của người thầy tài năng trong truyện…
Ngày xưa, xưa lắm có một người đánh đàn rất hay. Khi ông đàn, người ham nói chuyện đến mấy cũng phải dừng lại để nghe. Người ít nói, nghe xong cũng phải ghé vào tai người ngồi cạnh thì thầm vài tiếng gì đó để tỏ lòng ngưỡng mộ. Đặc biệt cây đàn của ông cũng có một hình dáng khác thường. Mặt đàn không tròn như cây đàn nguyệt mà lại uốn lượn thành năm cánh. ông không chỉ chơi đàn. ông còn nghĩ ra các điệu đàn: đủ các điệu vui buồn, hờn, giận, trách móc, an ủi, van lơn, của đủ các loại người ở trên đời. ông không bao giờ đặt lời cho các điệu đàn kia. ông nói: Tiếng đàn đã nói đủ! Không nên làm những chuyện thừa! Mặt ông lúc nào cũng đượm một vẻ buồn sâu kín. ông uống ít thôi nhưng lúc nào cũng mang theo bên mình một bầu rượu nhỏ.
Ít ai biết chuyện về đời riêng của ông. Người ta chỉ biết đôi nét chính mà cũng không dám chắc là đúng: Nghe nói bố ông xưa cũng là người chơi đàn nổi tiếng một thời, nhưng vì bị bệnh nên mất sớm. Mẹ ông nuôi ông đến tuổi lên mười thì cũng nhắm mắt lìa con. Ông đến ở với người bác ruột, cũng được học đàn, lớn lên cũng đã lấy vợ. Nhưng cô vợ chỉ thích có nhiều tiền, trong lúc ông chỉ thích đàn. Hai vợ chồng sống với nhau được vài năm. Không chịu được tính nết của vợ, ông buồn bực, bỏ nhà ra đi. Cô vợ ở nhà vin vào cớ ông đã bỏ mình, đi lấy ngay một lão nhà giàu khá nhiều tuổi. Ông mang cây đàn đi khắp đó đây. Ai có con cần học đàn, ông ở lại dạy. Sau đó lại đi. Không nơi nào ông ở lâu. Mặc dù có nhiều nhà cứ nài nỉ ông ở thêm, càng lâu càng tốt. ông không nói ra nhưng trong thâm tâm, ông mơ ước hai điều: Gặp được đứa học trò có tài để ông truyền nghề, và gặp được người phụ nữ nào hiểu ông và ông có thể yêu được. ông đã đi suốt mấy chục năm nay mà cả hai điều mơ ước của ông vẫn cứ còn là mơ ước. Đôi lúc ông nghĩ rằng cho đến chết có lẽ ông sẽ không bao giờ đạt được một trong hai điều mơ ước nói trên.
* * *
Lần ấy, đi đến bên một con sông có một khúc lượn rất đẹp, ông bỗng gặp trên chuyến đò ngang một người đàn ông vẻ mặt thật phúc hậu. Thấy ông đeo cây đàn sau lưng, người ấy liền đến ngồi bên và hỏi chuyện. Người ấy mừng rỡ kêu lên khi được biết tên ông.
-Thật may mắn! Mấy năm nay tôi vẫn thường mong được gặp ông...
-Thưa, để làm gì?
-Tôi có con cháu bé rất thích đàn mà chưa tìm được thầy, rất mong ông vui lòng nhận lời dạy cho cháu.
Nhà người ấy ở ngay bên bờ sông. Nhà có vườn cây ăn quả, có trồng hoa quí và lạ. ông thầy dạy đàn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra vườn. Khúc lượn của con sông ở đây càng ngắm kỹ càng thấy đẹp. Những cây sung và những lùm tre ở bờ bên kia xanh biếc, um tùm soi bóng xuống dòng sông nhìn nửa hư, nửa thực như trong tranh vẽ. Xa xa là những rặng núi xanh mờ tím nhạt như trong mơ. ông càng sững sờ khi chủ nhà gọi con gái của mình ra chào khách quí. Cô gái có một vẻ đẹp hiếm có. Không lộng lẫy mà càng nhìn càng thấy lạ và cao quí. Nhưng giải nghĩa vì sao lại thế, thì cũng thật khó. Do màu tóc đen và mềm của cô ư? Do đôi mắt hiền lành, đen sáng nằm hơi xa nhau và đôi chân mày thanh như vẽ ư? Hay là do đôi môi hồng nhẹ và tươi mát? Hay là do dáng người thon thả mà tròn trĩnh như được nặn bằng một thứ bột tinh chất và mịn màng? Ngay đêm hôm ấy, dưới ánh trăng đầu tháng, ông thầy đã được cô gái mười sáu tuổi ấy đàn thử cho ông nghe. Cô gái ôm cây đàn nguyệt. Bàn tay này gẩy vào dây đàn, bàn tay kia lướt đi, khi lên khi xuống trên các phím. Hai bàn tay càng nhìn càng thấy nõn nà... ông thầy đàn hơi dim mắt lại ngồi nghe. Đúng là một tiếng đàn chưa được học. Một tiếng đàn của một tâm hồn trong sáng tinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu của một tài năng. Dù sao cũng cứ thử dạy xem. Biết đâu sẽ chẳng có những chuyển biến bất ngờ
Cuộc đời đi dạy đàn của ông đã cho ông khá nhiều kinh nghiệm.
Cô gái rất mê tập đàn. Cô thích được nghe thầy nói về những cái hay của tiếng đàn. Càng ngày cô càng tỏ ra hiền dịu và cao quí. Và ông thầy dạy đàn cũng càng ngày càng lạ lùng khi nhận ra rằng: có lẽ cô gái này có đủ tất cả những nét đẹp của người phụ nữ mà ông mơ ước được gặp.! Giá mà ông được gặp cô bé này cách đây vài chục năm. Bây giờ thì tóc ông đã điểm bạc rồi. ông thầy cố không để cho tình cảm mình bộc lộ ra. ông dấu hết những xúc động sâu kín khi những buổi trưa vừa ngủ dậy cô gái ra tập đàn với ông. Đôi môi cô lúc ấy đẹp một cách lạ lùng. Cứ hồng và mát hơn cả những cánh hoa hồng, hoa đào... Và đôi mắt như chứa đựng một thế giới tình cảm không ai có thể nhìn thấy và hiểu nổi... ông thấy vui sướng được nhìn cô gái ngồi đàn hơn là nghe tiếng đàn của cô. Nhưng không phải cô gái nào cũng có thể đàn được như cô. ông chủ nhà, một hôm bỗng nói với ông:
-Thưa ông, bạn tôi ở phía ngoài cũng có một cháu muốn xin về đây học ông. Bạn tôi tha thiết mong ông nhận lời dạy cháu và bạn tôi sẽ xin đưa cháu vào đây ngay nếu ông cho phép. ông thầy dậy đàn định từ chối thì ông chủ nhà lại nói tiếp:
-Cháu của bạn tôi có một ngón đàn rất lạ, ai nghe cũng phải nhớ mãi, dù cháu chỉ tự học đàn lấy. ông thầy bỗng dưng hy vọng: biết đâu ta lại chẳng gặp được một tài năng! Thế là ông nói với ông chủ nhà bảo người bạn cứ đưa con đến. Cô gái vẫn ngày ngày học đàn.
Đối với thầy, cô luôn tỏ ra quí mến và kính trọng. Cô mồ côi mẹ chỉ sống với cha cùng hai đứa em. Nghe lời cha dặn, cô chăm sóc thầy rất chu đáo, hết lòng. Cô rất phục tài thầy và những điệu đàn của thầy lúc nào cũng làm cho cô xúc động. Nhất là những điệu đàn buồn. Một hôm hai thầy trò đang ngồi tập đàn thì có khách đến. Đó là người bạn của ông chủ nhà đưa đứa con trai của mình vào xin học. ông thầy đàn vừa nhìn thấy cậu con trai đã linh cảm ngay là mình sắp được gặp một điều không bình thường. Khi nghe người con trai mười bảy tuổi ấy dạo ngón đàn mà ông chủ nhà đã giới thiệu trước thì chính ông thầy đàn cũng cảm thấy bồi hồi. Đúng là một tiếng đàn ông chưa hề được nghe. Nó vừa trong sáng, sâu lắng, vừa mới và lạ. ông thầy mừng vô cùng. Nhưng đồng thời, không hiểu sao, ông cũng cảm thấy lo lo. ông sợ mình đánh giá nhầm chăng. Hay vì một điều gì khác... Điều gì khác đó cứ mỗi ngày mỗi hiện lên rõ dần. Cô con gái ông chủ nhà và cậu con trai của người bạn ông rất nhanh chóng trở nên đôi bạn thân thiết. Cô gái vẫn kín đáo, thầm lặng. Nhưng người con trai thì rất mạnh dạn, tự nhiên. Nghe họ nói chuyện với nhau, nhìn thấy họ đi hái những trái ổi chín trong vườn tặng cho nhau. ông thầy dạy đàn giật mình nhận ra rằng: Hai cái điều ông mơ ước, ai ngờ ông đã gặp cùng một lúc ở tại đây. Chúng vừa làm ông vui mừng, vừa làm ông đau khổ.
Người con trai rất say mê tập đàn, tiếng đàn của ônh thay đổi từng ngày. Chính ông thầy cũng không ngờ anh học giỏi và nhanh đến như vậy. Có những điệu đàn ông đánh cho nghe một lần, anh học trò đã đánh lại được ngay tuy có chỗ cũng còn ngập ngừng đôi chút
Điều mà ông thầy quí nhất là sau đó, anh học trò vô cùng thông minh kia đã đánh theo cái lối riêng của anh ta. Vẫn giữ cái điệu buồn, vui của bản đàn nhưng vẫn có cái ngón đàn riêng độc đáo của anh. Tự nhiên như ánh nắng ban mai hòa vào trong không khí của trời đất, đôi bạn trẻ càng ngày càng gần nhau, hiểu nhau... Từ tình bạn, họ đã chuyển sang tình yêu lúc nào không ai biết. Nhưng ai cũng thấy. Và thấy rõ nhất có lẽ là ông thầy...
Ông vẫn đem hết lòng ra dạy cho đôi trẻ, nhất là cho người con trai có nhiều tài năng kia. Ông rất vui khi dạy đàn, nhưng những lúc ngồi im, hoặc đi lững thững bên bờ sông, mặt ông vẫn còn đượm một vẻ buồn khó tả. Cái bầu rượu chóng vơi hơn trước. Nhưng ông vẫn giữ không bao giờ uống say... Một năm trôi qua... Chưa đâu ông lại ở lâu như chốn này. Rồi hai năm... Cô gái càng ngày càng đẹp. Người con trai càng ngày càng tỏ rõ tài năng kiệt xuất của mình. Anh đã bắt đầu đặt ra những điệu nhạc mới. Anh thích làm những điệu nhạc về làng quê, về sông nước... Nhà vua mở cuộc thi chọn những người tài giỏi trẻ tuổi. ông thầy liền khuyên đôi bạn trẻ đi thi. Cô gái không muốn đi vì biết mình tài không có mấy. Nhưng ông thầy biết rằng không dễ có một cô gái đánh đàn khá như vậy mặc dù cô không phải là một tài năng. Với lại ông hiểu rằng có cô gái cùng đi, người con trai kia sẽ đánh đàn hay hơn. Vì vậy ông khuyên cô gái cứ nên đi. Người con trai bỗng nảy ra cái ý mời thầy cùng về kinh với hai người. anh nói:
-Có thầy chúng con sẽ như có chỗ dựa, chúng con đàn mới hay được. Cô gái cũng van nài:
-Xin mời thầy cùng đi với chúng con để chúng con được vững tâm hơn. Ông thầy cuối cùng đã nhận lời. Về đến kinh, qua mấy ngày thi tài năng của người con trai đã làm cho mọi người kinh ngạc và cảm phục. Anh được nêu danh là người trẻ tuổi đánh đàn hay nhất trong cả nước. Cô gái cũng được khen thưởng vì trong những cô gái, cô là người đánh đàn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ. Nhà vua cho mời tất cả những người được giải và được khen thưởng vào cung. Vua cũng là người rất yêu thích âm nhạc. Đêm ấy, trong cung vua, người con trai và cô gái cùng đánh đàn cho vua nghe. Vua tấm tắc khen chàng trai và bảo chưa bao giờ vua được nghe những tiếng đàn hay đến thế. Vua hỏi:
-Cháu học ai mà đàn hay như vậy? Nghe chàng trai nói rõ tên họ người thầy kính yêu của mình, vua liền đặt tay lên vai chàng trai mà nói:
-Trẫm có nghe tên tuổi của thầy cháu. Vậy thầy cháu bây giờ ở đâu?
-Tâu bệ hạ, thầy chúng con đang ở ngoài quán trọ.
Nhà vua liền ra lệnh ngày mai mời ông thầy dạy đàn vào cung cho vua gặp. Người con trai và cô gái nghe vua nói mừng vô cùng. Sau đêm vui, đôi trai gái vội vàng về quán trọ để báo tin cho thầy biết. ai ngờ lúc về thì không còn thấy thầy ở đó nữa. Ông chủ quán cho biết là ông thầy đã ra đi từ lúc chiều và dặn đưa lại cho hai người một phong thư. Mở thư ra đọc, hai người mới biết là thầy đã quyết định đi đến một vùng thầy chưa bao giờ đến và mong sẽ có ngày gặp lại. Đôi bạn trẻ thương thầy, ngơ ngẩn cả người. Họ không hiểu vì sao thầy lại ra đi đột ngột như vậy.
* * *
Trước khi đến cái vùng mà ông muốn tới, ông thầy quyết định ghé lại thăm ngôi nhà lâu nay ông đã sống với bố con cô gái và người học trò tài giỏi của mình. Ông định chỉ ở lại một ngày và hôm sau sẽ ra đi sớm. Thấy ông về và nghe ông kể tỉ mỉ về chuyện đôi bạn trẻ được mời vào cung để đàn cho vua nghe, ông chủ nhà mừng rỡ khôn xiết. ông càng thấy công ơn của ông thầy rất lớn. Ông bảo người nhà làm bữa cơm thật sang để thết thầy, người chủ nhà ngỏ lời mời thầy ở lại chơi mươi ngày để đợi đôi bạn trẻ cùng về cho họ có dịp tạ ơn. Người thầy liền đáp:
-Tôi chỉ xin ở thêm một ngày để đáp lại thịnh tình của ông. Tôi cần phải đi gấp...
Đêm hôm sau là đêm rằm. Bầu trời trong vắt. Trăng sáng đầy trời. Ông thầy xin phép ông chủ nhà, bố cô gái, mang bầu rượu và cây đàn của mình ra bờ sông để ngắm trăng và dạo một điệu đàn mới. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Sông sáng rực dưới ánh trăng. Không bóng một con đò. Ông uống rượu và ôm cây đàn vào lòng đánh lên những âm thanh đầu tiên của điệu đàn đang ngân nga trong lòng ông. Rồi mấy câu. Rồi đánh cả bài. Ông dừng lại sửa đoạn này, sửa đoạn khác. Rồi ông đánh đi, đánh lại cả bài khi đã thấy ưng ý. Thỉnh thoảng ông dừng lại để uống một ngụm rượu nhỏ. ông chủ nhà đã biếu ông một bầu rượu cúc ngon tuyệt. Trăng sáng. Rượu ngon. Ông vừa đánh đàn vừa thấy mình như đang chơi vơi ở lưng trời, ở trên mặt con sông sáng rực ánh trăng. Tiếng đàn như muốn nói hộ nỗi lòng ông:
Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Tôi đã lặn lội
Đi tìm hai người
Tưởng tuyệt vọng rồi
Không ngờ được gặp
Một mơ ước thành rồi
Còn mơ ước kia... ôi thôi!
Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Một đám mây trôi
Một cánh chim giữa trời
Một tiếng đàn vừa khóc vừa cười
Một chiếc lá cứ xoay tròn không chịu rơi
Bao giờ lá chạm đất? Bao giờ chim bay khuất?
Bao giờ mây ngừng trôi?
Tôi ơi!
Đàn ơi!
Đời ơi!
Bỗng có tiếng kêu lên ở phía sau lưng:
-Thầy ơi! Chúng con xin thầy thứ lỗi! Ông thầy quay lại và thấy cả ông chủ nhà và đôi bạn trẻ đang đứng trước mặt mình. Ông chủ nhà cũng lên tiếng:
-Hai cháu ở kinh về vừa bước chân vào nhà, nghe ông ra đây, đã vội rủ tôi cùng ra... ông thầy tay không rời cây đàn cũng vừa đứng dậy. Ông bối rối, bàng hoàng cứ lặng im nhìn mọi người. Người con trai nói như cầu khẩn:
-Xin thầy hãy cho chúng con được nghe lại điệu đàn mới của thầy! Bây giờ thì ông thầy mới lấy lại được bình tĩnh và nói rất khẽ:
-Ta thật không thể nào chiều được ý con. Con hiểu dùm cho ta. Cô gái nép bên cha mình im lặng nhìn thầy. Gió mát từ giữa sông thổi vào nhè nhẹ
-Tóc ông bay phơ phất. Cây đàn trong tay ông như đang thở phập phồng... Sau đó mọi người cùng kéo nhau về nhà. Ông thầy cáo mệt vào phòng riêng nghỉ. Sáng hôm sau, trời chưa mờ đất ông đã dậy rất sớm và lặng lẽ ra đi không để cho một ai hay biết. Thế mà vẫn có một người hay biết. Đó là cô gái, con ông chủ nhà. Nhìn ông thầy ra đi trong làn sương sớm. Cô chỉ khẽ ôm lấy mặt để khỏi khóc nấc lên rồi lặng lẽ đưa tay lau hai giọt nước mắt vừa trào ra...
* * *
Sáu con trăng sau, một hôm bỗng có người đi đò ngang, từ bờ bên kia sang, ghé vào nhà cô gái. Người ấy vác một cái bọc khá to, nhưng không nặng lắm. ông chủ nhà ra tiếp khách. Khách nói, giọng buồn buồn!
-Tôi được một người nhờ tôi mang đến gửi biếu ông những món quà này.
-Ai vậy hở anh?
-Xin ông cứ xem quà thì rõ. Khách mở cái bọc ra. Một cây đàn. Một bình rượu! Ông chủ nhà và cô gái cùng kêu lên:
-Trời ơi! Cây đàn và bình rượu! Đúng là của ông thầy rồi! Khách bây giờ mới kể:
-Tôi từ một nơi khá xa lên đây. Ông thầy dạy đàn đến nhà tôi để dạy cho cháu. Mới đây, ông bị cảm nặng sau một đêm ngồi đàn ở ngoài hiên lạnh... Rồi nằm liệt hơn mười ngày... chúng tôi mời thầy đủ các nơi về mà ai cũng lắc đầu, bó tay... Khách nói đến đây thì cậu con trai đàn hay nhất nước vừa đến. Cậu sắp làm rể nhà này... Cô gái liền kể qua câu chuyện cho cậu con trai nghe. Ông chủ nhà bây giờ mới hỏi tiếp:
-Thế ông ấy mất đã lâu chưa?
-Chỉ cách đây chừng mươi hôm. Ai cũng thở dài, thờ thẫn. Bỗng khách lại kể thêm:
-Vậy mà trước khi chết, ông ấy vẫn bảo tôi mang cây đàn lại, đỡ ông ngồi dậy cho ông đánh cái bài khi chưa lâm bệnh ông vẫn chơi đêm đêm. Lúc mọi người đã đi ngủ cả... Nhưng chỉ đàn được hai câu thì ông buông cây đàn ra và gục xuống. Được một lúc thì ông thở dốc mấy cái liền. Tôi vội rỏ mấy giọt sâm vào miệng cho ông sống thêm vài giây lát xem ông có trối trăng gì không. ông chỉ lấy tay chỉ vào dưới gối rồi tắt thở... Tôi xem dưới cái gối thì thấy một mảnh giấy ông đã viết sẵn từ trước để nhờ tôi mang đến tặng ông và gia đình cây đàn cùng bình rượu này để làm kỷ niệm. Người con trai bây giờ mới hỏi:
-Ông nói thầy chúng tôi hay đàn một điệu đàn về khuya. Ông có thuộc bài ấy không?
-Ai đàn thì tôi nghe, tôi biết, chứ tôi có biết đánh đàn bao giờ. Giá có con tôi ở đây! Nó thuộc làn điệu đàn ấy và nó thường nói đó là điệu đàn nó nghe hay nhất từ trước đến giờ. Người con trai liền nhấc cây đàn lên, so giây rồi ngồi xuống. Tiếng đàn cất lên làm mọi người bàng hoàng. Nghe như tiếng ông thầy vừa nói chứ không phải là tiếng đàn nữa. anh vừa đàn được hai câu thì người khách đã kêu lên:
-Đúng là bản đàn ấy rồi. anh đàn cũng hay lắm. Nhưng không thể hay bằng ông thầy đâu. Người con trai đàn tiếp. Đó là bản đàn đêm xưa, anh và bố con cô gái đã rình nghe trộm khi ông thầy ngồi đàn một mình ở dưới trăng, trên bãi cát ven sông
-Anh chỉ nghe có lần ấy mà vẫn nhớ
-Và nhiều lần anh cũng đã đàn cho bố con cô gái cùng nghe... Người khách bỗng sực nhớ một điều gì quan trọng. ông lấy trong túi áo một cái gói nhỏ, nhẹ nhàng mở ra. Một túm sợi bông trắng được cuộn lại. Mọi người giật mình. Có vết gì như vết máu ở giữa túm lông kia. Bấy giờ người khách mới kể tiếp:
-Khi ông ấy buông cây đàn và gục xuống, tôi bỗng thấy có hai giọt nước mắt vừa rơi trên mặt cây đàn. Nhưng đó không phải là hai giọt nước mắt thường tình, mà đó là hai giọt huyết lệ. Tôi vội gọi người lấy cho tôi túm sợi bông này để tôi lau đi và giữ lại. Có tiếng ôi vừa nức nở kêu lên:
-Thầy ơi!
Hóa ra đó là cô gái. ông chủ nhà và cậu con trai vội đỡ lấy cô dìu vào phòng trong... Chính ông chủ nhà và cậu con trai kia cũng đang nước mắt lưng tròng...
* * *
Ông chủ nhà bàn với mọi người đặt một cái bia ở trong vườn nơi có mấy khóm cúc màu tím, nơi trước đây ông thầy thường ra ngắm và khe khẽ đọc thơ. Để mọi người mãi tưởng nhớ đến ông. Cây đàn của ông gửi tặng cho gia đình, ông chủ nhà cũng đã treo ngay ở bên cạnh bàn thờ ông. Bình rượu cũng được đặt ngay trên cái bàn thờ đó. Một hôm, nhân đêm trăng rằm, ông chủ nhà rót đầy một bình rượu cúc, mang ra đặt ở bên cạnh cái bia. ông định khi nào vò rượu cạn đi thì sẽ lại tiếp rượu thêm cho ông thầy luôn có rượu để uống.
Mùa Xuân năm đó, khi mọi người ra thắp hương ở chỗ cái bia, ông chủ nhà bỗng thấy từ cổ cái bình rượu bỗng nẩy ra hai cái lá con. ai cũng kinh ngạc. Hai cái lá lớn lên rất nhanh. Cọng lá khỏe, vươn dài như cái cần cây đàn của ông thầy, còn lá thì cứ xòe to ra và có hình dáng rất giống cái mặt cây đàn. Mọi người trong xóm, trong làng nghe nói kéo nhau đến xem. Có người đem cả hương đến thắp. Một thời gian sau, cây trổ hoa
Hoa màu đỏ tươi, năm cánh bé tẹo và túm tụm vào nhau
Nhìn xa như những vết máu đỏ li ti... Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây hoa Ngô Đồng. Thân cây Ngô Đồng giống hệt cái bình rượu, lá cây Ngô Đồng rất giống mặt cây đàn của ông thầy ngày xưa. Còn những hoa đỏ nhỏ li ti thì đúng như những vệt máu đỏ. Xem hoa, chưa chắc ai cũng đã biết sự tích của hoa!
Truyện hay và nhẹ nhàng, như tiếng gió đêm rằm, như tiếng đàn người thầy kia hay đánh, anw, cảm ơn mọi người chịu đọc cái bài viết này cho đến đây.
Câu chuyện nói về một người thầy dạy nhạc với những ước mơ dang dở, cách viết của tác giả như tiếng đàn của người thầy trong chuyện, nhẹ nhàng, sâu lắng, phảng phất buồn, và dường như đối tượng của câu chuyện không phải chỉ là những đứa trẻ muốn nghe sự tích, nghe cổ tích, mà là tất cả mọi người, và ai đọc xong đều thấy lặng mình, như hòa theo từng tiếng đàn của người thầy tài năng trong truyện…
Ngày xưa, xưa lắm có một người đánh đàn rất hay. Khi ông đàn, người ham nói chuyện đến mấy cũng phải dừng lại để nghe. Người ít nói, nghe xong cũng phải ghé vào tai người ngồi cạnh thì thầm vài tiếng gì đó để tỏ lòng ngưỡng mộ. Đặc biệt cây đàn của ông cũng có một hình dáng khác thường. Mặt đàn không tròn như cây đàn nguyệt mà lại uốn lượn thành năm cánh. ông không chỉ chơi đàn. ông còn nghĩ ra các điệu đàn: đủ các điệu vui buồn, hờn, giận, trách móc, an ủi, van lơn, của đủ các loại người ở trên đời. ông không bao giờ đặt lời cho các điệu đàn kia. ông nói: Tiếng đàn đã nói đủ! Không nên làm những chuyện thừa! Mặt ông lúc nào cũng đượm một vẻ buồn sâu kín. ông uống ít thôi nhưng lúc nào cũng mang theo bên mình một bầu rượu nhỏ.
Ít ai biết chuyện về đời riêng của ông. Người ta chỉ biết đôi nét chính mà cũng không dám chắc là đúng: Nghe nói bố ông xưa cũng là người chơi đàn nổi tiếng một thời, nhưng vì bị bệnh nên mất sớm. Mẹ ông nuôi ông đến tuổi lên mười thì cũng nhắm mắt lìa con. Ông đến ở với người bác ruột, cũng được học đàn, lớn lên cũng đã lấy vợ. Nhưng cô vợ chỉ thích có nhiều tiền, trong lúc ông chỉ thích đàn. Hai vợ chồng sống với nhau được vài năm. Không chịu được tính nết của vợ, ông buồn bực, bỏ nhà ra đi. Cô vợ ở nhà vin vào cớ ông đã bỏ mình, đi lấy ngay một lão nhà giàu khá nhiều tuổi. Ông mang cây đàn đi khắp đó đây. Ai có con cần học đàn, ông ở lại dạy. Sau đó lại đi. Không nơi nào ông ở lâu. Mặc dù có nhiều nhà cứ nài nỉ ông ở thêm, càng lâu càng tốt. ông không nói ra nhưng trong thâm tâm, ông mơ ước hai điều: Gặp được đứa học trò có tài để ông truyền nghề, và gặp được người phụ nữ nào hiểu ông và ông có thể yêu được. ông đã đi suốt mấy chục năm nay mà cả hai điều mơ ước của ông vẫn cứ còn là mơ ước. Đôi lúc ông nghĩ rằng cho đến chết có lẽ ông sẽ không bao giờ đạt được một trong hai điều mơ ước nói trên.
* * *
Lần ấy, đi đến bên một con sông có một khúc lượn rất đẹp, ông bỗng gặp trên chuyến đò ngang một người đàn ông vẻ mặt thật phúc hậu. Thấy ông đeo cây đàn sau lưng, người ấy liền đến ngồi bên và hỏi chuyện. Người ấy mừng rỡ kêu lên khi được biết tên ông.
-Thật may mắn! Mấy năm nay tôi vẫn thường mong được gặp ông...
-Thưa, để làm gì?
-Tôi có con cháu bé rất thích đàn mà chưa tìm được thầy, rất mong ông vui lòng nhận lời dạy cho cháu.
Nhà người ấy ở ngay bên bờ sông. Nhà có vườn cây ăn quả, có trồng hoa quí và lạ. ông thầy dạy đàn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra vườn. Khúc lượn của con sông ở đây càng ngắm kỹ càng thấy đẹp. Những cây sung và những lùm tre ở bờ bên kia xanh biếc, um tùm soi bóng xuống dòng sông nhìn nửa hư, nửa thực như trong tranh vẽ. Xa xa là những rặng núi xanh mờ tím nhạt như trong mơ. ông càng sững sờ khi chủ nhà gọi con gái của mình ra chào khách quí. Cô gái có một vẻ đẹp hiếm có. Không lộng lẫy mà càng nhìn càng thấy lạ và cao quí. Nhưng giải nghĩa vì sao lại thế, thì cũng thật khó. Do màu tóc đen và mềm của cô ư? Do đôi mắt hiền lành, đen sáng nằm hơi xa nhau và đôi chân mày thanh như vẽ ư? Hay là do đôi môi hồng nhẹ và tươi mát? Hay là do dáng người thon thả mà tròn trĩnh như được nặn bằng một thứ bột tinh chất và mịn màng? Ngay đêm hôm ấy, dưới ánh trăng đầu tháng, ông thầy đã được cô gái mười sáu tuổi ấy đàn thử cho ông nghe. Cô gái ôm cây đàn nguyệt. Bàn tay này gẩy vào dây đàn, bàn tay kia lướt đi, khi lên khi xuống trên các phím. Hai bàn tay càng nhìn càng thấy nõn nà... ông thầy đàn hơi dim mắt lại ngồi nghe. Đúng là một tiếng đàn chưa được học. Một tiếng đàn của một tâm hồn trong sáng tinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu của một tài năng. Dù sao cũng cứ thử dạy xem. Biết đâu sẽ chẳng có những chuyển biến bất ngờ
Cuộc đời đi dạy đàn của ông đã cho ông khá nhiều kinh nghiệm.
Cô gái rất mê tập đàn. Cô thích được nghe thầy nói về những cái hay của tiếng đàn. Càng ngày cô càng tỏ ra hiền dịu và cao quí. Và ông thầy dạy đàn cũng càng ngày càng lạ lùng khi nhận ra rằng: có lẽ cô gái này có đủ tất cả những nét đẹp của người phụ nữ mà ông mơ ước được gặp.! Giá mà ông được gặp cô bé này cách đây vài chục năm. Bây giờ thì tóc ông đã điểm bạc rồi. ông thầy cố không để cho tình cảm mình bộc lộ ra. ông dấu hết những xúc động sâu kín khi những buổi trưa vừa ngủ dậy cô gái ra tập đàn với ông. Đôi môi cô lúc ấy đẹp một cách lạ lùng. Cứ hồng và mát hơn cả những cánh hoa hồng, hoa đào... Và đôi mắt như chứa đựng một thế giới tình cảm không ai có thể nhìn thấy và hiểu nổi... ông thấy vui sướng được nhìn cô gái ngồi đàn hơn là nghe tiếng đàn của cô. Nhưng không phải cô gái nào cũng có thể đàn được như cô. ông chủ nhà, một hôm bỗng nói với ông:
-Thưa ông, bạn tôi ở phía ngoài cũng có một cháu muốn xin về đây học ông. Bạn tôi tha thiết mong ông nhận lời dạy cháu và bạn tôi sẽ xin đưa cháu vào đây ngay nếu ông cho phép. ông thầy dậy đàn định từ chối thì ông chủ nhà lại nói tiếp:
-Cháu của bạn tôi có một ngón đàn rất lạ, ai nghe cũng phải nhớ mãi, dù cháu chỉ tự học đàn lấy. ông thầy bỗng dưng hy vọng: biết đâu ta lại chẳng gặp được một tài năng! Thế là ông nói với ông chủ nhà bảo người bạn cứ đưa con đến. Cô gái vẫn ngày ngày học đàn.
Đối với thầy, cô luôn tỏ ra quí mến và kính trọng. Cô mồ côi mẹ chỉ sống với cha cùng hai đứa em. Nghe lời cha dặn, cô chăm sóc thầy rất chu đáo, hết lòng. Cô rất phục tài thầy và những điệu đàn của thầy lúc nào cũng làm cho cô xúc động. Nhất là những điệu đàn buồn. Một hôm hai thầy trò đang ngồi tập đàn thì có khách đến. Đó là người bạn của ông chủ nhà đưa đứa con trai của mình vào xin học. ông thầy đàn vừa nhìn thấy cậu con trai đã linh cảm ngay là mình sắp được gặp một điều không bình thường. Khi nghe người con trai mười bảy tuổi ấy dạo ngón đàn mà ông chủ nhà đã giới thiệu trước thì chính ông thầy đàn cũng cảm thấy bồi hồi. Đúng là một tiếng đàn ông chưa hề được nghe. Nó vừa trong sáng, sâu lắng, vừa mới và lạ. ông thầy mừng vô cùng. Nhưng đồng thời, không hiểu sao, ông cũng cảm thấy lo lo. ông sợ mình đánh giá nhầm chăng. Hay vì một điều gì khác... Điều gì khác đó cứ mỗi ngày mỗi hiện lên rõ dần. Cô con gái ông chủ nhà và cậu con trai của người bạn ông rất nhanh chóng trở nên đôi bạn thân thiết. Cô gái vẫn kín đáo, thầm lặng. Nhưng người con trai thì rất mạnh dạn, tự nhiên. Nghe họ nói chuyện với nhau, nhìn thấy họ đi hái những trái ổi chín trong vườn tặng cho nhau. ông thầy dạy đàn giật mình nhận ra rằng: Hai cái điều ông mơ ước, ai ngờ ông đã gặp cùng một lúc ở tại đây. Chúng vừa làm ông vui mừng, vừa làm ông đau khổ.
Người con trai rất say mê tập đàn, tiếng đàn của ônh thay đổi từng ngày. Chính ông thầy cũng không ngờ anh học giỏi và nhanh đến như vậy. Có những điệu đàn ông đánh cho nghe một lần, anh học trò đã đánh lại được ngay tuy có chỗ cũng còn ngập ngừng đôi chút
Điều mà ông thầy quí nhất là sau đó, anh học trò vô cùng thông minh kia đã đánh theo cái lối riêng của anh ta. Vẫn giữ cái điệu buồn, vui của bản đàn nhưng vẫn có cái ngón đàn riêng độc đáo của anh. Tự nhiên như ánh nắng ban mai hòa vào trong không khí của trời đất, đôi bạn trẻ càng ngày càng gần nhau, hiểu nhau... Từ tình bạn, họ đã chuyển sang tình yêu lúc nào không ai biết. Nhưng ai cũng thấy. Và thấy rõ nhất có lẽ là ông thầy...
Ông vẫn đem hết lòng ra dạy cho đôi trẻ, nhất là cho người con trai có nhiều tài năng kia. Ông rất vui khi dạy đàn, nhưng những lúc ngồi im, hoặc đi lững thững bên bờ sông, mặt ông vẫn còn đượm một vẻ buồn khó tả. Cái bầu rượu chóng vơi hơn trước. Nhưng ông vẫn giữ không bao giờ uống say... Một năm trôi qua... Chưa đâu ông lại ở lâu như chốn này. Rồi hai năm... Cô gái càng ngày càng đẹp. Người con trai càng ngày càng tỏ rõ tài năng kiệt xuất của mình. Anh đã bắt đầu đặt ra những điệu nhạc mới. Anh thích làm những điệu nhạc về làng quê, về sông nước... Nhà vua mở cuộc thi chọn những người tài giỏi trẻ tuổi. ông thầy liền khuyên đôi bạn trẻ đi thi. Cô gái không muốn đi vì biết mình tài không có mấy. Nhưng ông thầy biết rằng không dễ có một cô gái đánh đàn khá như vậy mặc dù cô không phải là một tài năng. Với lại ông hiểu rằng có cô gái cùng đi, người con trai kia sẽ đánh đàn hay hơn. Vì vậy ông khuyên cô gái cứ nên đi. Người con trai bỗng nảy ra cái ý mời thầy cùng về kinh với hai người. anh nói:
-Có thầy chúng con sẽ như có chỗ dựa, chúng con đàn mới hay được. Cô gái cũng van nài:
-Xin mời thầy cùng đi với chúng con để chúng con được vững tâm hơn. Ông thầy cuối cùng đã nhận lời. Về đến kinh, qua mấy ngày thi tài năng của người con trai đã làm cho mọi người kinh ngạc và cảm phục. Anh được nêu danh là người trẻ tuổi đánh đàn hay nhất trong cả nước. Cô gái cũng được khen thưởng vì trong những cô gái, cô là người đánh đàn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ. Nhà vua cho mời tất cả những người được giải và được khen thưởng vào cung. Vua cũng là người rất yêu thích âm nhạc. Đêm ấy, trong cung vua, người con trai và cô gái cùng đánh đàn cho vua nghe. Vua tấm tắc khen chàng trai và bảo chưa bao giờ vua được nghe những tiếng đàn hay đến thế. Vua hỏi:
-Cháu học ai mà đàn hay như vậy? Nghe chàng trai nói rõ tên họ người thầy kính yêu của mình, vua liền đặt tay lên vai chàng trai mà nói:
-Trẫm có nghe tên tuổi của thầy cháu. Vậy thầy cháu bây giờ ở đâu?
-Tâu bệ hạ, thầy chúng con đang ở ngoài quán trọ.
Nhà vua liền ra lệnh ngày mai mời ông thầy dạy đàn vào cung cho vua gặp. Người con trai và cô gái nghe vua nói mừng vô cùng. Sau đêm vui, đôi trai gái vội vàng về quán trọ để báo tin cho thầy biết. ai ngờ lúc về thì không còn thấy thầy ở đó nữa. Ông chủ quán cho biết là ông thầy đã ra đi từ lúc chiều và dặn đưa lại cho hai người một phong thư. Mở thư ra đọc, hai người mới biết là thầy đã quyết định đi đến một vùng thầy chưa bao giờ đến và mong sẽ có ngày gặp lại. Đôi bạn trẻ thương thầy, ngơ ngẩn cả người. Họ không hiểu vì sao thầy lại ra đi đột ngột như vậy.
* * *
Trước khi đến cái vùng mà ông muốn tới, ông thầy quyết định ghé lại thăm ngôi nhà lâu nay ông đã sống với bố con cô gái và người học trò tài giỏi của mình. Ông định chỉ ở lại một ngày và hôm sau sẽ ra đi sớm. Thấy ông về và nghe ông kể tỉ mỉ về chuyện đôi bạn trẻ được mời vào cung để đàn cho vua nghe, ông chủ nhà mừng rỡ khôn xiết. ông càng thấy công ơn của ông thầy rất lớn. Ông bảo người nhà làm bữa cơm thật sang để thết thầy, người chủ nhà ngỏ lời mời thầy ở lại chơi mươi ngày để đợi đôi bạn trẻ cùng về cho họ có dịp tạ ơn. Người thầy liền đáp:
-Tôi chỉ xin ở thêm một ngày để đáp lại thịnh tình của ông. Tôi cần phải đi gấp...
Đêm hôm sau là đêm rằm. Bầu trời trong vắt. Trăng sáng đầy trời. Ông thầy xin phép ông chủ nhà, bố cô gái, mang bầu rượu và cây đàn của mình ra bờ sông để ngắm trăng và dạo một điệu đàn mới. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Sông sáng rực dưới ánh trăng. Không bóng một con đò. Ông uống rượu và ôm cây đàn vào lòng đánh lên những âm thanh đầu tiên của điệu đàn đang ngân nga trong lòng ông. Rồi mấy câu. Rồi đánh cả bài. Ông dừng lại sửa đoạn này, sửa đoạn khác. Rồi ông đánh đi, đánh lại cả bài khi đã thấy ưng ý. Thỉnh thoảng ông dừng lại để uống một ngụm rượu nhỏ. ông chủ nhà đã biếu ông một bầu rượu cúc ngon tuyệt. Trăng sáng. Rượu ngon. Ông vừa đánh đàn vừa thấy mình như đang chơi vơi ở lưng trời, ở trên mặt con sông sáng rực ánh trăng. Tiếng đàn như muốn nói hộ nỗi lòng ông:
Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Tôi đã lặn lội
Đi tìm hai người
Tưởng tuyệt vọng rồi
Không ngờ được gặp
Một mơ ước thành rồi
Còn mơ ước kia... ôi thôi!
Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Một đám mây trôi
Một cánh chim giữa trời
Một tiếng đàn vừa khóc vừa cười
Một chiếc lá cứ xoay tròn không chịu rơi
Bao giờ lá chạm đất? Bao giờ chim bay khuất?
Bao giờ mây ngừng trôi?
Tôi ơi!
Đàn ơi!
Đời ơi!
Bỗng có tiếng kêu lên ở phía sau lưng:
-Thầy ơi! Chúng con xin thầy thứ lỗi! Ông thầy quay lại và thấy cả ông chủ nhà và đôi bạn trẻ đang đứng trước mặt mình. Ông chủ nhà cũng lên tiếng:
-Hai cháu ở kinh về vừa bước chân vào nhà, nghe ông ra đây, đã vội rủ tôi cùng ra... ông thầy tay không rời cây đàn cũng vừa đứng dậy. Ông bối rối, bàng hoàng cứ lặng im nhìn mọi người. Người con trai nói như cầu khẩn:
-Xin thầy hãy cho chúng con được nghe lại điệu đàn mới của thầy! Bây giờ thì ông thầy mới lấy lại được bình tĩnh và nói rất khẽ:
-Ta thật không thể nào chiều được ý con. Con hiểu dùm cho ta. Cô gái nép bên cha mình im lặng nhìn thầy. Gió mát từ giữa sông thổi vào nhè nhẹ
-Tóc ông bay phơ phất. Cây đàn trong tay ông như đang thở phập phồng... Sau đó mọi người cùng kéo nhau về nhà. Ông thầy cáo mệt vào phòng riêng nghỉ. Sáng hôm sau, trời chưa mờ đất ông đã dậy rất sớm và lặng lẽ ra đi không để cho một ai hay biết. Thế mà vẫn có một người hay biết. Đó là cô gái, con ông chủ nhà. Nhìn ông thầy ra đi trong làn sương sớm. Cô chỉ khẽ ôm lấy mặt để khỏi khóc nấc lên rồi lặng lẽ đưa tay lau hai giọt nước mắt vừa trào ra...
* * *
Sáu con trăng sau, một hôm bỗng có người đi đò ngang, từ bờ bên kia sang, ghé vào nhà cô gái. Người ấy vác một cái bọc khá to, nhưng không nặng lắm. ông chủ nhà ra tiếp khách. Khách nói, giọng buồn buồn!
-Tôi được một người nhờ tôi mang đến gửi biếu ông những món quà này.
-Ai vậy hở anh?
-Xin ông cứ xem quà thì rõ. Khách mở cái bọc ra. Một cây đàn. Một bình rượu! Ông chủ nhà và cô gái cùng kêu lên:
-Trời ơi! Cây đàn và bình rượu! Đúng là của ông thầy rồi! Khách bây giờ mới kể:
-Tôi từ một nơi khá xa lên đây. Ông thầy dạy đàn đến nhà tôi để dạy cho cháu. Mới đây, ông bị cảm nặng sau một đêm ngồi đàn ở ngoài hiên lạnh... Rồi nằm liệt hơn mười ngày... chúng tôi mời thầy đủ các nơi về mà ai cũng lắc đầu, bó tay... Khách nói đến đây thì cậu con trai đàn hay nhất nước vừa đến. Cậu sắp làm rể nhà này... Cô gái liền kể qua câu chuyện cho cậu con trai nghe. Ông chủ nhà bây giờ mới hỏi tiếp:
-Thế ông ấy mất đã lâu chưa?
-Chỉ cách đây chừng mươi hôm. Ai cũng thở dài, thờ thẫn. Bỗng khách lại kể thêm:
-Vậy mà trước khi chết, ông ấy vẫn bảo tôi mang cây đàn lại, đỡ ông ngồi dậy cho ông đánh cái bài khi chưa lâm bệnh ông vẫn chơi đêm đêm. Lúc mọi người đã đi ngủ cả... Nhưng chỉ đàn được hai câu thì ông buông cây đàn ra và gục xuống. Được một lúc thì ông thở dốc mấy cái liền. Tôi vội rỏ mấy giọt sâm vào miệng cho ông sống thêm vài giây lát xem ông có trối trăng gì không. ông chỉ lấy tay chỉ vào dưới gối rồi tắt thở... Tôi xem dưới cái gối thì thấy một mảnh giấy ông đã viết sẵn từ trước để nhờ tôi mang đến tặng ông và gia đình cây đàn cùng bình rượu này để làm kỷ niệm. Người con trai bây giờ mới hỏi:
-Ông nói thầy chúng tôi hay đàn một điệu đàn về khuya. Ông có thuộc bài ấy không?
-Ai đàn thì tôi nghe, tôi biết, chứ tôi có biết đánh đàn bao giờ. Giá có con tôi ở đây! Nó thuộc làn điệu đàn ấy và nó thường nói đó là điệu đàn nó nghe hay nhất từ trước đến giờ. Người con trai liền nhấc cây đàn lên, so giây rồi ngồi xuống. Tiếng đàn cất lên làm mọi người bàng hoàng. Nghe như tiếng ông thầy vừa nói chứ không phải là tiếng đàn nữa. anh vừa đàn được hai câu thì người khách đã kêu lên:
-Đúng là bản đàn ấy rồi. anh đàn cũng hay lắm. Nhưng không thể hay bằng ông thầy đâu. Người con trai đàn tiếp. Đó là bản đàn đêm xưa, anh và bố con cô gái đã rình nghe trộm khi ông thầy ngồi đàn một mình ở dưới trăng, trên bãi cát ven sông
-Anh chỉ nghe có lần ấy mà vẫn nhớ
-Và nhiều lần anh cũng đã đàn cho bố con cô gái cùng nghe... Người khách bỗng sực nhớ một điều gì quan trọng. ông lấy trong túi áo một cái gói nhỏ, nhẹ nhàng mở ra. Một túm sợi bông trắng được cuộn lại. Mọi người giật mình. Có vết gì như vết máu ở giữa túm lông kia. Bấy giờ người khách mới kể tiếp:
-Khi ông ấy buông cây đàn và gục xuống, tôi bỗng thấy có hai giọt nước mắt vừa rơi trên mặt cây đàn. Nhưng đó không phải là hai giọt nước mắt thường tình, mà đó là hai giọt huyết lệ. Tôi vội gọi người lấy cho tôi túm sợi bông này để tôi lau đi và giữ lại. Có tiếng ôi vừa nức nở kêu lên:
-Thầy ơi!
Hóa ra đó là cô gái. ông chủ nhà và cậu con trai vội đỡ lấy cô dìu vào phòng trong... Chính ông chủ nhà và cậu con trai kia cũng đang nước mắt lưng tròng...
* * *
Ông chủ nhà bàn với mọi người đặt một cái bia ở trong vườn nơi có mấy khóm cúc màu tím, nơi trước đây ông thầy thường ra ngắm và khe khẽ đọc thơ. Để mọi người mãi tưởng nhớ đến ông. Cây đàn của ông gửi tặng cho gia đình, ông chủ nhà cũng đã treo ngay ở bên cạnh bàn thờ ông. Bình rượu cũng được đặt ngay trên cái bàn thờ đó. Một hôm, nhân đêm trăng rằm, ông chủ nhà rót đầy một bình rượu cúc, mang ra đặt ở bên cạnh cái bia. ông định khi nào vò rượu cạn đi thì sẽ lại tiếp rượu thêm cho ông thầy luôn có rượu để uống.
Mùa Xuân năm đó, khi mọi người ra thắp hương ở chỗ cái bia, ông chủ nhà bỗng thấy từ cổ cái bình rượu bỗng nẩy ra hai cái lá con. ai cũng kinh ngạc. Hai cái lá lớn lên rất nhanh. Cọng lá khỏe, vươn dài như cái cần cây đàn của ông thầy, còn lá thì cứ xòe to ra và có hình dáng rất giống cái mặt cây đàn. Mọi người trong xóm, trong làng nghe nói kéo nhau đến xem. Có người đem cả hương đến thắp. Một thời gian sau, cây trổ hoa
Hoa màu đỏ tươi, năm cánh bé tẹo và túm tụm vào nhau
Nhìn xa như những vết máu đỏ li ti... Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây hoa Ngô Đồng. Thân cây Ngô Đồng giống hệt cái bình rượu, lá cây Ngô Đồng rất giống mặt cây đàn của ông thầy ngày xưa. Còn những hoa đỏ nhỏ li ti thì đúng như những vệt máu đỏ. Xem hoa, chưa chắc ai cũng đã biết sự tích của hoa!
Truyện hay và nhẹ nhàng, như tiếng gió đêm rằm, như tiếng đàn người thầy kia hay đánh, anw, cảm ơn mọi người chịu đọc cái bài viết này cho đến đây.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất