Đã bao giờ, các bác thắc mắc: Thực tại của chúng ta "thực" đến mức nào không? Liệu những gì chúng ta nhìn, sờ, cảm... đều chỉ là một phần "ảo ảnh" của một Thực tại cao hơn? Chúng ta có thực sự đang sống, hay chỉ đang nằm mơ, một giấc mơ quá thật để chúng ta có thể phân biệt được thực tại vs giấc mơ? 
Plato từng nói: Thế giới chúng ta đang sống chỉ là cái bóng của một Thực tại tối cao hơn (Ultimate Reality). 
Socrates, người thông thái nhất thành Athen ngày ấy, cũng bày tỏ quan điểm về việc chúng ta biết quá ít về thế giới xung quanh ta. 
Những nhà triết học dành rất nhiều thời gian để nghĩ về những câu hỏi không có câu trả lời và ước rằng họ biết nhiều hơn. Tuy nhiên, họ lại lo sợ những gì họ biết và sẽ biết hóa ra lại là những kiến thức sai lầm. Nổi bật hơn tất cả, có một nhà triết học bị ám ảnh một cách kinh khủng về chuyện: "Làm thế nào để tôi biết những thứ tôi biết là thật" ở thế kỉ 17, mang tên René Descartes. Ông ấy nổi tiếng về câu nói: "I think, therefore, I am." (Dịch sơ: Tôi nghĩ, vì vậy, tôi tồn tại).
René là một người hoài nghi. Ông hoài nghi tất cả mọi thứ (nghĩa đen mọi thứ). Nhưng tại sao, ông lại trở nên hoài nghi như thế? Trong quá trình trưởng thành, ông phát hiện ra rằng, có những thứ chúng ta tin là sự thật nhưng hóa ra không phải. Như việc, hồi xưa ta tin sái cổ ông già Noel có thật, hay truyền thuyết ông Ba Bị, Và khi chúng ta tin những "sự thật" đấy, chúng ta không nhận ra đó là kiến thức sai. Khi lớn lên, chúng ta phát hiện ông già Noel không có thật, ông Ba Bị chỉ là thứ mẹ dùng để dọa, bắt ta ăn. 
Tuy nhiên,  Rene đã đưa sự hoài nghi này lên một tầng cao mới. Ông nghĩ rằng: Vậy trong hiện tại, liệu chúng ta có đang tin những điều sai trái nhưng ta chưa phát hiện ra là mình sai không? Làm sao để ta có thể biết những thứ ta đang tin tưởng là đúng? Sau một hồi khủng hoàng, Descartes nhận ra rằng, cách duy nhất để kiếm chứng sự thật của niềm tin là Đếch tin một cái gì cả (tạm thời là thế). 
Nói một cách đơn giản hơn, hãy tưởng tượng, các bác có một rổ táo. Bên trong rổ, có những quả táo xịn nhưng cũng có những quả táo hỏng. Nếu không loại bỏ táo hỏng, nó sẽ ảnh hưởng đến những quả táo còn lại. Giống niềm tin và ý tưởng. Trong đầu chúng ta, có những ý tưởng và niềm tin đúng, nhưng cũng có những cái sai, nếu ta không hành động sớm, thì những niềm tin sai trái sẽ thay đổi cách nghĩ và cách chúng ta hoạt động. Vậy để loại bỏ đi "những quả táo hỏng" trong rổ, cách duy nhất là đổ hết cả rổ táo ra, xét từng quả một. Descartes đã tạm thời hoài nghi mọi thứ để "kiểm tra" từng niềm tin một. 
Ông bắt đầu bằng Emperical Belifief (niềm tin được hình thành qua trải nghiệm của các giác quan). Nhiều người chúng ta nghĩ là chúng ta có thể tin tưởng các giác quan của mình vì well, chúng ta thu nhận thông tin và tương tác với thế giới bên ngoài thông qua nó mà? Nếu ta thấy, ngửi, chạm, nếm, nghe được một điều gì đó, thì chúng ta sẽ có tin đúng không?
 
Ồ không. Triết học gia người Pháp đã chỉ ra rằng các giác quan của ta thường xuyên thất bại trong công việc thu thập thông tin và phản ứng với thế giới bên ngoài. Đã bao giờ các bác thấy "ảo ảnh" chưa? Hay chạy vội ra vỗ vai người bạn nhưng hóa ra là nhầm người chưa? Đồ ăn nhạt đi khi các bác ốm? Uống nhiều rượu quá thì thấy mọi thứ quay quay? Nước nhiệt độ phòng cảm giác rất nóng khi các bác từ ngoài đường rét mướt trở về?  Và còn nhiều hơn nữa... Qua vô số lần bị "lừa" bởi chính giác quan chúng ta, liệu ta còn có thể tin chính giác quan của mình nữa không? 
Hãy đưa sự nghi ngờ lên thêm một nấc nữa. Đã bao giờ, các bác trải qua một giấc mơ quá thật và nghĩ mình đang thức không? Nhiều bác ở đấy chắc cũng trải nghiệm cảm giác "Mơ trong mơ" để rồi tỉnh dậy ở tầng giấc mơ thứ 2, ta tưởng ta đang ở thực tại và thực tế đã tỉnh giấc, nhưng hóa ra lại vẫn chỉ đang mơ? Vậy...làm thế nào...để biết... CHÚNG TA ĐANG KHÔNG Ở TRONG GIẤC MƠ? Có lẽ các bác nghĩ mình đang thực sự đọc bài này, nhưng hóa ra chỉ là đang mơ? Làm sao có thể tỉnh dậy được? 
Nếu các bác phản biện rằng, ok, giác quan của chúng ta có thể đánh lừa ta nhiều lúc nhưng cuối cùng thì giấc mơ sẽ kết thúc đúng không? Khi tỉnh dậy, ta sẽ biết là ta vừa mơ và những thứ ở trong mơ thực tế chỉ nằm trong đầu của chúng ta thôi. Ngay khi môi trường "giấc mơ" kết thúc, trở lại thực tại, ta sẽ biết trải nghiệm trong mơ là giả và sai đúng không? Có thực sự đúng không?
Khả năng trên, kiểm tra bản thân và những gì vừa trải nghiệm để xem nó có sai không, được Descartes miêu tả bằng khái niệm: Local Doubts. Sự nghi ngờ của bản thân về những trải nghiệm được cảm nhận hay những sự kiện ở trong thời gian xác định. Bước ra khỏi sự nghi ngờ đấy, ta sẽ có thể kiểm tra xem liệu mình có bị chính giác quan của mình lừa không. Tuy nhiên, nếu như, TẤT CẢ đều là GIẢ DỐI?  Nếu như tất cả mọi người, đều cảm nhận sai lầm về thực tại, từ lúc sinh ra đến khi chết đi? Nếu như cuộc sống chúng ta đang sống giống phim Matrix???
Sự nghi ngờ trên, sự hoài nghi mà các bác không thoát ra khỏi, cũng không hoặc chưa kiểm tra được, được gọi bằng thuật ngữ: Global Doubt. Nhà triết học gia Bertrand Russell miêu tả khái nhiệm Global Doubt bằng một giả thiết:  Vũ trụ được tạo ra từ 5 phút trước. 
Thuyết này chỉ ra rằng: Người tạo ra vũ trụ (gọi tạm là Chúa nhé) có thể "thiết kế" một vũ trụ có đầy đủ yếu tố, để ta cảm giác Trái Đất đã tồn tại rất lâu rồi, từ xương khủng long, quán cafe các bác hay tới, vết sẹo ở trên mặt... Song song với đó, Chúa tạo chúng ta mỗi người những kí ức ảo về những thứ trên hay trải nghiệm của chúng ta. Nghe thì có vẻ điên, không đúng, vân vân... nhưng cũng chả có cách nào chứng minh được. Russel thì nghĩ điều này biết hay không cũng không có vấn đề gì nhưng Decartes rất quan tâm đến nó.
Ông nghĩ rằng, có một thứ tồn tại mang tên Evil Genius, thực thể này đủ khôn và tinh tế để reo rắc những "niềm tin sai lầm" vào mỗi chúng ta. Ông không tin là Evil Genius là thật nhưng cũng không có cách nào để loại bỏ đi trường hợp Evil Genisu tồn tại. Vậy nên chừng nào có KHẢ NĂNG Evil Genius còn tồn tại, thì chúng ta còn KHẢ NĂNG bị kẹt bởi những niềm tin sai lầm và chúng ta không thể tin bất kì niềm tin hay ý tưởng nào. Đến đoạn xoắn nào này, tóm lại:
Tất cả những gì chúng ta tin hay trải nghiệm, mọi ý tưởng hay kiến thức, đều có thể bị Evil Genius thao túng và đặt vào đầu chúng ta. Evil Genius cũng chính là thực thể tạo ra "Thế giới ảo"này, thế giới chúng ta đang sống, một cách kì công để chúng ta không có cách nào phát hiện ra xem đây có thực sự là ảo ảnh không. Giống cái máy tạo thực tại trong Matrix ấy.
Nghe tuyệt vọng vãi, kiểu không thể tin được bất kì thứ gì, kể cả mắt thấy, tai nghe, tay sờ, cũng phải nghi ngờ xem điều đấy có thật không. Tuy nhiên, Decartes cuối cùng cũng có "aha moment". Ông có lý do để nghi ngờ tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ trừ việc ông ấy đang hoài nghi. Ông ấy biết mình đang nghĩ, đang nghi ngờ mọi thứ, Đấy là thứ duy nhất nhất ông ấy có thể chắc chắn được là không sai. Nếu có hoài nghi về việc đấy, thì ông ấy CHẮC CHẮN sẽ phải là một sinh vật biết nghĩ. Ông ấy phải tồn tại đã. Vì rốt cuộc, hoài nghi là những dòng suy nghĩ và phải có một sinh vật biết nghĩ mới có thể nghĩ được. Đúng không? Vậy Decartes có thể nghi ngờ về việc sở hữu "cơ thể vật lý", nhưng ông ấy có thể chắc chắn mình là tồn tại và biết nghĩ. Đấy là nguồn gốc của câu nói nổi tiếng: 
I think, therefor I am.
Các bác không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính bản thân mình. Các bác có thể hoài nghi mọi thứ, kể cả cơ thể mình đang sở hữu nhưng ít nhất, về cơ bản, chúng ta vẫn là một loài biết nghĩ. Đây chính là "quả táo" đầu tiên Decartes đặt vào rổ niềm tin của mình và từ đấy, ông xây dựng nền tảng niềm tin của những thứ khác....
Vậy chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu? Thực tại hay giấc mơ? Hoài nghi mọi thứ có phải là cách tốt không? Hay nó sẽ biến thành một sự ám ảnh không thể thoát ra khỏi?
--------------------------
Bài viết được tham khảo trên Crash Course
---------------------------
Một số bài viết chung chủ đề: