Trước khi đến với bài viết phân tích của mình thì các bạn cứ xem clip này

Gã trả lời ấy là Elon Musk, CEO và nhà sáng lập của Tesla và SpaceX, và 1 thiên tài và người đi đầu trong những lãnh vực cách mạng hoá hệ thống giao thông, du hành không gian và công nghệ điện tử... Nhưng ông ta vừa nói cái gì nghe lạ vậy nhỉ?

Cái tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là Elon Musk đã nói là chúng có cơ hội MỘT PHẦN MỘT TỶ không sống trong một thực tế ảo do trí thông minh nhân tạo điều khiển chúng ta... Nói vui tai hơn, có ai đó đang sử dụng thế giới chúng ta đang biết như trò The Sims vậy, và họ chơi 1 tỷ máy, cơ may chỉ có 1 trong số đó là thực tại của chúng ta.

Ok, tôi có thể hiểu nếu như một phần một tỷ chúng ta sống trong thế giới ảo, chứ tại sao lại là một phần một tỷ sống ở thế giới thực? Tại sao tính vững vàng của thực tế lại đứng ở 1 con số mỏng manh như thế? Và không, tôi không nói sống ảo ở trên mạng chụp ảnh đi ăn nhà hàng 5 sao, đi với một anh đẹp trai một cô đẹp gái nào đó để làm phách mà tất cả những thứ chúng ta ăn để sống, cái máy tính hay cả Spiderum tôi đang viết đây đều có khả năng đến 99,999999999% là không hề tồn tại... 

Với những độc giả, khán giả bình thường thì có lẽ cái giả thuyết "chúng ta sống trong một thực tế ảo" nổi tiếng nhất đến từ cốt truyện của một phim hành động viễn tưởng bom tấn của năm 1999, The Matrix- hay còn gọi là Ma Trận ở Việt Nam với việc loài người được máy móc có trí thông minh nhân tạo nuôi trong 1 thực tế ảo đang diễn ra có hình ảnh y hệt năm 1999 (Dù Matrix không phải phim đầu tiên làm về việc này)... Và khi thứ này trở nên đáng để bàn tới thì 1 triết gia người Thuỵ Điển, Nick Bostrom đã cho ra đời bài luận "Are we living in a computer simulation?" vào năm 2003 đưa ra những lý luận rất thú vị, làm cho những gì Elon Musks nói vào năm 2016 càng có thêm cơ sở.

Điều đáng nói hơn chính là khi Bostrom đưa ra tình huống như sau:
Nếu một ngày, thế hệ sau của bạn có 1 siêu máy tính có thể tạo ra 1 thế giới thực như thực tại, và họ tạo ra cuộc sống của tổ tiên mình. Giả sử như có rất nhiều người làm vậy và những người "ảo" này cũng có ý thức như chúng ta, thì có thể nói rằng suy nghĩ hành động não bộ của chúng ta không thuộc về chính bản thân chúng ta mà là của 1 người khác thuộc hế hệ sau (giống tiến hoá của loài người hiện đại chẳng hạn). Vậy nên, nếu điều này là thật, não bộ của chúng ta chỉ là 1 đường truyền chứ không thuần chủng. Và nếu chúng ta không tin rằng chúng ta đang sống ở thực tại ảo, thì chúng ta cũng không có quyền tin vào thế hệ sau có thể đạt được thành tựu như vậy... 

Đơn giản hoá, Nick đưa ra 1 trilemma- 3 mệnh đề mà trong đó gần chắc chắn 1 cái là đúng, và chúng như sau:

1. Khả năng con người trong thế hệ sau có khả năng tạo ra 1 thực tại ảo là bằng 0- hay đơn giản con người sẽ tuyệt chủng trước khi có thực tại ảo.

HOẶC

2. Khả năng con người thế hệ sau hứng thú trước việc tạo ra một thực tại ảo về tổ tiên của họ bằng 0- hay con người có khả năng tạo ra thực tại ảo nhưng không làm.

HOẶC

3. Khả năng con người với trí tuệ hiện tại đang tồn tại trong một thực tại ảo gần như bằng 1- hay chúng ta đang sống ảo đúng nghĩa đen là gần như chắc chắn. 

Dù 3 mệnh đề này không hoàn toàn nói rằng chúng ta đang thật sự tồn tạo ở 1 dạng mã nhị phân- lí do lão chọn 0 và 1 vào mệnh đề (programer đâu giơ tay!) nhưng thật sự nó làm cho chúng ta phải suy nghĩ, phải lựa chọn và chúng ta phần nào đó phải nhận ra rằng mệnh đề số 3 có khả năng xảy ra cao hơn bất cứ cái nào: vì thứ nhất con người đang chưa tuyệt chủng và con người chưa hoàn toàn ở "thế hệ sau" tính theo dòng thời gian... Có thể cái VR headset là cơ sở đầu tiên để chúng ta có thể tin vào luận điểm 2, thế nhưng sự thật mà nói chúng ta vẫn chưa hoàn toàn tạo ra được 1 cái thực tại ảo thật sự theo nghĩa thực tế nhất của nó.

Nhưng con số 1 phần tỷ của Elon Musk thì sao? Hãy nghe 1 ví dụ của Wisecrack:

 Giả sử hôm 8-3 tôi muốn rủ ông Samurice làm cốc bia mà không được, hôm sau tôi về nhà mở máy tính chạy 1 thực tại ảo vào ngày 8-3  tôi rủ được ông ấy đi uống bia, thì ông Samurice đã có 50% thuộc về 1 thực tại ảo.
Bạn nắm được căn bản rồi chứ, tốt, lên quy mô to hơn nhé. Giả sử vào năm 2112 có con Doraemon xài bảo bối mở lên cho cả trường tiểu học chơi "quay về thực tại năm 2017", có 1 thiết kế gốc dựa vào tài liệu hay gì đó, và trường đó có 1000 học sinh, mỗi học sinh khi "tương tác" tạo hiệu ứng cánh bướm làm thay đổi từng thực tại ảo (như chúng nó chơi Sims hay Minecraft trong 1 server riêng) thì chúng ta có 1001 thế giới, và chỉ có 1 trong số đó là thực, thì cơ hội chúng ta "thật sự tồn tại" chỉ là  1/1001 mà thôi, và chính xác là gần bằng 1 như luận điểm thứ 3 Bostrom đưa ra. Nếu con số người tham gia chơi trò này bằng dân số thế giới, 9 tỷ, thì sao? Elon Musk đưa ra con số còn cao đấy.

Thế nhưng những phản biện của các nhà triết học khác cho rằng Bostrom sai vì đơn giản rằng máy móc không hề có ý thức như con người, thế nên luận điểm này không thể nào chính xác... Nếu bạn tranh cãi rằng "Trí thông minh là 1 dạng ý thức", vừa đúng vừa sai, vì ý thức chúng ta thường là theo kiểu "có hoặc không" còn trí thông minh là "cao hay thấp"... Và máy tính là 1 dạng thông minh không cần ý thức khi nó hoàn toàn có thể giải toán, chơi cờ,v.vv... Nhưng khoan, nếu bạn nói theo thuyết duy vật đơn giản nhất thì "Vật chất có trước và quyết định ý thức", chẳng phải triết học Marc- Lenin đã quyết định sự "nhận biết và hiểu biết phản ánh thế giới quan" chính là "ý thức" thì chẳng phải những việc làm của robot- trí thông minh nhân tạo dựa vào hành động của con người cũng là 1 dạng "ý thức" sao?  

Vậy Bostrom và Musk có đáng tin? Và có lẽ nào bạn đang là 1 Chosen One nào đó đến một ngày sẽ bước ra thế giới thật duy nhất trong 1 tỷ thế giới và phát hiện ra sự thật ẩn chứa ngay chính cả trong và ngoài thế giới này- Một Ma Trận!?

Link bản pdf bài essay: http://www.simulation-argument.com/simulation.pdf

https://onphilosophy.wordpress.com/2006/06/05/consciousness-and-intelligence/

http://www.vox.com/2016/6/2/11837608/elon-musk-simulation-argument