Chúng ta đều biết cảm giác buồn chán là như thế nào - không thể tập trung vào bất kỳ điều gì, thời gian dường như trôi qua rất chậm và dù cho có nỗ lực làm gì thì tâm trạng cũng không thực sự được cải thiện. Các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới cũng gặp những khó khăn thực sự để đưa ra một định nghĩa chính xác về sự buồn chán. Cảm nhận đầu tiên về sự buồn chán có thể được thể hiện qua các trạng thái tinh thần như bàn quan, thất vọng, bất lực hay thậm chí là vô cảm. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng khôngtìm được một sự đồng thuận chung về việc liệu rằng chán nản có phải là lúc cảm xúc và năng lượng thấp nhất hay là việc dư thừa năng lượng cảm thấy khó chịu khi ở yên một chỗ. Trong cuốn sách "Boredom: A Lively History" (Tạm dịch:" Lịch sử sống động về sự buồn chán) của mình, Peter Toohey tại Đại học Calgary, Ca-na-đa, so sánh chán nản với sự căm ghét. Nếu như căm ghét là nguyên nhân khiến bạn cương quyết không làm việc gì và thoát ra khỏi nó, thì sự buồn chán bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh của xã hội đương đại, tác giả Toohey đã đưa ra kết luận như vậy.
Khi tiến hành thu thập dữ liệu trên một nhóm tình nguyện viên, Thomas Goetz và các cộng sự của mình tại đại học Konstanz - CHLB Đức đã đưa ra 5 nhóm chính để đại diện cho các trạng thái của buồn chán, bao gồm: bàn quan, hưng phấn, tìm kiếm, bật lại và vô cảm. Nhóm đã sử dụng đồ thị gồm một trục tung thể hiện mức độ của cảm xúc từ tiêu cực cho đến tích cực trong khi trục hoành thể hiện mức độ hưng phấn theo cảm nhận của tình nguyện viên. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi các tình nguyện viên trải qua các nhóm phân loại theo như kế hoạch, hầu hết trông số đó đều chấm điểm nhóm "bật lại" là tồi tệ nhất khi mức độ kích thích là cao nhất đồng thời cảm giác tiêu cực là nhiều nhất. Ngược lại, nhóm bàn quan là nhóm có mức độ ổn định nhất - nhóm không tham gia vào hoạt động gì thực sự lý thú những vẫn cảm thấy thư thái và thoải mái. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hoài nghi về việc liệu có còn những nhóm khác cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn chán hay không.
Nhà tâm lý học Sanda Mann tại Đại học Central Lancashire, Vương quốc Anh cho rằng tất cả các cảm xúc xuất hiện đều có lý do, ngay cả buồn chán. Ông cho rằng buồn chán sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn dù rằng hầu như tất cả đều sợ phải đối mặt với nó. Trong một thí nghiệm của mình, ông Sanda cho biết nhóm đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn về việc sử dụng những chiếc cốc nhựa là nhóm có những thành viên phải chép những số điện thoại từ một cuốn danh bạ 15 phút trước khi trình bày ý tưởng so với nhóm không phải làm gì. Kết luận được đưa ra rằng những hành động mang tính chất thụ động, buồn chán sẽ là một nền tảng lý tưởng để cho não đưa ra những sáng kiến độc đáo. (Thậm chí ông còn khuyến khích chúng ta nên tìm kiếm sự nhàm chán trong đời sống của mình)
Nhà tâm lý học John Eastwood tại York University, Ca-na-đa thì không thực sự cảm thấy thuyết phục. Ông cho rằng khi đầu óc của bạn đang treo ngược cành cây thì khi đó không gọi là buồn chán. "Buồn chán về bản chất là một trạng thái không mong muốn". Điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta chủ động thích ứng với nó. Đau đớn là một sự thích ứng, trong đời người không ai là không gặp phải những chịu đựng về sự đau đớn, nhưng chúng ta có cần phải cố tình gây ra đau đớn để giúp loài người rèn luyện khả năng thích ứng. Không phải như thế. Và điều tương tự cũng đúng với sự buồn chán, buồn chán vừa có thể giúp phát triển và vừa có thể giết chết chúng ta. Vấn đề cốt lõi gây ra sự buồn chán nằm ở việc bạn không có cho mình một khả năng tập trung đủ lớn. Khi mất tập trung bạn sẽ không làm được việc gì và dường như cảm nhận về thời gian trôi là bất tận. Con người về bản chất luôn muốn kết nối với thế giới, và cảm giác bất lực và khó chịu sẽ xảy đến khi chúng ta thất bại trong việc kết nối. Khi bạn không thể duy trì được sự tập trung thì kịch bản tồi tệ nhất là cảm giác vô định, chán nản, hời hợt với mọi thứ sẽ xâm chiến lấy tâm hồn.
Nhóm của Eastwood đang cố gắng khám phá về sự tập trung của con người dù đây mới chỉ là giai đoạn sơ khai. Họ phỏng đoán rằng rất có thể năng lực này phụ thuộc vào tính cách của mỗi người. Thí nghiệm chỉ ra rằng cảm giác buồn chán ai cũng sẽ gặp phải, tuy nhiên lại có những sự khác nhau rõ rệt với một số loại tính cách. Những người khao khát về thỏa mãn bản thân sẽ chịu đựng sự buồn chán một cách sâu sắc hơn trong khi những người thích khám phá những thứ xung quanh sẽ ít chịu đựng sự chán nản hơn. Điều này có nghĩa rằng ai càng cả thèm chóng chán sẽ có tương lai xám xịt hơn cả về giáo dục, công việc lẫn cuộc sống. Sự chán nản không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó luôn là thế. Điều thực sự quan trọng là cách tiếp cận của chúng ta như thế nào với sự nhàm chán mà thôi. Khi tiến hành khảo sát một nhóm học sinh - nhóm thí nghiệm nhận thấy rằng nhóm cố gắng lảng tránh sự buồn chán bằng việc ăn vặt, xem TV, lên mạng xã hội luôn tỏ ra kêu than nhiều hơn so với nhóm chấp nhận buồn chán là không thay thế được
Nhà tâm lý học Francoise Wemelsfelder cho rằng lối sống siêu kết nối của chúng ta có thể là nguyên nhân gây ra buồn chán. Xã hội hiện đại có quá nhiều thứ gây ra sự kích thích nhưng chúng ta lại không có đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là thứ thực sự có ý nghĩa. Cô cho biết, thay vì luôn khao khát tìm kiếm những thứ mang tính chất lấp đầy não, có lẽ chúng ta nên đặt điện thoại xuống để kết nối trực tiếp với thế giới theo một cách ý nghĩa hơn.
Hanoi, April 4th, 2019
- Johnny English -
Bài viết được dịch từ Reading Passage 2 Task 1 Cambridge IELTS Practice Tests 13