Trước khi vào bài viết, mình muốn các bạn phân biệt 1 chút giữa các định nghĩa sau:
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là thứ chúng ta sử dụng hàng ngày, và ai cũng biết rằng ngôn ngữ có tính giao tiếp. Tuy nhiên, ngôn ngữ không đơn thuần là vậy, nó còn có tính nhận thức (2 chiều: nhận thức tác động lên ngôn ngữ và ngược lại)
+ Ngôn ngữ mẹ đẻ: Thực ra có chút khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đầu tiên trẻ được học (mẹ có thể là người Việt Nam, nhưng lấy chồng người Đức, con sinh ra ở Đức và học ngôn ngữ đầu tiên là tiếng Đức). Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết của mình, chúng ta sẽ quy định ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên trẻ tiếp thu.
+ Acquisition vs learning (tiếp thu vs học tập): Acquisition là quá trình xảy ra trong vô thức hoặc tiềm thức, mang tính chất tự nhiên. Learning là việc học có ý thức, và ở trong ngữ cảnh được hướng dẫn.

1. Các đặc tính ngôn ngữ ở trẻ em
Ngôn ngữ trẻ em có các đặc tính sau đây:
- Quá trình tiếp thu ngôn ngữ giống nhau với toàn trẻ em trên thế giới.
- Phản ánh trật tự từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ
- Khả năng áp dụng những quy luật do chúng tự tạo ra.
2. Quá trình phát triển của ngôn ngữ mẹ đẻ
- 3 năm đầu đời: Âm thanh đầu tiên một đứa trẻ tạo ra là tiếng khóc. Chúng cũng giao tiếp với người lớn trong những tháng đầu tiên bằng tiếng khóc: Khóc khi đói, khóc khi buồn ngủ, buồn vệ sinh... Sau đó chúng ta nghe thấy những tiếng gật gù, bập bẹ khi chúng chơi với những đồ chơi của mình.Tuy rằng trẻ con lúc đó không có ý thức về những âm thanh chúng phát ra quá nhiều, nhưng chúng lại có thể nhận ra sự khác biệt giữa tiếng của mẹ mình hay tiếng của một người xa lạ. Hơn nữa, các nhà khoa học còn nhận thấy trẻ con có sự phân biệt được sự khác nhau giữa từ "pa" vs "ba" cho dù không hiểu về ngữ nghĩa. Các bà mẹ thường nói chuyện với con khi còn mang thai, hoặc khi chúng là trẻ sơ sinh thì hay nói chuyện bằng tông giọng cao, ngôn ngữ đơn giản và lặp đi lặp lại. Điều này sẽ có tác động tốt đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (tăng input). Nhưng nếu một bà mẹ tăng input ngôn ngữ cho con bằng cách cho con nghe nhiều tivi, đài báo thì sao? Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho trẻ em nghe những âm thanh từ các thiết bị điện tử thôi chưa đủ, để học và phân biệt các âm tốt hơn, chúng cần có sự tương tác với người lớn (Conboy and Kuhn, 2011). 

Sẽ mất một thời gian để đứa trẻ phản ánh tính chất của ngôn ngứ mẹ đẻ trước khi chúng kết nối ngôn ngữ ấy với nghĩa. Vào cuối năm đầu tiên, hầu hết các đứa trẻ hiểu được một vài từ thường xuyên lặp lại xung quanh chúng. Sau 12 tháng, các đứa trẻ bắt đầu nói được một vài từ đơn giản. Vào sinh nhật lần thứ 2 của chúng, chúng sẽ có khả năng nói được từ 50 - 100 từ. Vào thời gian này, chúng bắt đầu ghép các từ với nhau như "mẹ, đói", "bố về"... Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ phát triển theo nhận thức của trẻ. Ví dụ trẻ chưa thể sử dụng những từ ngày mai, ngày kia cho tới khi chúng hình thành nhận thức về thời gian. Đến khi trẻ khoảng 3 tuổi, số lượng từ vựng là khoảng 900 từ. (Miller& Gildea)
Trong 3 năm đầu đời, trẻ con cũng đã bắt đầu hình thành nhận thức về mặt ngữ pháp. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất được thực hiện bởi Roger Brown cùng cộng sự của mình đã chỉ ra một số ngữ pháp mà trẻ tiếp nhận được trong tiếng Anh
+ Hiện tại tiếp diễn 
+ Danh từ số nhiều
+ Động từ quá khứ bất quy tắc
+ Sở hữu
+ Mạo từ "the" và "a"
+ Động từ theo quy tắc thì quá khứ
+ Động từ theo sau  bởi ngôi 3 số ít trong thì hiện tại đơn
+  Động từ tobe
Brown chỉ ra rằng những đứa trẻ biết sử dụng những ngữ pháp phía dưới danh sách kia, cũng sử dụng tốt những ngữ pháp phía bên trên. Nhưng chiều ngược lại lại không đúng, những đứa trẻ sử dụng được ngữ pháp bên trên chưa chắc đã sử dụng được ngữ pháp bên dưới. Điều đó cho thấy trật tự tiếp nhận ngữ pháp của trẻ. Bên cạnh đó cũng cần chú ý rằng, tốc độ tiếp thu ngữ pháp ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Trong nghiên cứu của Brown với 3 đứa trẻ, Eve tiếp thu hầu hết các ngữ pháp trên lúc 2,5 tuổi, nhưng Sarah và Adam phải đến khi chúng 3- 4 tuổi. Tuy khác nhau về số tuổi, nhưng trật tự trên vẫn không đổi. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích trật tự trên, nhưng chưa có giải thích nào thỏa đáng. Các nhà khoa học kết luận trật tự trên là sự hình thành và kết hợp của rất nhiều tác nhân khác nhau (:v). 
Trẻ con cũng tự tạo cho chúng những quy luật về ngữ pháp nhất định. Một thử nghiệm nổi tiếng tên là the "wug" test được làm để chứng minh điều đó. Thử nghiệm này khá thú vị. Ví dụ:
"Here is a wug (một từ không có trong tiếng Anh). Now there is 2 of them. There are 2 ____", và đứa trẻ sẽ tự động thêm "s" vào sau từ "wug" đó. Hay như: "Here is the man knows how to bod. Yesterday he did the same thing. Yesterday  he _____", và rồi ta sẽ nhận được câu trả lời là "bodded". Bằng việc khái quát hóa các quy luật chúng gặp trước đó, chúng áp dụng với những từ chưa từng nghe bao giờ.
- Trước khi đi học: Khi trẻ được khoảng 4 tuổi, chúng đã có thể đặt câu hỏi, yêu cầu hay kể được câu chuyện với thứ tự từ và ngữ pháp khá chính xác. Đến 4 tuổi, số lượng từ vựng chúng đạt được khoảng 1500 từ, 5 tuổi: 2100 từ. (Miller& Gildea)

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường rộng hơn trong gia đình, đã bắt đầu nói chuyện với nhiều người lạ. Chúng đã bắt đầu khám phá và nhận ra sự đa dạng trong cách sử dụng ngôn ngữ với các đối tượng khác nhau. Trẻ dành hàng ngàn giờ để giao tiếp, nghe những cuộc nói chuyện, xem phim... Tuy rằng giai đoạn này trẻ đã tiếp xúc với ngôn ngữ phức tạp hơn, nhưng đến khi đi học, chúng có những cơ hội mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình. 
- Giai đoạn đi học:
Khi trẻ 6 đến 7 tuổi, chúng tiếp thu được khoảng 2500 từ. Cứ như vậy cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học, chúng có số lượng từ vựng khoảng 40.000 - 60.000 từ (Miller& Gildea).
Các từ vựng ấy được tiếp thu theo thứ tự các chủ đề sau:
+ Con người
+ Động vật
+ Thức ăn
+ Các bộ phận cơ thể
+ Quần áo
+ Phương tiện 
+ Vật dụng gia đình
+ Không gian và chuyển động
+ Thói quen thông lệ
+ Các hoạt động
Đây cũng là một gợi ý cho các thầy cô khi dạy tiếng cho trẻ tham khảo các chủ đề. Và bởi vì trẻ học từ mới rất nhanh bằng cách liên hệ với những từ cũ chúng đã biết, nên các thầy cô cũng chú ý khi dạy từ mới hãy liên kết với những từ trẻ đã biết. 

Những năm đi học này, đặc biệt việc học đọc là một tác nhân thúc đẩy rất lớn đến số lượng từ vựng của trẻ. Việc đọc cũng giúp trẻ hiểu nghĩa của từ trong các ngữ cảnh khác nhau. Trẻ biết rằng một từ có nhiều nghĩa khác nhau, dẫn đến chúng rất thích những câu chuyện cười, những câu đố mẹo mà chúng cũng thích đố bạn bè hay bố mẹ. Số lượng từ vựng của trẻ tăng khoảng vài trăm đến vài nghìn từ 1 năm, phụ thuộc vào việc đọc của chúng như thế nào (Nagy, Herman, Anderson, 1985). Bên cạnh đó, trẻ cũng phân biệt được ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói khác nhau như thế nào, nhận diện được các ngôn ngữ trong từng văn cảnh phù hợp (ngôn ngữ tự sự, báo chí, nghiên cứu...)

Trong phần sau mình sẽ viết về 3 thuyết chính giải thích về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: Behaviorism, Nativism, và Constructivism. Bài viết của mình được tổng hợp từ cuốn How languages are learned (Pasty M. Lightbown and Nina Spada) và bài giảng của thầy Lê Văn Canh trong môn Language Learning Theory của chương trình đào tạo TESOL liên kết giữa trường Đại học Hà Nội và Victoria ở Úc. Bài viết trên được tổng hợp theo những gì mình tiếp thu được, nếu có gì chưa hợp lí mong mọi người góp ý thêm.
#Pidihoc
Phần 2: