Hi lad', đã lâu không gặp.

Gần đây mình có tìm hiểu một chút về Từ nguyên học - EtymologyNguồn gốc của từ - Word Origins, thấy khá hay ho nên cũng muốn share với mọi người. Chủ yếu chỉ là lụm lặt lại trên mạng từ nhiều nguồn, nhưng hy vọng là sẽ mang đến cho 500 anh em vài thứ bổ ích.
---
Từ “sarcasm” (mỉa mai, chế nhạo, châm chọc) xuất phát từ từ “sarkazein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “to tear flesh”. Wew, không thể hợp lý hơn.

---
"Daisy" (hoa cúc) chính là từ “Day’s eye” mà ra, bởi vì hoa cúc nở ra vào buổi sáng và khép cánh lại vào ban đêm.

---
Nhiều người vẫn cho rằng, tín hiệu cấp cứu SOS mà những “chiếc thuyền ngoài xa” phát đi để kêu gọi sự giúp đỡ là viết tắt của cụm từ “Save Our Ship”, “Save Our Souls”, hoặc “Send Out Succour”, nhưng tất cả đều không đúng. Tín hiệu SOS được thông qua lần đầu vào năm 1905 bởi Chính phủ Đức, nên việc nó đại diện cho một cụm từ viết tắt tiếng Anh có vẻ sai sai. Và thực sự thì SOS không phải là viết tắt của bất kỳ cụm từ nào cả. SOS được chọn làm tín hiệu cấp cứu là bởi vì nó đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận biết và dễ truyền đi, kể cả bằng mã Morse (tạch tạch tạch, tèn tèn tèn, tạch tạch tạch) hay bằng hình vẽ trên mặt đất (nhìn xuôi hay ngược vẫn như nhau).


---
Không phải đến tận kỷ nguyên của máy vi tính, người ta mới dùng từ “bug” (nghĩa gốc là con bọ) để chỉ những lỗi phần mềm hoặc ứng dụng. Ngay vào thời kỳ của máy tính cơ điện tử (như máy ENIAC, hoặc các máy tính đời đầu có kích thước khủng bằng một toa tàu), đã có trường hợp côn trùng chui vào bên trong và nằm chết kẹt ở các điểm tiếp xúc của các rờ-le, dẫn đễn sự cố khi vận hành máy. Thế là "bug" trở thành một từ chuyên môn trong lĩnh vực máy tính. Nhưng cũng có thể từ này đã được dùng với nét nghĩa là sự cố hay lỗi kỹ thuật từ trước đó nữa. Bằng chứng là, từ “bug” đã xuất hiện trong một ngữ cảnh mang tính kỹ thuật và được ghi nhận hẳn hòi trong từ điển Oxford in năm 1889, ấn bản của Pall Mall Gazette:
“Mr. Edison, I was informed, had been up the two previous nights discovering 'a bug' in his phonograph - an expression for solving a difficulty, and implying that some imaginary insect has secreted itself inside and is causing all the trouble”
(Tạm dịch: Tôi được báo là ông Edison đã thức trắng 2 đêm liền để xem phonograph, thể loại insect… gì gì đấy...)

---
Từ “flea market” (chợ trời) là một từ được dịch sát theo kiểu word-by-word từ một cụm từ tiếng Pháp là marché aux puces, trong đó flea tương ứng với puces, nghĩa là con bọ chét, con chấy. Cụm từ gốc tiếng Pháp vốn là tên gọi được đặt cho một khu chợ ở Paris chuyên mua bán đồ cũ, đồ si-đa; và vì là hàng second-hand nên việc khuyến mãi thêm bọ chét để kích cầu cũng là điều dễ hiểu.

---
Một set tennis sẽ bắt đầu bằng tỉ số love – love giữa 2 tay vợt, có nghĩa là 0 – 0. Nhưng tại sao lại dùng từ love để chỉ số 0 ?
Có người cho rằng, love chỉ là cách đọc trại đi theo tiếng Anh của từ tiếng Pháp l’oeuf, có nghĩa là quả trứng. Quả trứng thì lại có hình dạng giống như số 0, quá chuẩn. 
Lại có người cho rằng, nó bắt nguồn từ cụm từ “to play for love”, nghĩa là làm vì đam mê. Tôi chơi không phải vì thắng thua mà đơn giản là vì tình yêu và tinh thần thể thao. 
Wew, cuối cùng thì cũng chẳng biết là ai đúng ai sai. 0-15-30-40, tôi có đánh rơi nhịp nào không ?

---
Checkmate – Chiếu tướng, có nguồn gốc từ tiếng Ả - rập – Shah mat, có nghĩa là “the King is dead”.

---
Quarantine – sự cách ly, sự kiểm dịch; có nguồn gốc từ số 40 trong tiếng Latin - quadraginta, với ý chỉ khoản thời gian 40 ngày lưu lạc trong hoang địa của Chúa Jesus. Con số 40 ngày, trước đây được quy định là khoản thời gian tối đa mà một góa phụ được phép ở lại trong ngôi nhà của người chồng quá cố. Và 40 ngày cũng là thời gian mà một chiếc tàu phải neo đậu cách ly bên ngoài cảng, nếu bị nghi là mang theo mầm mống bệnh dịch.


---
Từ “goodbye” không đơn thuần chỉ là sự kết hợp giữa “good” và “bye”. Đây thực chất là dạng rút gọn của câu “God be with you” – “God b’ w’ y” – “Goodbye”.














Wew, goodbye lad', hẹn gặp lại ở những phần sau.