Toán học ứng dụng trong thực tế (phần 1)
Chúng ta đã quá quen thuộc với toán học, các bài toán từ tiểu học đến phổ thông. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết được...
Chúng ta đã quá quen thuộc với toán học, các bài toán từ tiểu học đến phổ thông. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết được những ứng dụng thực tế trong đời sống của toán học. Nhưng các bạn có biết không, thế giới này tồn tại là nhờ có toán đó :).
Từ nay, mình sẽ viết một loạt bài viết về các ứng dụng thực tế (rất rất thực tế) trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu các bạn muốn biết toán học thú vị và quan trọng như thế nào, thì theo dõi loạt bài viết này của mình nhé.
Bài toán phần 1
Bài toán đầu tiên mà mình muốn chia sẽ với các bạn đó là bài toán phổ thông: Phương trình đường tròn tâm O(x, y) bán kính R trên tọa độ Oxy. Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với bài toán này, làm rất nhiều nữa. Và ứng dụng thực tế của bài toán này là hệ thống định vị GPS mà chúng ta biết ngày nay. Chắc hẳn chúng ta ai cũng dùng điện thoại và biết GPS là gì. Vậy GPS với bài toán phương trình đường tròn liên quan ra sao?
Đầu tiên, ta có bài toán như sau:
Cho hệ tọa độ Oxy, đường tròn tâm O bán kính bằng 1 và điểm A trên đường tròn. Làm sao chúng ta xác định tọa độ của điểm A?

Bước 1: Ta lấy 2 điểm B và C với tọa độ bất kì. Ta dùng thước đo khoảng cách đoạn AB, AC.
Bước 2: Ta viết phương trình đường tròn tâm B (tọa độ đã biết) và bán kính AB (đã đo được)
Bước 3: Ta viết phương trình đường tròn tâm C với bán kính AC.
Bước 4: Ta giải phương trình và tìm giao điểm của 3 đường tròn, giao điểm đó chính là điểm A cần tìm.

Hiểu GPS này:
Ta xem đường tròn tâm O là trái đất.
Điểm A là chúng ta, người cần định vị.
Điểm B, C là các vệ tinh bay xung quanh trái đất.

Bởi vì chúng ta sống trên bề mặt trái đất, nên các điểm A sẽ chỉ nằm trên đường tròn tâm O.
Tọa độ các vệ tinh B, C là hoàn toàn xác định được.
Khoảng cách AB, AC xác định bằng cách trao đổi sóng giữa vệ tính và thiết bị. Dựa vào thời gian và vận tốc -> khoảng cách.
Từ đó, các vệ tinh tính toán và xác định tọa độ (kinh độ, vĩ độ) của chúng ta trên trái đất.
Từ kinh dộ, vĩ độ, thiết bị xác định địa điểm cụ thể mà chúng ta đang ở.
Trong thực tế thì sao?
Trong thực tế là hệ tọa độ Oxyz, nên chúng ta cần ít nhất 3 vệ tinh.

Nhưng thực tế, để tránh sai sót, người ta dùng đến 4 vệ tinh để xác định chính xác nhất có thể vị trí của chúng ta.

Rất thú vị phải không nào? Từ bài toán đơn giản phổ thông, toán học phát triển lên thành một công nghệ vô cùng quan trọng và hữu ích ngày nay. Các bạn thấy đấy, GPS nghe thì có vẻ rườm rà (vệ tinh, công nghệ thông tin...) nhưng nó là ý tưởng từ bài toán chúng ta học từ cấp 3 đấy :). Mong rằng bài viết này cung cấp thông tin thú vị đến mọi người.

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
nguyenbaopc
Ý tưởng về chuỗi bài viết rất hay. Nhưng để bài viết có chất lượng và chính xác, bạn phải vững lý thuyết toán, hơn nữa sau khi bạn tự suy luận, bạn nên kiểm chứng suy luận của mình với 1 nguồn tài liệu thực tế nào đó ví dụ search "how does GPS work?" để đảm bảo độ chính xác trước khi viết bài.
Phần mình viết dưới đây hoàn toàn mang tinh thần đóng góp và mong muốn mọi người vui vẻ cảm nhận vẻ đẹp của Tư duy logic. nếu cho chỗ nào chưa đúng mọi cứ góp ý.
*Bài toán nền tảng của vấn đề này :*Cho 3 điểm A, B, C đã xác định. Tìm điểm I. Biết khoảng cách từ I đến 3 điểm A, B, C lần lượt là x, y, z
*Trả lời: *Ta lần lượt lấy 3 điểm A, B, C làm tâm rồi vẽ các đường tròn có bán kính là x, y, z. Thấy giao điểm ở đâu thì đó chính là điểm I.
Có lẽ câu trả lời trên không làm bạn ngạc nhiên vì bạn đã nghe về nó ở đâu đó rồi. Nhưng ta thử đào sâu thêm 1 chút để thấy điểm thú vị nhé.
*Tại sao trả lời được như vậy: *Vì tính chất/ định nghĩa của đường tròn. Trong hình học phẳng, đường tròn là tập hợp của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách nào đó. Phải có cái điểm cho trước đó, cái mà bạn hay gọi là Tâm và cái khoảng cách (bán kính) thì mới xác định được đường tròn nhé.
*Vì sao phải cần 3 Tâm điểm để xác định 1 điểm?*
Nếu không có dữ kiện nào, ta chỉ có thể nói điểm I cần tìm, là một điểm nào đó trong vô số điểm trên mặt phẳng.
Với dữ kiện điểm I cách A một đoạn bằng x ta có thể phát biểu "I phải là một điểm nằm trên đường tròn tâm A bán kính x"
*vẻ đẹp của tư duy logic là ở đây, chưa cần động tay động chân, hay tính toán gì cả. ta đã loại trừ được rất rất nhiều kết quả sai, và thu hẹp được phạm vi tìm kiếm. Sherlock Holmes hay Conan cũng chỉ tư duy logic như thế này thôi nhé!!!
Đã Biết được I phải ở trên đường tròn tâm A, nhưng chặng đường vẫn còn dài vì thật sự có vô số điểm trên đường tròn tâm A.
*2 tâm điểm thì sao?*
Không chỉ nằm trên đường tròn tâm A bán kính x, điểm I còn nằm trên đường tròn tâm B bán kính y.
Về lý thuyết: Trên 1 mặt phẳng (2 chiều) 2 đường tròn có thể có mấy giao điểm? Câu trả lời là có 3 trường hợp:
1. Không có giao điểm. (đường tròn này ở trong đường tròn kia, hoặc 2 khoảng cách giữa 2 đường tròn lớn hơn tổng 2 bán kính).
2. Có 1 giao điểm (2 đường tròn tiếp xúc)
3. Có 2 giao điểm (2 đường tròn cắt nhau)
Về bản chất Đây là phép toán "GIAO CỦA 2 TẬP HỢP"
*Từ 1 Tâm lên 2 Tâm, ta đã loại trừ đc rất nhiều điểm xuống còn 2 điểm khả nghi.*
*Để xác định I là điểm nào trong 2 điểm trên: ta vẽ tiếp đường tròn thứ 3 để biết trong 2 điểm kia điểm I là điểm nào.*
*Kết luận: ta phải cần ít nhất 3 tâm điểm, 3 khoảng cách để xác định 1 điểm. *
Xem hình này để dễ hình dung tất cả lập luận trên.
https://hubtechinsider.files.wordpress.com/2011/07/how_gps_works6.jpg
Nếu bạn hiểu tất lập luận của mình ở trên, bạn sẽ thấy câu "lấy 2 điểm B, C BẤT KÌ", hay câu "Đo khoảng cách AB, rồi vẽ đường tròn AB" (Đo được AB thì cần gì tìm A nữa) là chưa đúng logic 100%. Cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết luận phải tuyệt đối chính xác trong Logic suy luận.
Nếu khoảng cách chỉ bằng tờ giấy, bạn chỉ cần 1 cái compa là xác định được. Trong thực tế người ta dùng phép Giải tích hình học:
Từ tọa độ A(xA, xA); B(xB, yB); C(xC, yC) rồi viết phương trình đường tròn, rồi giải hệ phương trình ta sẽ tính được I (xI, yI)
-------------------
Tại sao có GPS
Có một quốc gia trong cuộc chạy đua với 1 nước khác đã phóng lên không gian 1 vệ tinh (chắc bạn đoán được nước nào phóng vệ tinh đầu tiên rồi phải không?).
Vệ tinh phát sóng về trái đất. Có 2 nhà khoa học mới nhận ra là: Lúc vệ tinh ở trên đầu Trạm mặt đất là lúc tín hiệu mạnh nhất, ngược lại lúc vệ tinh ở bán cầu ngược lại với Trạm thì hoàn toàn không có tín hiệu nào cả. Và vệ tinh chuyển động qua lại 2 trị trí trên theo 1 chu kì cố định.
Vậy là ta có được phương trình vị trí của Vệ tinh so với Trạm mặt đất, theo thời gian. Ví dụ ở 1/4 chu kì thì vệ tinh ắt đang ở vị trí cách trạm trái đất 1/4 vòng trái đất, 1/2 chu kì là ở bên kia trái đất (1/2 vòng). 1 chu kì thì lại quay lại ở trên đầu Trạm.
*Vậy là vị trí của Vệ tinh đã ở trong lòng bàn tay rồi, một vật chuyển động liên tục nhưng ta luôn có thể tính được chính xác vị trí của nó ở 1 thời điểm thì coi như là một ĐIỂM XÁC ĐỊNH*
Vậy nếu bây giờ ta có 1 cái máy cầm tay, có thể tính được khoảng cách của ta với vệ tinh (đã xác định) thì ta coi như tính được vị trí của mình.
*Tại sao cần 4 vệ tinh?*
VÌ trong không gian tập hợp những điểm cách đều một điểm cho trước là một *HÌNH CẦU* chứ không phải đường tròn.
2 Hình cầu nếu giao nhau sẽ tạo thành 1 đường tròn.
Giao đường tròn này với hình cầu thứ 3 sẽ tạo thành 2 điểm.
2 điểm này giao với hình cầu thứ 4 sẽ là vị trí cần xác định.
Và trong GPS thực tế người ta không sử dụng Tâm trái đất để tính nhé. Vì khoảng cách của bạn tới tâm là khác nhau, ví dụ độ cao trên núi, trên khinh khí cầu hay dưới đồng bằng là khác nhau.
*Câu hỏi mở rộng: hệ thống GPS gồm bao nhiêu vệ tinh*
Tới đây thì mình buồn ngủ rồi. Các bạn tự tham khảo nhé.
https://hubtechinsider.wordpress.com/2011/07/06/how-does-gps-work/
- Báo cáo
dat_le
Phần kiến thức bạn thêm vào giúp mình hiểu thêm nhiều về hoạt động của GPS.
Tuy nhiên có 1 điều mình chưa hiểu lắm khi bạn bảo rằng "Đo khoảng cách AB, rồi vẽ đường tròn A (Đo được AB thì cần gì tìm A nữa??)" vì trong điều kiện bài toán của bạn, mình phải có khoảng cách từ điểm I cần tìm tới điểm A ,B là x,y mới có thể tìm ra được tọa độ điểm I.
- Báo cáo

Một ly nâu đá
Đã upvote cho bài hay. Hóng bài tiếp theo 

- Báo cáo
Tuấn Đàm
Rất hay...hóng phần 2
- Báo cáo

Yamikage
Hay. Đã thank và tín dụng
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Hay lắm bruh
- Báo cáo