Trước giờ, mình thấy có nhiều bài nói về chủ đề này quá rồi. Phân tích chuyên sâu lẫn giải pháp ở tầm vĩ mô cũng đa dạng không kém. Thôi thì mình sẽ chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và quan sát được ở mức thực tiễn hơn.
1. Cha mẹ độc hại Và trước hết, chúng ta cần biết thế nào là cha mẹ độc hại đã chứ. Mình chôm được cái này trong cuốn "Toxic Parents" và được dịch bởi Google Translate - Những bậc cha mẹ không thích hợp: Thường xuyên tập trung vào các vấn đề của riêng họ, họ biến con cái của họ thành những “người lớn nhỏ”, những người luôn dòm ngó chúng. - Người kiểm soát: Họ sử dụng cảm giác tội lỗi, thao túng và sự tốt bụng để định hướng cuộc sống của con cái họ. - Những người nghiện rượu: Mệt mỏi trong việc phủ nhận và thay đổi tâm trạng hỗn loạn, chứng nghiện của họ khiến họ không còn nhiều thời gian hoặc năng lượng cho những yêu cầu của việc làm cha mẹ. - Những kẻ bạo hành bằng lời nói: Cho dù lạm dụng công khai hay mỉa mai một cách tinh vi, họ khiến con mình mất tinh thần bằng những hành động thất vọng liên tục và cướp đi sự tự tin của chúng. - Những kẻ lạm dụng thể chất: Không có khả năng kiểm soát cơn thịnh nộ sâu sắc của bản thân, họ thường đổ lỗi cho con cái về hành vi có thể khắc phục được của chúng. - Những kẻ lạm dụng tình dục: Cho dù là khiêu dâm một cách rõ ràng hay ngấm ngầm, họ đều là những kẻ phản bội cuối cùng, hủy hoại chính trái tim tuổi thơ, sự trong trắng của nó.
2. Chịu đựng Đây là cách đầu tiên mình nghĩ tới và chắc nhiều người sẽ có sự hoài nghi. Nó sẽ được áp dụng trong các trường hợp bạn sai rành rành và bị bố mẹ bắt phạt ở mức độ nhẹ nhàng như bị ăn chửi, bị so sánh, bêu riếu, đánh đập nhẹ nhàng (bạo lực dưới mọi hình thức là sai trái). Ngoài lề một chút, mình nghĩ là do bố mẹ không biết cách phạt con cái khi gặp trường hợp này chứ cá nhân mình sẽ bắt con cái làm việc nhà hoặc cắt lợi ích của chúng nó (ai có cách gì khác ko?)
3. Nói đạo lý Cách này phụ thuộc rất nhiều yếu tố - Tính đúng sai của sự việc - Trạng thái hai bên - Địa điểm, thời gian - Sức nặng lời nói của bạn hay sự tôn trọng bố mẹ dành cho bạn Ví dụ như. Bạn sai mà còn cố cãi thì là ngu. Sai ít hoặc đúng nhưng chọn sai thời điểm khi 2 bên căng thẳng hoặc giữa lúc đông người (dễ đánh vào sự tự tôn của bố mẹ) thì bạn cũng ngu không kém. Nói bài vở vậy chứ mình là 1 đứa ngu trong mấy vụ này. Mình đánh giá cách làm nói đạo lý này là cách tệ nhất (trừ khi bạn khéo). Thường sẽ khiến vụ việc trầm trọng hơn. Sẽ cần các cách nặng hơn để giải quyết.
4. Thỏa thuận Đây chắc là 1 nhánh của cách nói đạo lý ở trên vì liên quan tới sức nặng lời nói của bạn. Bố mẹ có thể không nhận ra, hành vi độc hại của họ dựa trên mục đích có lợi cho họ chứ chưa chắc có lợi cho con cái. Tức là bạn đem lại lợi ích gì đó cho họ. Bạn cần nhận ra những lợi ích đó để đem ra thỏa thuận như là thành tích học tập, thể thao hay chăm chỉ làm việc nhà, giúp việc kinh doanh của gia đình.
Ví dụ ngay trên bản thân mình. Nhà mình bán bia và khá đông khách trong khoảng vài tháng, mỗi ngày sẽ làm khoảng 4, 5 tiếng. Mình và em gái cũng chia nhau làm hết việc nhà. Thành tích của mình cũng không tệ. Và mình đem nó ra thỏa thuận là sẽ chỉ học thêm môn Toán 2 buổi 1 tuần, ngoài giờ làm và làm hết việc nhà, thời gian rảnh mình toàn quyền làm điều mình thích. Nhiều lần bị đánh đập giữa lúc bán hàng. Mình không làm gì mấy ngày sau luôn. Sau một thời gian, bố mẹ lại tự khắc nhờ mình đi làm lại. Cách này có cái hay là trong những trường hợp tồi tệ, bạn có thể lấy nó ra để đe dọa ngược khiến bạn thoát nạn. Nhược điểm khá nhiều, bạn cần có lợi ích đem lại cho bố mẹ, nhận ra nó, tinh thần tốt một chút để thỏa thuận. Đôi khi, 2 bên đều phá vỡ thỏa thuận và mọi việc trở lên cực kỳ tồi tệ. Đều không đạt được thứ mình muốn lại còn hại ngược bản thân. Không ăn được sẽ đạp đổ.
5. Trốn tránh Câu giờ, né đòn, chạy gấp, kiếm bia đỡ đạn, tìm chỗ trú. Một cách quá quen thuộc với nhiều người rồi. Đa số chỉ chạy trốn ở thực tại. Ở thực tại không chạy được thì thường sẽ trốn vào thế giới ảo hay bi quan hơn là tự tử. Mình không có điều gì để nói ở cách này cả (rất mong nhận được đóng góp từ các bạn)
6. Tìm đồng minh, nhờ và nhận sự trợ giúp Ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em, bạn bè và đôi khi là hàng xóm hoặc bất kỳ ai đều có thể trở thành đồng minh của bạn. Những đồng minh này có thể giúp bạn đưa ra lời khuyên can, giúp bạn có chỗ trú nếu bị đuổi ra khỏi nhà, thậm chí đỡ đòn và cứu mạng của bạn. Quan trọng là bạn có chủ động nhờ và nhận sự giúp đỡ từ mọi người hay không. 7. Phản kháng Ở mặt tích cực đó là những người con tìm hiểu về bố mẹ, học cách thay đổi họ theo hướng tích cực, ngăn cản các hành vi sai trái (thường sẽ ở độ tuổi trưởng thành có sức nặng trong gia đình, có sự độc lập, tự quyết và trách nhiệm). Cũng có thể là tự phản kháng trong trường hợp nguy hiểm tới tính mạng. Ở mặt tiêu cực chính là những đứa con có tâm lý trả thù bố mẹ. Chơi bời lêu lổng tìm đến thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Hay sống tự kỷ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình hoặc tìm cách tự sát khiến bố mẹ hối hận, đau khổ.
8. Lời kết Mình khá băn khoăn khi viết bài vì người cần chưa chắc là người đọc trên Spiderum. Mà những bạn trẻ có bố mẹ độc hại thì chưa chắc có hứng thú đọc, có thể hiểu. Muốn áp dụng những cách trên cần có chút khéo léo, tính cách biết co biết giãn (đừng cứng như mình gãy sớm quá), có đủ nhận thức sự việc đúng sai (chắc mình sẽ cần cảm ơn manga, anime và phim ảnh về việc này). Hi vọng bài viết có giúp ích gì đó cho các bạn. Rất mong nhận được nhiều góp ý để hoàn thiện thêm bài viết này (mình cảm thấy chưa hài lòng lắm :/) Cảm ơn nhiều :D P/S: Một video mình từng xem, truyền đạt tốt hơn bài viết của mình đấy