Cách Loài Người Tuyệt Chủng (Thiên Đường Người - P1)
Xã hội đang ngày càng hiện đại, con người ngày càng tiến bộ và mức sống cũng ngày càng được nâng cao, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi con...
GIỚI THIỆU
Tôi không biết liệu còn đủ thời gian để thay đổi tương lai không, nhưng tôi biết tôi cần làm gì đó để cứu lấy dân tộc của mình trước khi cuộc tuyệt chủng của loài người sẽ bắt đầu sẩy ra vào 10 năm tới. Và những gì tôi đang làm hiện tại sẽ thay đổi tương lai của chính thế hệ mai sau
Xã hội đang ngày càng hiện đại, con người ngày càng tiến bộ và mức sống cũng ngày càng được nâng cao, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi con người sẽ phát triển đến khi nào thì dừng lại. cách đây một vài thập kỷ, đã có một nhà khoa học băn khoăn về điều đó ông chính là Joln B.Calhoun, Calhoun đã thực hiện một loạt thí nghiệm nổi tiếng về hành vi xã hội của loài chuột, từ đó đưa ra xuy đoán về tương lai của loài người. Tất nhiên sẽ có người đồng tình, có người phản đối với những gì Calhoun đúc kết. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể cứ thế sống vô tư mà không băn khoăn chút nào về tương lai của chính chúng ta.
Nếu như tôi nói với các bạn rằng chúng ta chỉ còn hơn 10 năm trước khi xã hội này trở nên bất ổn, và con người đang tiến đến gần hơn tới giai đoạn tuyệt chủng thì sao?. Chính tại thời điểm này nếu tôi có thể đưa đất nước của mình tiến gần hơn tới "Xã Hội Chủ Nghĩa", hình thái cuối cùng của xã hội loài người và ngăn chặn sự tuyệt chủng của chính nhân loại thì sao?.
MỞ ĐẦU: THÍ NGHIỆM VŨ TRỤ SỐ 25
- Năm 1968, chuyên gia về hành vi và kiểm soát dân số động vật là giao sư Jolh B.Calhoun đã lập ra một phòng thí nghiệm khét tiếng nhất lịch sử , với tên gọi "vũ trụ số 25". Cố gắng tìm hiểu xem mật độ dân số cao, ảnh hưởng thế nào đến hành vi của các con vật, Calhoun và các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại các "thiên đường chuột". Thí nghiệm do Calhoun xây dựng sẽ cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho 4 cặp chuột trong một không gian giới hạn, và quan sát quá trình phát triển của quần thể chuột. Chuột ở "vũ trụ số 25" sẽ được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống để chúng có thể ăn uống thỏa thích, nguyên liệu làm tổ sẽ được cung cấp đầy đủ và sạch sẽ để chuột cái có thể nuôi chuột con một cách thuận lợi nhất. Diện tích lồng có thể có thể chứa được đến 500 con, từ bốn cặp chuột giống được chọn là những con khỏe mạnh nhất từ viện y tế quốc gia để loại trừ nguy cơ bệnh dịch hoặc dị tật bẩm sinh. Ông đã đặt tên cho nơi này là "Thành Phố Chuột". Hạn chế duy nhất của chúng là chỉ có thể di chuyển bên trong thành phố chuột.
![img_0](https://images.spiderum.com/sp-images/21a9c790bf1411ee85ca4b391eba5dd7.jpeg)
Lần Thí Nghiệm Đầu Tiên
- Ban đầu John B.Calhoun đã đặt 5 con chuột đã mang thai vào thành phố chuột nhưng số lượng chuột không bao giờ vượt quá 200 con, chỉ ổn định ở mức 150. Nhỏ hơn rất nhiều so với sức chứa tối đa của thành phố chuột, thí nghiệm đầu tiên thất bại.
Tiếp Túc Nghiên Cứu Và Thất Bại Lần 2
- 5 năm sau thất bại của thí nghiệm chuột đầu tiên. Calhoun tham gia bộ sức khỏe tâm thần, và có điều kiện tốt hơn để thiết kế một thí nghiệm chuột hoàn hảo hơn, lúc này ông đã có một đội ngũ làm việc cùng mình, họ cải tiến lại môi trường cũ, nơi ấy đã được chia thành 4 khu vực bao quanh bởi lưới điện dài 4,5m, rộng 4m và mỗi khu vực được trang bị thức ăn và nước uống không giới hạn, ngoài ra Calhoun còn trang bị khu nhà nhiều tầng nơi có những cầu thang soắn ốc để chuột di chuyển, nhóm cư dân chuột ở các khu vực bao gồm 32 con đực và cái bằng nhau và đều là những con trưởng thành có thể giao phối, theo kế hoạch chúng sẽ sinh sản nhanh chóng và sớm vượt qua con số 40. Nhưng mà Calhoun đã không dừng lại thí nghệm ở lúc đó, ông sẽ cho chúng sinh sản đến số lượng 80 và quan sát sự thay đổi của chúng, sau một thời gian ở cả bốn khu vực. Những con chuột đực mạnh bạo sẽ sở hữu nhiều con cái hơn, những con chuột đực yếu hơn chỉ có thể trốn tránh trong những góc chật hẹp.
![img_1](https://images.spiderum.com/sp-images/b671d310bf1711ee9b077b3571262ebe.png)
Lúc này những điều kỳ quặc đã bắt đầu sẩy ra, một số con chuột đực yếu ớt bắt đầu không còn cố gắng giao phối với chuột cái nữa mà chuyển sang giao phối với con đực mạnh hơn, và con đực mạnh hơn cũng không từ chối, những con chuột đực yếu thế được chia làm 3 loại. Loại đầu tiên là "Toàn tính luyến ái" (Pan sexsual), chúng sẽ không tham gia vào cuộc cạnh tranh xã hội nhưng chúng sẽ cố gắng quan hệ với bất cứ con chuột nào (bất kể giới tính hoặc độ tuổi), nhưng vì những con cái đã bị các con đực mạnh hơn chiếm lấy nên chúng chỉ giao phối với chuột cùng giới. Loại thứ 2 được Jolh B.Calhoun gọi là "kẻ du hành giấc mơ", chúng di chuyển rất chậm và hầu như không tương tác với những con chuột khác cũng như không tham gia hoạt động nào với xã hội. Loại thứ 3 được Calhoun đặt tên là "Kẻ thám hiểm", và chúng cũng thuộc dạng toàn tính luyến ai (Pan sexsual) nhưng không hoàn toàn giống loại đầu tiên, chúng sẽ điên cuồng đuổi theo con cái ngay cả khi con đực mạnh hơn tấn công, đây là loại cực đoan nhất. Ngoài ra John B.Calhoun cũng quan sát thấy hành vi xã hội giữa những con chuột xẩy ra thường xuyên hơn, chẳng hạn như là ăn uống cùng nhau đồng thời một số con chuột cái cái bỏ rơi chuột con hoặc gián đoạn quá trình chăm con khi thực hiện hành vi xã hội, thêm vào vào đó chuột cái ngày càng bị chuột đực cưỡng ép giao phối mọi lúc. Do ảnh hưởng của Androgens nội tiết tố nam khiến chúng suất hiện hành vi giết con của mình. Tỷ lệ tử vong của chuột con đã lên đến 96% và vấn để sinh sản của toàn bộ đàn chuột gần như bị đình trệ, Calhoun sau đó đã chọn ra 4 cặp chuột đực và cái khỏe mạnh nhất để khôi phục quần thể chuột nhưng không có con chuột con nào có thể sống sót cho đến lúc cai sữa, một lần nữa thí nghiệm thành phố chuột phải dừng lại
Quyết Thành Công Với Dự Án "Vũ Trụ Số 25"
- Mặc dù sau này John B.Calhoun đã thực hiện nhiều thí nghiệm tương tự nhưng kết quả không khả quan hơn vì đàn chuột đều chết. Năm 1962 Calhoun đã công bố kết quả 6 lần thí nghiệm đều suất hiện hành vi bất thường do mật độ dân số quá cao gọi là "sự tha hóa hành vi".
![img_2](https://images.spiderum.com/sp-images/c9cd0370bf2711ee85ca4b391eba5dd7.jpeg)
- Không từ bỏ mục tiêu Calhoun tiếp tục tạo ra một khu nhà cho loài chuột được gọi là "Vũ Trụ Số 25". Toàn bộ thí nghiệm này mất 11 năm từ khi lên kế hoạch cho đến lúc kết thúc, "Vũ Trụ Số 25" là một thiên đường thật sự cho loài chuột, ngoài nguồn thực phẩm và nước không giới hạn, các lưới điện cũng gần như được dỡ bỏ, 16 khu vục sống bao quanh một quảng trường rộng ở xung quanh, thức ăn và nước uống ở khắp nơi với sức chứa dự kiến là 3840 con chuột, lần này calhoun chọn 4 cặp chuột đực và cái để mà bắt đầu thí nghiệm. Ngoài chăm sóc y tế một cách hạn chế, ông không can thiệp vào quần thể chuột nữa, ban đầu chúng không thích ứng với môi trường này và phải mất một thời gian để làm quen, chúng thậm chí còn chiến đấu với nhau dẫn đến bị thương và tử vong, đến ngày 104 lũ chuột đã chuyển sang một giai đoạn mới , chúng sinh sản nhanh chóng và số lượng chuột tăng gấp đôi sau 55 ngày sự tăng trưởng vẫn tiếp tục đến ngày thứ 315. Từ lúc này tốc độ sinh sản đã giảm gấp 3 lần giống với các thí nghiệm trước đó, khi số lượng đàn đạt đến 600 con hình thành sự phân giai cấp xuất hiện những kẻ bị ruồng bỏ, trong điều kiện lý tưởng chuột bắt đầu sống thọ hơn và không chịu nhường chỗ cho những con sinh sau, nhóm chuột mạnh hơn sẽ thống trị một khu vực sống nào đó trong khi những con chuột yếu thế hơn sẽ tập chung ở khu vực trung tâm và chỉ quanh quẩn duy nhất tại nơi này. Những con chuột đực yếu thế được chia làm 3 loại. Loại đầu tiên là "Toàn tính luyến ái" (Pan sexsual), chúng sẽ không tham gia vào cuộc cạnh tranh xã hội nhưng chúng sẽ cố gắng quan hệ với bất cứ con chuột nào (bất kể giới tính hoặc độ tuổi), nhưng vì những con cái đã bị các con đực mạnh hơn chiếm lấy nên chúng chỉ giao phối với chuột cùng giới. Loại thứ 2 được Jolh B.Calhoun gọi là "kẻ du hành giấc mơ", chúng di chuyển rất chậm và hầu như không tương tác với những con chuột khác cũng như không tham gia hoạt động nào với xã hội. Loại thứ 3 được Calhoun đặt tên là "Kẻ thám hiểm"
![img_3](https://images.spiderum.com/sp-images/0137ee20bf2211ee8b5207ec07af6036.jpeg)
- Những con chuột ngày càng trở nên bất thường. Bạo lực nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Ăn thịt đồng loại và giết hại lẫn nhau xảy ra. Các con đực trở nên cuồng dâm và tỷ lệ đồng tính luyến ái ngày càng gia tăng. Calhoun gọi dòng xoáy này là “tha hóa hành vi”
- Biểu hiện tha hóa đầu tiên là một số con chuột đực bắt đầu có hành vi đồng tính luyến ái khi liên tục giao phối với bất kỳ con chuột nào tình cờ ở gần đó, dù là cái hay đực. Một số con chuột đực hoàn toàn trở thành đồng tính luyến ái hoặc cuồng dâm (hypersexual).
- Tuy nhiên những con chuột đực không thể đối đầu với tất cả những con chuột đực thế hệ mới, chúng quá mệt mỏi khi phải vừa bảo vệ lãnh thổ lẫn chuột cái của mình và bắt đầu có sự đứt gãy về tâm lý chuột cái ngày càng bị chuột đực cưỡng ép giao phối mọi lúc. Do ảnh hưởng của Androgens nội tiết tố nam khiến chúng suất hiện hành vi giết con của mình. Lúc này chuột cái vừa làm cha vừa làm mẹ, chúng phải chăm sóc con lẫn bảo vệ tổ của mình, chuột cái ngày càng hung dữ hơn thâm chí chúng còn làm tổn thương của mình. Rồi số chuột con lớn lên lại trở nên hung hãn hơn, có một nghịch lý là chuột mẹ đứng ra bảo vệ đám con, nhưng dần dần chuột mẹ cũng chút sự giận dữ lên chính con của mình. Chuột mẹ bắt đầu cắn chết con rồi co cụm lại trở thành "Nữ ẩn sĩ", và từ chối hoạt động giao phối, lúc này khả năng sinh sản giảm mạnh và tỉ lệ tử vong cao trong số những cá thể trẻ.
![img_4](https://images.spiderum.com/sp-images/59215310bf2711ee8b5207ec07af6036.jpeg)
- Đến ngày thứ 560 lúc này John B.Calhoun tin rằng quần thể chuột đã sụp đổ, sự diệt vong chỉ còn là vấn đề thời gian. Thời điểm này số chuột không tăng nữa, mức tối đa là khoảng 2000 con. Tỷ lệ tử vong là "100%", tỷ lệ sinh giảm xuống mức "0", đàn chuột dang trong cảnh chết dần vì bệnh dịch "Đồng Tính Luyến Ái" và "Ăn Thịt Đồng Loại".
- Ngoài việc giảm khả năng sinh đẻ, hành vi của chuột cái và chuột đực thay đổi đột ngột. Mối liên hệ xã hội bị phá vỡ, chuột đực không có lý do gì lại đột nhiên thích chiếm cứ lãnh thổ và nguồn thức ăn (trong khi có rất nhiều thức ăn và không gian). Chúng trở nên chán nản, lập “hội” riêng và thỉnh thoảng cắn xé nhau mà không có lý do. Nhiều con chuột cũng bắt đầu giết hại và ăn thịt lẫn nhau cho dù nguồn thức ăn thừa thãi. Tương tự, chuột cái cũng bắt đầu bỏ bê con cái, ngừng sinh sản và thậm chí tấn công con mình. Hậu quả là dần dần cả con cái và con đực đều ngừng sinh sản.
- Những chuột con sống sót nhưng bị mẹ ruồng bỏ, sẽ lớn lên mà không thể kết nối với xã hội chuột, chúng sống tách mình. Một nhóm nhỏ chuột cái và chuột đực tách mình khỏi xã hội chuột để sống trong các tầng cao hơn. Những con chuột này được gọi là "Trai Xinh" không làm gì ngoài việc ngủ, ăn và làm sạch lông. Chúng dường như mất hứng thú với mọi mối quan hệ xã hội, từ chối giao tiếp hay giao phối. Chúng không sinh nở, không giao tiếp mà chỉ quan tâm tới ăn uống, ngủ và chăm sóc cho bản thân
![img_5](https://images.spiderum.com/sp-images/7d26ab20bf2711ee9b077b3571262ebe.jpeg)
- Do số lượng chuột tham gia sinh sản ngày càng giảm nên số lượng chuột trong quần thể cũng suy giảm. Đến giai đoạn cuối, có những con không bị ảnh hưởng bởi bạo lực và tử vong được gọi là "Trai Xinh" và "Nữ Ẩn Sĩ", nhưng chúng cũng không có hứng thú đi tìm bạn tình và cũng không muốn chăm sóc con non. Ngay cả khi số lượng đàn chuột giảm về mức ban đầu, chúng cũng từ chối sinh sản hoặc giao tiếp với nhau như trước. Toàn bộ cấu trúc xã hội của bầy chuột đã sụp đổ
- Bầy chuột trong khoang nuôi lý tưởng cứ thi nhau chết, cho đến ngày thứ 920 cư dân cuối cùng của "Thiên Đường Chuột" chết nốt, John B.Calhoun đã thử lập lại thí nghiệm này đến 25 lần và mỗi lần đều ra kết quả giống hệt như vậy
Ngày nay có phải chúng ta đang chứng kiến sự tha hóa hành vi của con người. Cuối cùng loài người cũng sẽ tự diệt vong thôi nếu không có cái gọi là "Ý Thức Hệ" bắt buộc đối với xã hội để ngăn chặn sự tha hóa của con người lây lan
![hubspot-banner](../../../assets/images/banner/hubspot-banner-mobile.png)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất