Fashion blog #2 Ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam đang phát triển khá mạnh để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Liệu số lượng các thương hiệu tăng 1 cách chóng mặt ấy sẽ dần trở nên không cảm xúc hay chỉ đơn giản là 1 quan điểm đơn thuần?

Những brand nổi tiếng thì sao?

Về thứ tâm linh, sự thổi hồn vào từng sản phẩm của các ông lớn như Gucci, D&G, Prada,... là điều không thể chối cãi.
Họ đầu tư rất cao về mặt chất xám bên cạnh chất lượng gia công cao cấp của sản phẩm. Tại sao giá của các sản phẩm top tier ấy cao ngất ngưởng? Không đơn thuần về chất lượng, thứ cảm nhận và hóa thân khi sở hữu sản phẩm ấy là sự ưu tiên của những nhà tài phiệt.
Sources: VOGUE magazine
Sources: VOGUE magazine
Bộ sưu tập xuân hè của Gucci 2023 với câu chuyện về sự sinh đôi - nhân bản: “We’re twins, we’re twins, yes sir. I am me, she is she, except when I pretend I’m her. And when we switch, you can’t tell which is which. You don’t know who you’re talking to, because we’re identical, ‘dentical, ‘dentical, identical twins!” tạo ra sự thú vị cho các nhà phê bình thời trang nổi tiếng, cũng là sự độc đáo và cá tính riêng biệt của Alessandro Michele.

Sự " vô hồn " của local brand

Quay trở lại sự vô hồn của local brand, theo cảm nhận cá nhân, tôi không quá coi trọng về những câu chuyện đằng sau những thiết kế (trừ những phiên bản giới hạn hay collaboration), nhất là những brand mới thâm nhập thị trường. Tùy vào giá thành từng sản phẩm mà độ quan trọng của sự "thổi hồn" vào từng thiết kế.
Cũng như so sánh giữa 1 cỗ máy và con người, cỗ máy không nhất thiết phải có tính cách và có hồn, chức năng chính là làm đúng nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu của kẻ ra lệnh. Tất nhiên với 1 con người sẽ có giá trị hơn rất nhiều, có tính cách riêng và từng câu chuyện riêng, và tất nhiên giá thành sẽ đi đôi với chất lượng và giá trị về câu chuyện đằng sau mà nhà thiết kế muốn gửi gắm.

Vậy quan điểm ở tiêu đề lớn là đúng hay sai?

Mọi quan điểm đều tương đối, tích cực ủng hộ thương hiệu nước nhà có thể họ sẽ đủ nguồn lực cho ra các câu chuyện về từng sản phẩm, văn hóa riêng và ảnh hưởng tới đa dạng nhóm khách hàng. Còn nếu nhóm mục tiêu của thương hiệu về Genz, những cá nhân quan trọng tới giá thành sản phẩm thì câu chuyện đằng sau là không quá cần thiết.