1. Bản quyền truyền hình

Các kênh truyền hình nội địa và quốc tế sẽ phải trả một số tiền khổng lồ để có được quyền phát sóng các trận đấu bóng đá. Lấy ví dụ ở Ngoại Hạng Anh - giải đấu hấp dẫn (và đắt giá) nhất hành tinh, mùa giải 2021/2022 vừa qua, tổng số tiền mà 20 đội bóng thu về được lên tới hơn 2.5 tỷ bảng, Đội vô địch Manchester City nhận được khoảng 154 triệu bảng, trong khi đội cán đích ở vị trí cuối cùng, Sheffield United, cũng bỏ túi hơn 90 triệu bảng. Đây cũng là lí do trận đấu play-off thăng hạng của Premier League được coi là một trong những trận đấu đắt giá nhất hành tinh.
Ảnh: FA
Ảnh: FA

2. Các nhà tài trợ

Đây là một trong những nguồn thu lớn nhất của các đội bóng. Các nhãn hàng sẽ phải bỏ tiền để các CLB quảng cáo cho mình. Để có tên và logo của công ty trên áo đấu của Manchester United, Chevrolet đã trả cho quỷ đỏ gần 50 triệu bảng 1 năm. Adidas cũng phải trả hơn 75 triệu bảng/năm để hợp tác phát hành áo đấu của MU.

3. Tiền thưởng từ giải đấu

Các giải đấu trên thế giới có thể chia làm 2 loại: league (giải ở trong 1 nước, theo thể thức tính điểm và xếp hạng), cup (quy mô quốc gia và khu vực, thường là loại trực tiếp). Và, thứ hạng 1 đội bóng đạt được càng cao đồng nghĩa với số tiền họ thu được càng lớn.

4. Thị trường chuyển nhượng

Một câu lạc bộ cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán cầu thủ. Cũng những đội bóng sinh ra chỉ để ươm mầm tài năng và bán với giá cao ngất ngưởng, ví dụ như Borussia Dortmund hay Benfica.

5. Bán vé 

Mỗi CLB trong 1 mùa giải sẽ có 1 số trận nhất định được chơi trên sân nhà. Cổ động viên cả đội nhà lẫn đội khách sẽ mua vé đến sân theo dõi trận đấu. Đây cũng là lí do một số CLB bỏ ra số tiền khổng lồ nâng cấp hay tăng số ghế ở sân.

6. Bán áo đấu và vật phẩm

Đây là một điều khá phổ biến ở nước ngoài nhưng dường như là không ở Việt Nam. Các đội bóng châu Âu thường sở hữu các shop bán đồ chính hãng, nhưng có lẽ người Việt vẫn ưa chuộng áo tự may hơn…
------